Thành công hay thất bại của sinh viên đại học không chỉ phụ thuộc vào quá trình học tập mà còn vào cả việc cố vấn đúng cho sinh viên. Với sinh viên năm đầu, điều này là mấu chốt không chỉ vào lĩnh vực vực học tập nào, môn học nào cần học, chiều hướng nghề nghiệp nào cần đi theo, mà còn về cách “sống sót và làm tốt” trong môi trường dạy học.

Ở Mĩ và một số nước châu Âu, việc định hướng đại học kéo dài một tuần nơi sinh viên nhận được những đào tạo và cố vấn nghề nghiệp “sống còn cho đại học”. Trong tuần này (thường trước khi năm học chính thức bắt đầu) sinh viên mới sẽ nhận được nhiều lời khuyên. Có họp và thảo luận giữa sinh viên mới và sinh viên cũ nơi họ chia sẻ kinh nghiệm và làm bạn. Có những lớp tập huấn giữa các sinh viên và những người từ công nghiệp, nơi sinh viên có thể hỏi các câu hỏi về mục đích nghề nghiệp của họ và cảnh quan thị trường việc làm. Có gặp gỡ giữa gia đình của sinh viên và quan chức nhà trường liên quan tới việc xây dựng quan hệ giữa trường học và gia đình và trả lời bất kì câu hỏi nào mà cha mẹ sinh viên có thể có v.v. Về căn bản, trước khi bắt đầu đại học, nhiều sinh viên được chuẩn bị tốt và sẵn sàng cho thách thức này. Tôi không thấy loại hoạt động cố vấn này ở châu Á, việc định hướng của nhiều đại học kéo dài vài giờ hay một ngày khi trường đón chào sinh viên mới bằng diễn văn từ các quan chức của trường

Phần lớn các trường hàng đầu đặt nhiều nỗ lực vào vào việc cố vấn cho sinh viên. Điều đó được nêu rõ ràng trong sứ mệnh, mục đích, chính sách và thủ tục. Trong những trường hàng đầu này, tỉ lệ giữa sinh viên và giáo sư là rất sát nhau, chẳng hạn 20 sinh viên trên một giáo sư. Tại sao nó như vậy? Bởi vì họ muốn chắc rằng sinh viên của họ nhận được sự chú ý tốt nhất và sẽ thành công. Logic của họ là đơn giản: Sinh viên càng thành công, danh tiếng của trường càng tốt hơn, và sinh viên giỏi nhất sẽ muốn tới đó. Đó là lí do tại sao ở Mĩ phần lớp các trường hàng đầu là trường tư chứ KHÔNG là trường công. Nếu bạn nhìn vào Harvard, Stanford, MIT hay Carnegie Mellon, họ tất cả đều có nhiều người xin vào hơn là họ có thể nhận cho nên điều đó cho phép họ chọn lọc sinh viên giỏi nhất có thể được. Sau khi sinh viên được chấp nhận, có nhiều  điều trường sẽ phải làm để đảm bảo rằng sinh viên của họ sẽ thành công. Sinh viên sẽ được phân công đi cùng một cố vấn học đường về học tập của họ và một cố vấn nghề nghiệp cho việc chuẩn bị của họ để vào lực lượng lao động. Tỉ số giữa sinh viên và giáo sư được giữ tương đối nhỏ để có tương tác tốt hơn, kể cả vài hoạt động hỗ trợ để “nuôi dưỡng” họ để chắc chắn rằng họ sẽ thành công. Có sinh viên giỏi nhất, có đào tạo tốt nhất, có mối quan hệ chặt giữa sinh viên và giáo sư là yếu tố then chốt làm cho các trường này có danh tiếng của họ. Hơn nữa, những trường này cũng giữ mối quan hệ chặt với các sinh viên ngay cả sau khi họ tốt nghiệp. Khi nhiều người làm việc và đi lên trong nghề nghiệp của họ, họ có thể vẫn nhận được lời khuyên từ trường của họ, các giáo sư của họ, và các sinh viên khác đã tốt nghiệp. Đó là lí do tại sao họ chưa bao giờ quên trường của mình và khi họ trở thành người chủ của các công ti, hay người quản lí cấp cao họ bao giờ cũng trở về trường và thuê sinh viên từ trường của họ.

Trong các trường hàng đầu, việc cố vấn cho sinh viên là một trong ba yếu tố then chốt để thừa nhận và thưởng trong quá trình thăng cấp và bổ nhiệm. Về mặt truyền thống, bổ nhiệm được trao cho các giáo sư với nhiều nghiên cứu được xuất bản nhưng mọi sự đã thay đổi bởi vì việc xếp hạng của trường bây giờ hội tụ vào số sinh viên tốt nghiệp và tìm được việc làm có liên quan tới lĩnh vực của họ. Một trường có nhiều nghiên cứu viên có thể KHÔNG là trường sinh viên muốn vào, trừ phi họ muốn theo đuổi bằng Tiến sĩ PhD. Ngày nay, trường hàng đầu được xếp hạng theo tỉ số sinh viên giảng viên khoa (20:1 hay 30:1 là tốt nhất) và trường có kết nối công nghiệp tốt nhất nơi sinh viên có cơ hội việc làm tốt hơn.

Với trường muốn là trường tốt nhất, trường “được thừa nhận quốc tế”, và có tên được liệt kê như xếp hạng trường hàng đầu, câu hỏi của tôi là: Ai chịu trách nhiệm về việc cố vấn ở trường của bạn? Việc cố vấn cho sinh viên có là một nghĩa vụ quan trọng trong trường của bạn không? Việc thăng cấp và lên lương có gắn với nghĩa vụ cố vấn không? Mọi giáo sư và người cố vấn có nhận được cùng thông tin và đào tạo trong cả đại học không? Giáo sư và người cố vấn có hiểu lí thuyết về phát triển sinh viên và có kĩ năng để nói với sinh viên một cách hiệu quả không? Họ có tri thức về thị trường việc làm, nhu cầu công nghiệp để hỗ trợ cho sinh viên trong việc đặt mục đích nghề nghiệp không?

Nhiều giáo sư tin rằng việc làm của họ là dạy còn giúp sinh viên là việc của người cố vấn sinh viên. Điều này là KHÔNG đúng bởi vì cả giáo sư và người cố vấn đều là những người mà sinh viên phụ thuộc vào để giúp đỡ họ. Việc cố vấn sinh viên phải là trách nhiệm của cả hai loại người này và họ phải làm việc cùng nhau để hoàn thành nghĩa vụ này. Cùng nhau họ có thể cố vấn về những kĩ năng học tập quan trọng, cho chiều hướng nghề nghiệp đúng, và làm tăng cơ hội thành công của sinh viên. Là người giáo dục, nếu bạn coi trọng thành công của sinh viên, bạn phải coi trọng việc cố vấn.

—-English version—-

Advising students

The success or failure of college students not only depend on the learning process but also the proper advising of students. For first-year students, this is critical because they require assistance not only in what field to study, what course to take, what career direction to go, but also how to “survive and do well” in college environment.

In the U.S and some European countries, college orientation lasts a week where students receive “college survival” trainings and career advising. In this week (usually before school officially starts) new students will receive many advices. There are meetings and discussions between new students and old students where they share experiences and make friends. There are workshops between students and people from the industry where students can ask questions about their career goals and job market perspectives. There are meetings between students’ family and school officials regarding building relationship between school and family and answer any question that students’ parents may have etc. Basically, before starting college, many students are well prepared and ready for the challenge. I did not see this kind of advising activity in Asia, many  college orientation only lasts few hours or a day as schools welcome new students with speeches from school officials.

Most of the top schools place lot of efforts on the advising of students. It is evidenced in their missions, goals, policy, and procedures. In these top schools, the ratio between students and professors are very close, for example 20 students per one professor. Why is it so? Because they want to make sure that their students receive the best attention and will succeed. Their logic is simple: The more students succeed, the better reputation of the school, and the best students will want to go there. This is why in the U.S. most top schools are private schools NOT state schools. If you look at Harvard, Stanford, MIT or Carnegie Mellon, they all have more applicants than they can accept so it allows them to select the best students possible. After students are accepted, there are many things the school will do to ensure that their students will succeed. Students will be assigned an academic advisor for their study and a career advisor for their preparation to enter the workforce. The ratio between students and professors is kept relatively small for better interactions, including several support activities to “nurture” them to make sure that they will succeed. Having the best students, having best trainings, having strong relationship between students and professors are the key factors that give these schools their reputations. Furthermore, these schools also keep a strong relationship with students even after they graduated. As many are working and moving up in their careers, they can still receive advices from their schools, their professors, and other graduated students. That is why they never forget their schools and when they became owners of companies, or senior managers they always return and hire students from their schools.

In most top schools, advising student is one of three key factors for recognition and rewarded through the promotion and tenure process. Traditionally, tenure was given to professors with more published research but things has changed because the ranking of school is now focus on the number of students graduated and find jobs related to their fields. A school that has a lot of researches may NOT be the school that students want to go to, unless they want to pursue PhDs. degrees. Today, top school is ranked on the students faculty ratio (20:1 or 30:1 is the best) and schools with best industry connection where students get better job opportunity.

For the school that want to be the best, the “international recognized” school, and have the name listed at the top schools ranking. My questions are: Who is responsible for the advising at your school? Is advising students an important duty in your school? Do promotions and raise in salary tie to the advising duty? Do all professors and advisors receive the same information and training across the university? Do professors and advisor understand theories of student development and have the skills to talk with students effectively? Do they have the knowledge about the job market, the industry needs to assist students in setting their career goals?

Many professors believe that their job is to teach and helping students is the job of student advisors. This is NOT correct because both professors and advisors are people that students depend on to help them. Advising students must be the responsibilities of both and they must work together to fulfill this duty. Together they can advise on important study skills, give proper career direction, and increase students chances of success. As an educator, if you value student success, you must value advising.