Khi tôi du hành ở nhiều nơi, cả ở châu Á và châu Âu, và mọi điều tôi nghe mọi người nói đều là về “việc làm, việc làm và việc làm”. Một chủ đề tuyệt đối chi phối là việc làm là vấn đề số một ở nhiều nước. Một giáo sư ở Đức bảo tôi rằng bất kì cái gì xảy ra ở châu Âu sẽ sớm lan sang các nước khác bởi vì nhiều thanh niên thế đang đối diện với tương lai bất định và thất nghiệp. Nhiều chính phủ đang bắt đầu làm việc về các kế hoạch tạo ra nhiều việc làm hơn.

Tất nhiên, tạo ra việc làm sẽ là điều tuyệt vời và nó giúp cải tiến vấn đề kinh tế mà nhiều nước đang đối diện ngày nay. Nhưng là một nghiên cứu viên về toàn cầu hoá và công nghệ, tôi nghĩ mọi người không nhận ra rằng có nhiều việc làm tốt sẵn có, việc làm không được lấp đầy ở nhiều nước. Tháng trước, khi tôi dạy một xê mi na tại Đức, tôi yêu cầu sinh viên lên trực tuyến và tìm việc làm “công nghệ thông tin”. Họ thấy trên 300,000 bản liệt kê về các công ti đang tìm công nhân có kĩ năng đúng. Được khuyến khích bởi phát hiện này, tôi gọi điện cho bạn bè ở Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ và yêu cầu họ làm cùng điều đó. Tất cả họ đều bảo tôi rằng có hàng trăm nghìn việc làm trong CNTT sẵn có ở nước họ. Điều đó xác nhận tin tức rằng có thiếu hụt đáng kể công nhân có kĩ năng trong công nghiệp CNTT. Điều đáng quan tâm hơn là ở chỗ không phải mọi vị trí để mở đều được liệt kê trực tuyến hay trên báo chí bởi vì một số vị trí mở thực tế không được quảng cáo. Trong trường hợp này, con số thực các vị trí còn mở chờ đợi cho ai đó lấp vào chúng có thể cao hơn nhiều.

Quan điểm của tôi đơn giản là những phàn nàn thông thường về “chúng ta cần nhiều việc làm hơn” che giấu một vấn đề chính: Lỗ hổng đang tăng lên giữa kĩ năng mà công ti cần và điều mọi người có dưới dạng chất lượng. Đây là điểm mà tất cả chúng ta đều cần làm: đề cập tới việc làm tốt hơn. Các chính khách đưa ra hứa hẹn để thắng các cuộc bầu cử dựa trên việc làm mà họ sẽ tạo ra. Các quan chức chính phủ đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân cho việc thiếu việc làm. Các nhà kinh tế nói rằng toàn cầu hoá tạo ra thất nghiệp. Tất cả họ có thể đúng theo cách nhìn riêng của họ. Tuy nhiên, là nhà giáo dục chúng ta cần nhìn vào sự kiện này: Vấn đề nhiều nước đang đối diện ngày nay là việc không có khả năng thay đổi theo công nghệ. Một số nước thay đổi nhanh hơn do đó vấn đề ít nghiêm trọng hơn. Một số nước chậm thay đổi do đó vấn đề bùng nổ khi nó tới như trường hợp của một số nước châu Âu.

Giải pháp là cung cấp đào tạo tốt hơn về “kĩ năng việc làm có giá trị thị trường” cho mọi người. Ngày nay hệ thống giáo dục là “thị trường tự do” không có chiều hướng rõ ràng và không có viễn kiến. Sinh viên có thể lựa chọn bất kì cái gì họ muốn học bất kể liệu những lĩnh vực đó là cần hay không. Một số giáo sư thích dạy một số lĩnh vực không còn được cần nữa vì họ có thể giữ được việc làm của họ. Tất nhiên, sinh viên trẻ không biết cách chọn, hay lựa khu vực nào đó để học tập. Nhiều người sẽ chọn bất kì cái gì dễ dàng để vào học, bất kì cái gì vui vui, bất kì cái gì không yêu cầu nhiều nỗ lực. Đây không phải là lỗi của họ mà là lỗi của chúng ta như các nhà giáo dục vì chúng ta đã không làm tốt việc tư vấn cho họ.

Ngày nay có lỗ hổng trao đổi lớn giữa công nghiệp và đại học. Đây là lúc cả hai bên phải làm việc cùng nhau để khép lại lỗ hổng này. Công nghiệp phải để đại học biết điều họ cần và họ sẵn lòng thuê bao nhiêu công nhân. Đại học phải bước ra khỏi “cảm tính hàn lâm” và hội tụ vào đào tạo các kĩ năng cần thiết để sánh được với những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ đang là nhu cầu của công nghiệp. Đại học và công nghiệp phải là đối tác để giúp cho sinh viên các kĩ năng được cần ở chỗ làm việc. Ngày nay, trên khắp thế giới, các công ti đang dành nhiều thời gian và tiền bạc giữ lại những người tốt nghiệp để bắc cầu kĩ năng được học trong đại học và các yêu cầu được cần trong công nghiệp. Vấn đề này bị làm tồi tệ thêm bởi việc bàng trướng toàn cầu và cạnh tranh giữa các công ti, điều đang tạo ra tập kĩ năng mới mà nhiều sinh viên tốt nghiệp không có năng lực giải quyết.

Một số người có thể bất đồng với gợi ý của tôi vì họ tin giáo dục là chọn lựa mà sinh viên phải làm. Đào tạo hàn lâm là để phát triển “con người toàn bộ”, không phải là công nhân cho công nghiệp. Khái niệm đó có thể đúng trong quá khứ nhưng không còn hợp thức trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Những người hàn lâm không nên duy trì cảm tính rằng sinh viên biết điều họ muốn, chọn điều họ muốn, bởi vì việc làm của nhà giáo dục là dạy học chứ không ảnh hưởng tới chọn lựa của họ. Thời đại đang thay đổi và nhu cầu này là khẩn thiết. Đây không phải là lúc cho thảo luận vì chúng ta tất cả đều đang ngồi trên quả bom nổ chậm và không biết khi nào nó sẽ nổ. Sinh viên là tương lai của xã hội, nếu họ không được đào tạo đúng thì là nhà giáo dục chúng ta không làm việc của mình. Tôi không biện luận để ép buộc bất kì ai học bất kì cái gì. Tôi chỉ khuyến nghị cộng tác giữa công nghiệp và đại học cho tương lai của sinh viên. Chúng ta cần phá vỡ thảo luận “triết lí” về giáo dục và quay lại khái niệm về đào tạo, và đầu tư vào đào tạo bởi vì sinh viên của chúng ta đang hăm hở học cái gì đó mới. Tất cả họ đều muốn có nghề nghiệp tốt để cho họ có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước, tất cả họ đều xứng đáng với tương lai tốt hơn.

—-English version—-

Skills and jobs

As I travelled in several places, both in Asia and Europe, and all I heard people talk about are “Jobs, jobs, and jobs”. It is an absolute dominant theme that job is the number one issue in many countries. A professor in Germany told me that whatever happen in Europe will spread to other countries soon because so many young people are facing uncertain future and unemployment. Many governments are beginning to work on plans to create more jobs.

Of course, creating jobs would be a wonderful thing and it helps improve the economic problems that many countries are facing today. But being a researcher in globalization and technology, I do not think people realize that there are many good jobs available, jobs that go unfilled in many countries. Last month, when I taught a seminar in Germany, I asked my students to go on line and search for “Information technology” jobs. They found over 300,000 listings where companies are looking for the right skilled workers. Encouraged by this finding, I called several friends in France, Spain, Russia, Japan, China, and India and asked them to do the same. They all told me that there were hundred thousands of job in IT available in their countries. It confirmed the news that there is significant shortage of skilled workers in the IT industries. What more interesting is that not all open positions are listed on line or in newspapers because some open positions are not actually advertised. In this case, the real number of open positions waiting for somebody to fill them could be much higher.

My point is simply that the common complain about “we need more jobs” cover up a major problem: The growing gap between the skills companies need and what people have in terms of qualifications. This is the point that we all need to do a better job of addressing. Politicians make promise to win elections based on jobs that they will create. Government officials blame the economic crisis as cause for the lack of jobs. Economist state that globalization create unemployment. They may all correct in their own views. However, as educator we need to look at the fact: The problem that many countries are facing today is the inability to change with technology changes. Some change faster therefore the problem is less severe. Some are slow to change therefore the problem is exploding when it comes as the case of some countries in Europe.

The solution is to provide better training in “marketable job skills” to people. Today education system is a “Free market” with no clear direction and no vision. Students can select whatever they want to study regardless whether those fields of study are needed or not. Some professors would be happy to teach some fields that are no longer needed because they can keep their jobs. Of course, young students do not know how to choose, or select certain areas to study. Many will select whatever easy to get in, whatever fun, whatever that do not require a lot of efforts. This is not their faults but our fault as educators as we did not do a good job in advising them.

Today there is a big communication gap between industry and university. It is about time that both must work together to close this gap. Industry must let university know what they need and how many workers they are willing to hire. University must step out of the “academic sentiment” and focus on training the requisite skills to match the rapid changes in technology being demand by the industry. University and industry must be partners to help students with the skills needed at the workplace. Today, all over the world, companies are spending a lot of time and money retaining graduates to bridge the skills learned in college and the requirements needed in the industry. The problem is compounded by global expansion and competition among companies, which is creating a new set of skills that many graduates are not competent to handle.

Some people may disagree with my suggestion as they believe education is a choice that students should make. Academic training is to develop a “total person”, not workers to the industry. That concept may be right in the past but no longer valid in this fast changing world. Academic people should not maintain the sentiment that students know what they want, choose what they want, because educators’ job is to teach not to influence them in their choices. The time is changing and the need is urgent. This is not the time for discussion as we are all sitting in a time-bomb and do not know when it will exploded. Students are the future of the society, if they are not properly trained than as educators we are not doing our jobs. I do not advocate forcing anyone to study anything. I only recommend collaboration between industry and university for the future of students. We need to break the “philosophy” discussion about education and get back to the concept of training, and investing in education because our students are eager to learn something new. They all want to have a good careers so they can contribute to the prosperity of the country, they all deserve a better future.