Ngày nay vấn đề số một cho mọi chính phủ là thất nghiệp, đặc biệt trong các thanh niên từ 15 tới 30 tuổi. Theo một khảo cứu mới, thanh niên có thể bị thất nghiệp cao gấp ba tới bốn lần cho một thời gian dài. Vào thời gian này, trên 75 triệu thanh niên trên toàn thế giới đang đi tìm việc làm. Vậy mà đồng thời, có nhiều người lớn cũng bị mất việc làm do kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính và tác động của toàn cầu hoá. Khảo cứu này thấy rằng thất nghiệp đã tăng lên quãng 210 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2012 và có thể tiếp tục trong vài năm nữa. Với gần 300 triệu người thất nghiệp cần việc làm, nhiều nước đang tuyệt vọng không có giải pháp ngắn hạn.

Hiện thời, trên khắp châu Âu và Trung Đông, thanh niên đang phản đối đòi cuộc sống tốt hơn và nhiều chính phủ lâm vào khủng hoảng. Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Italy đã đạt tới quãng 59% số thất nghiệp thanh niên và điều này còn đang lan rộng sang các nước khác. Ngay cả các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, các nước đã thoát cuộc khủng hoảng tài chính vài năm trước, bắt đầu thấy kinh tế của họ đang nhắm tới thất nghiệp cao hơn. Với toàn cầu hoá, một biến cố ở một chỗ sẽ tác động tới các nước láng giềng, và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Khi các nước châu Âu đang trong khủng hoảng, mọi người dừng mua sắm, khi các doanh nghiệp đứng tĩnh lặng, nhập khẩu bị hạn chế điều tác động lên xuất khẩu từ các nước khác. Khi xuất khẩu, yếu tố tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc suy giảm, nhiều cơ xưởng đóng cửa và công nhân mất việc làm. Hiện tượng này đang lan rộng nhanh chóng sang các nước lân bang và tác động lên mọi thứ. Một nhà phân tích Phố Wall dự báo: “Trong thế giới được kết nối này, không nước nào thoát được suy sụp kinh tế này. Có cảm giác tuyệt vọng trong thanh niên ở mọi nơi vì thế hệ của họ sẽ không bao giờ có khả năng sống như bố mẹ họ. Sẽ có ít việc làm hơn nhiều dành cho quá nhiều người và cạnh tranh việc làm sẽ trở nên dữ dội.”

Mặc cho thất nghiệp cao ở mọi nơi, nhiều ngành công nghiệp tiếp tục có thiếu hụt công nhân có kĩ năng. Khảo cứu này thấy trên 67% công ti công nghệ không thể tìm được đủ công nhân. Một người chủ phần mềm nói với báo chí: “Chúng tôi sẽ thuê bất kì ai, từ bất kì chỗ nào, những người có kĩ năng mà chúng tôi cần. Chúng tôi phái người quản lí đi khắp thế giới để tìm các công nhân có kĩ năng nhưng chỉ thuê được không đầy 20% điều chúng tôi cần.” Khi các nước đang vật lộn để tạo ra việc làm cho người của họ, câu hỏi là tại sao người lãnh đạo KHÔNG làm cái gì đó về nhu cầu này?”

Câu hỏi này có thể là đơn giản nhưng câu trả lời lại không đơn giản. Theo khảo cứu này, nhiều người lãnh đạo chính phủ không hiểu tác động đầy đủ của toàn cầu hoá để đối phó với nó. Nhiều người chỉ phản ứng khi mọi sự xảy ra nhưng không lập kế hoạch một cách dự ứng cho tương lai, vì nhiệm kì của họ trong chính phủ bị giới hạn nhưng giải pháp yêu cầu thời gian dài hơn nhiều. Chẳng hạn, để giải quyết vấn đề này, họ phải đầu tư vào giáo dục, đặc biệt vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) vào lúc mà họ không có tiền. (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy phải vay tiền từ Liên hiệp châu Âu). Yếu tố khác là cải tiến giáo dục, họ phải bắt đầu bằng các thầy giáo có chất lượng, điều yêu cầu nhiều năm đào tạo vào lúc họ muốn giải pháp nhanh chóng để thắng cử. Nhiều người đưa ra hứa hẹn nhưng biết rằng họ sẽ không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu này trong nhiệm kì của họ.

Cho nên điều đó thực sự tuỳ thuộc vào thanh niên ra quyết định riêng của họ về cách sống sót qua thảm hoạ toàn cầu này. Theo khảo cứu này, thanh niên, đặc biệt sinh viên đại học, phải hiểu rằng hoặc họ thu được kĩ năng mà họ cần để có được việc làm hoặc vẫn còn thất nghiệp. Tác giả này kết luận: “Tương lai của họ phụ thuộc vào sáng kiến riêng của họ. Với Internet, họ có thể truy nhập vào các websites để đi theo xu hướng công nghệ rồi đi vào các websites dạy bài học để học kĩ năng mới. Có Các môn học trực tuyến mở cho quần chúng (MOOC), được cung cấp bởi các đại học hàng đầu, nơi cung cấp các đào tạo cho bất kì ai muốn học mà không phải trả tiền gì. Điều đó là tuỳ ở họ quyết định tương lai của họ trong thế giới cạnh tranh này.”

Câu hỏi là: Bao nhiêu thanh niên biết về điều này? Bao nhiêu thanh niên làm điều đó? Bao nhiêu người thậm chí biết rằng các cơ hội này tồn tại? Bao nhiêu người đang dùng Internet để học và chuẩn bị cho tương lai của họ? Và bao nhiêu người đang dùng nó cho giải trí riêng của họ và phí hoài thời gian vào trò chơi máy tính và các website nội dung xấu?

—-English version—-

The new global crisis

Today the number one problem for every government is unemployment, especially among young people from 15 to 30 year-old. According to a new study, young people are three to four time likely to be unemployed for a long time. At this time, over 75 million young people worldwide are looking for a job. Yet at the same time, there are many adults who also lost their jobs as the result of the financial crisis and the impact of globalization. The study found that unemployment has increased to about 210 million people worldwide in 2012 and could continue in the next few years. With nearly 300 million unemployed people needing jobs, many countries are getting desperate with no near-term solution.

Currently, all over Europe and the Middle East, young people are protesting demand better living and several governments are in a crisis. Greece, Spain, Portugal, and Italy already reached about 59% of youth unemployment and it is spreading to other countries. Even countries like India and China, who escaped the financial crisis few years ago, begin to see their economies are heading toward higher unemployment. With globalization, an event in one place will impact neighbor countries, and soon spread to the whole world. As European countries are in a crisis, people stop buying, as businesses stand still, imports are restricted which impacts exports from other countries. When exports, the factor of economic growth in China decreases, many factories shut down and workers lose their jobs. This phenomenon is spreading rapidly to nearby countries and impacts everything. One Wall Street analyst predicts: “In this connected world, no country could escape this economic downturn. There is a sense of desperation among young people everywhere as their generation will never be able to live like their parents. There will be much fewer jobs for too many people and competition for jobs will get fierce.”

Despite high unemployment everywhere, several industries continue to have a shortage of skilled workers. The study found over 67% of technology companies could not find enough workers. A software owner told the newspapers: “We would hire anybody, from anywhere who has the skills that we need. We send our managers all over the world to find skilled workers but only hire less than 20% of what we need.” As countries struggle to create jobs for their people, the question is why do leaders NOT doing something about this need?

The question maybe simple but the answer is not. According to the study, many government leaders do not understand the full impact of globalization to deal with it. Many only react when things happen but not proactively plan for the future, as their terms in government is limited but the solution requires much longer time. For example, to solve this problem, they must invest in education, especially in science, technology, engineering and math (STEM) fields at the time when they do not have money. (Greece, Spain, Portugal, and Italy have to borrow money from the European Union). Another factor is to improve education, they must start with qualified teachers, which requires many years of training at the time where they want a quick solution to win elections. Many make promises but knowing that they will not be able to solve this global crisis during their terms.

So it is really depending on the young people to make their own decision on how to survive this global disaster. According to the study, young people, especially college students, must understand that either they acquire the skills that they need to get good jobs or remain unemployed. The author concluded: “Their future depends on their own initiative. With the Internet, they can access websites to follow technology trends then go to tutorial websites to learn new skills. There are Massive Open Online Courses (MOOC), provided by top universities, that provide trainings to anyone who want to learn without paying anything. It is up to them to determine their future in this competitive world.”

The questions are: How many young people know about this? How many young people are doing that? How many even know that these opportunities exist? How many are using the Internet to learn and prepare for their future? And how many are using it for their own entertainments and wasting times in computer games and bad-content websites?