22 Apr, 2021
Khuyến khích sinh viên đọc
Một trong những nhược điểm của nhiều sinh viên ngày nay là họ không thích đọc.
Khi họ phải đọc cái gì đó, họ chỉ xem lướt qua nó thay vì tập trung vào tài liệu và điều đó giải thích tại sao tri thức của một số sinh viên là nông cạn, không đủ sâu để giải quyết các vấn đề kĩ thuật. Nhiều sinh viên chỉ đọc điều được trường yêu cầu và không đọc thêm cho nên tri thức của họ bị giới hạn vào lí thuyết hàn lâm nhưng không đủ thực hành để đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp. Không có tri thức đúng hay hiểu xu hướng công nghệ, nhiều người có thể không biết cái gì đang diễn ra trong thị trường việc làm, kĩ năng nào được cần, và họ phải làm gì để làm mạnh cho cơ hội nghề nghiệp của họ. Để khuyến khích họ đọc và phát triển thói quen đọc tốt, tôi thường cho bài đọc trong mọi lớp của tôi.
Với sinh viên năm thứ nhất, tôi khuyến khích họ đọc bất kì cái gì họ có thể tìm được và chia sẻ chúng với bạn cùng lớp. Trước mỗi giờ lên lớp, sinh viên phải hoàn thành việc đọc ngắn về bất kì chủ đề công nghệ nào mà họ tìm được trên Internet. Trong lớp, tôi lựa chọn ngẫu nhiên hai sinh viên để chia sẻ cho lớp về điều họ đã đọc. Họ phải nói lại cho lớp chỗ họ đã tìm ra tài liệu; cách họ đọc tài liệu; và cái gì họ nghĩ là quan trọng trong việc đọc. Điều này sẽ buộc mọi sinh viên đọc tài liệu cẩn thận và hiểu rõ nó. Vì tôi lựa chọn sinh viên một cách ngẫu nhiên, cả lớp phải đọc cái gì đó vì họ không biết tôi sẽ chọn ai. Tôi khuyến khích sinh viên lắng nghe việc trình bày và đi tới câu hỏi. Hoạt động này khuyến khích sinh viên thăm dò công nghệ bên ngoài điều họ học ở trường. Nó cũng giúp phát triển kĩ năng trình bày của sinh viên, kĩ năng lắng nghe, và kĩ năng trao đổi khi họ thảo luận với nhau về tài liệu. Bằng việc tham gia vào trong bài tập này, sinh viên học nhiều hơn về tầm quan trọng của việc đọc và học bên ngoài điều nhà trường yêu cầu.
Với sinh viên năm thứ hai, tôi yêu cầu rằng họ đọc cái gì đó có liên quan tới tài liệu của lớp mà họ thấy trên internet để cho chủ điểm được làm hẹp lại về chủ đề trên lớp đặc biệt. Bài tập này sẽ buộc họ phải đi sâu hơn là đi rộng. Việc trình bày phải có dạng “nửa chính thức” với bài trình bày năm trang slide cho nên sinh viên cũng học nhiều về kĩ năng trình bày. Khi môn học tiến triển và các hoạt động tăng trưởng nhiều thách thức hơn, sinh viên sẽ phát triển cả kĩ năng mềm (kĩ năng trình bày, kĩ năng nói trước công chúng v.v.), cũng như khả năng đọc tài liệu cẩn thận để thành công trong cuộc sống.
Với sinh viên năm thứ ba, thảo luận trên lớp trở nên chính thức với bài đọc hàng tuần. Tôi lựa chọn điều họ phải đọc cũng như chủ điểm họ phải biết và sinh viên làm việc theo tổ 4 người. Họ phải tới lớp đã làm xong bài đọc và sẵn sàng trình bày. Tôi lựa chọn một tổ một cách ngẫu niên và cho họ 20-30 phút để lãnh đạo thảo luận lớp. Trong bài tập này từng tổ có bốn vai trò: Người dẫn, Người nêu điểm then chốt, Người kết nối công nghiệp, và Người báo cáo. Các thành viên tổ giả định giữ một trong những vai trò này trong từng thảo luận. Người dẫn tới với việc chuẩn bị các câu hỏi để dùng hướng dẫn thảo luận lớp. Người nêu điểm them chốt đưa ra các ý tưởng quan trọng trong bài đọc mà người đó thấy thú vị và tóm tắt những điểm này cho lớp. Người kết nối công nghiệp làm kết nối giữa việc đọc tài liệu và nhu cầu công nghệ công nghiệp và cách họ có thể dùng chúng để đáp ứng cho nhu cầu của họ. Người báo cáo tóm tắt thảo luận của nhóm, kể cả các khu vực còn lẫn lộn và các ý tưởng họ thấy là thú vị. Trong bài tập này, sinh viên học thảo luận các vấn đề kĩ thuật, giải quyết vấn đề cũng như tường thuật lại tài liệu đọc với cách chúng được dùng trong công nghiệp.
Trong trên hai mươi năm giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn sinh viên đáp ứng tích cực với phương pháp này nơi họ học kĩ năng mềm cũng như mở rộng tri thức kĩ thuật của họ. Nhiều người bảo tôi rằng họ phát triển thói quen đọc rất tốt ngay cả sau khi họ tốt nghiệp và làm việc trong công nghiệp. Trong thế giới thay đổi nhanh này, việc học liên tục là quan trọng và cách tốt nhất để học những điều mới là có thói quen đọc tốt.
—-English version—-
Encourage students to read
One of the weaknesses of many students today is they do not like to read. When they have to read something, they just glancing through it rather than focus on the materials and that may explain why some students’ knowledge is shallow, not deep enough to solve technical problems. Many students only read what is required by the school and nothing more so their knowledge is limited to academic theories but not practical enough to meet the needs of the industry. Without proper knowledge or understand technology trends, many may not know what is going on in the job market, what skills are needed, and what should they do to strengthen their career opportunity. To encourage them to read and develop good reading habit, I often give reading assignments in all of my classes.
For first year students, I encourage them to read whatever they can find and share them with their classmates. Before each class, students must complete a short reading on any technology topic that they found on the Internet. In class, I randomly select two students to share with the class on what they have read. They must tell the class where they found the material; how they read the material; and what they think was important in the reading. This will force all students to read the material carefully and understand it well. Since I select students randomly, the whole class must read something as they do not know who I will select. I encourage students to listen to the presentation and come up with questions. This activity encourages students to explore technology beyond what they learn in school. It also helps develop students’ presentation skills, listening skills, and communication skills when they are discussing with one another about the materials. By participating in this exercise, students learn more about the importance of reading and learning beyond what the school required.
For second year students, I require that they read something relates to class materials that they found on the internet so the topic is narrowed down to particular class subjects. This exercise will force them to go deep rather than broad. The presentation has to be “semiformal” with five pages slide presentation so students also learn more about presentation skills. As the course progresses and activities grow more challenging, students will develop both soft-skills (Presentation skills, public speaking etc.), as well as the ability to read materials carefully to be successful in life.
For third year students, the class discussion is getting formal with weekly readings assignments. I select what they must read as well as the topics that they must know and students are working in team of 4 people. They must come to class having done the readings and ready to present. I select a team randomly and give them 20-30 minutes to lead the class discussions. In this assignment each team is having four roles: The Facilitator, the Key pointer, the Industry connector, and the Reporter. Team members assume one of these roles in each discussion. The facilitator comes prepared with questions that he uses to facilitate the class discussion. The key pointer raises important ideas in the reading that he finds interesting and summarizes these points for the class. The Industry connector makes connections between the reading materials and industry technology needs and how they could use them to meet their needs. The reporter summarizes the group’s discussion, including areas of confusion and ideas they found interesting. In this exercise, students learn to discuss technical issues, solve problems as well as relate reading materials with how they are used in the industry.
For over twenty years of teaching, I found that most student responses positively to this method where they learn soft-skills as well as broaden their technical knowledge. Many told me that they develop very good reading habit even after they graduated and work in the industry. In this fast changing world, continuous learning is important and the best way to learn new things is to have good reading habit.