Trong nền kinh tế toàn cầu này, các nhà doanh nghiệp là tài sản quốc gia cần được khuyến khích và nâng lên cao. Khởi nghiệp không phải là khái niệm mới, nó cổ như bản thân doanh nghiệp nhưng trong quá khứ nó đã được dựa trên kĩ năng cá nhân để tạo ra giầu có và mọi người thường coi nó như ‘may mắn” thay vì “khoa học”.

Ngày nay khởi nghiệp gần như được liên kết với phát kiến công nghệ vì nó có tác động lớn hơn lên doanh nghiệp và nền kinh tế. Các công ti khởi nghiệp đã được các nhà doanh nghiệp tạo ra, dưới dạng các sản phẩm và dịch vụ mới, thường làm phát sinh giầu có sung túc, nhiều việc làm được trả lương cao, điều tạo ra tác động khổng lồ trong kinh tế. Những phát kiến mới có thể kích thích nhiều công ti khởi nghiệp gây tác động lên nhiều doanh nghiệp hơn và thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều hơn. Không ai nghĩ các sản phẩm bán dẫn được xây dựng trong ga ra của ông Hewlett đã bắt đầu cuộc cách mạng điện tử và làm thay đổi một thành phố nhỏ của San Jose thành Thung lũng Silicon. Không ai nghĩ rằng một máy tính cá nhân nhỏ được lắp trong ga ra của bố Steve Jobs sẽ bắt đầu cuộc cách mạng máy tính và đã biến đổi Thung lũng Silicon thành trung tâm của phát kiến. Không ai nghĩ một phần mềm nhỏ được xây dựng trong tầng hầm của bố Bill Gates sẽ bắt đầu cuộc cách mạng phần mềm vẫn còn kéo dài tới ngày nay. Cùng nhau những phát kiến này đã tạo ra hàng triệu việc làm được trả lương cao, sự giầu có sung túc cho các nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Mĩ.

Phong trào khởi nghiệp không bị giới hạn ở Mĩ mà lan rộng trên khắp thế giới. Chẳng hạn vào cuối những năm 1990, vài người chủ công ti CNTT nhỏ đã thành lập nên nền công nghiệp CNTT Ấn Độ để hỗ trợ cho vấn đề Y2K. Vào thời đó nhóm này chỉ có vài trăm người lập trình nhưng nó đã tăng trưởng thành vài nghìn người trong vài năm và ngày nay nó có hàng triệu người phát triển phần mềm. Trong không đầy hai mươi năm, ngành công nghiệp này đã tăng tốc phạm vi của nó và đã bành trướng thành một trung tâm toàn cầu về Công nghệ thông tin với vài triệu công nhân được trả lương cao; trên bốn trăm triệu phú, và vài tỉ phú. Việc đáng ngạc nhiên nhất là họ đã làm điều đó mà không có sự hỗ trợ nào từ chính phủ.

Năm 1994, tôi đã tới Bangalore, Ấn Độ và nó là một thị trấn nhỏ chỉ với vài toà nhà. Nhưng năm 2014 khi tôi quay lại, thị trấn đó đã sôi động như Chicago hay New York. Các doanh nghiệp như các trung tâm vận hành trả lời điện thoại, bảo trì mạng, và tính toán mây cũng như các nhà cung cấp phần cứng nở hoa khắp nơi. Hàng trăm học viện giáo dục cung cấp đào tạo cho hàng triệu công nhân CNTT về những việc làm tốt hơn, trả lương cao. Bạn tôi giải thích: “Dân số tăng lên nhanh chóng vì thanh niên từ khắp Ấn Độ đổ tới đây để được đào tạo trong CNTT như cách tốt nhất để cải thiện cuộc sống của họ. Họ bắt đầu như người kiểm thử, người lập trình nhưng nhanh chóng học đủ để đi lên các vị trí tốt hơn. Tất cả họ đều làm việc rất chăm chỉ vì tất cả họ đều biết rằng cánh cửa cơ hội chỉ mở trong một thời gian ngắn và đây là lúc.”

Có khác biệt giữa nhà doanh nghiệp “kiểu cổ” và nhà doanh nghiệp “công nghệ” mặc dầu cả hai đều làm phát sinh giầu có. Nhà doanh nghiệp “kiểu cổ” bắt đầu phần lớn trên những doanh nghiệp hiện có; nó chỉ tăng trưởng tới kích cỡ nào đó rồi vẫn còn bị giới hạn vào thị trường hiện có. Chẳng hạn, các nhà doanh nghiệp có thể mở tiệm cà phê, nhà hàng, hay cửa hàng bán lẻ và làm tốt nhưng thu nhập của họ bị giới hạn vào kích cỡ của cửa hàng và nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên các nhà doanh nghiệp “công nghệ” tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, nhiều thứ chưa bao giờ tồn tại trước đây, và những cung cấp mới này mở ra thị trường mới với sự giầu có vô giới hạn cho người sáng tạo, công nhân của họ, cũng như nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, có nhiều công nhân hơn với việc kiếm sống cao hơn cũng đóng góp lớn cho kinh tế địa phương vì một việc làm trong CNTT có thể giúp hỗ trợ cho tám nghề phi CNTT. Qua tri thức và kĩ năng công nghệ của họ, việc tạo ra các công ti khởi nghiệp không còn là “may mắn” mà là “khoa học” điều có nghĩa là nó có thể được dạy, thực hành, và tái tạo ở đâu đó khác.

Chẳng hạn, điện thoại thông minh và các app của chúng đã làm cách mạng hoá các công ti khởi nghiệp trên khắp thế giới. Ngày nay những người phát triển có thể tạo ra app riêng của họ, bán nó trong cửa hành App và làm ra tiền. Trong thế giới được kết nối này, thị trường không còn bị giới hạn vào trong thị trường địa phương mà bành trướng vào thị trường toàn cầu. Ngày nay phát kiến công nghệ không chỉ dành riêng cho các nước đã phát triển mà có thể được tạo ra ở bất kì đâu. Tôi đã thấy nhiều công ti khởi nghiệp ở Ấn Độ, Trung Quốc và châu Phi và con số này đang tăng lên nhanh chóng. Như một khoa học, việc bắt đầu một công ti là tương đối dễ dàng; nó không yêu cầu nhiều vốn hay không gian vật lí. Thị trường ảo là rộng mở cho bất kì ai và thương mại điện tử đang tăng trưởng nhanh chóng với trên vài triệu cửa hàng ảo và có tác động sâu sắc lên nền kinh tế của nhiều nước.

Tương tác của khởi nghiệp và phát triển kinh tế đã chứng tỏ là công thức thành công cho nhiều nước. Khởi nghiệp không yêu cầu nhiều vốn nhưng nó có yêu cầu tri thức và đào tạo đúng. Điều đó có nghĩa là để thành công; đất nước phải đầu tư vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Có chính sách mạnh để thúc đẩy, nuôi dưỡng khởi nghiệp sẽ dứt khoát làm nảy sinh tác động tích cực lên kinh tế và xã hội.

—English version—

Enterpreneurship

In this global economy, entrepreneurs are national assets to be encouraged and promoted. Entrepreneurship is not a new concept, it is as old as business itself but in the past it was based on individual’s skills to create wealth and people often considered it as “luck” rather than “science”.

Today entrepreneurship is mostly associated with technology innovations as it has larger impact on business and the economy. Startups created by entrepreneurs, in the form of new products and services, often result in significant wealth, many high paying jobs which produce huge impact in the economy. New innovations can stimulate more startups that impact more businesses and promote more economic development. Nobody would expect semiconductor products built in the garage of Mr. Hewlett started the electronic revolution and changed the small town of San Jose into the Silicon Valley. Nobody would expect that a small personal computer built in the garage of Steve Jobs’ father would start the computer revolution and transformed Silicon Valley into the center of innovation. Nobody would expect small software built in the basement of Bill Gates’ father would start the software revolution that still last until today. Together these innovations have created million high paying jobs, significant wealth for the entrepreneurs and the U.S economy.

The entrepreneurship movement is not limited to the U.S. but spreading all over the world. For example in the late 1990s, a few small IT company owners founded the Indian IT industry to support the Y2K issues. At that time the group only had few hundred programmers but it grew into thousands in few years and today it has millions of software developers. In less than twenty years, the industry accelerated its domain and expanded it into a global center of Information Technology with several million high paid workers; over four hundred millionaires, and seven billionaires. The most amazing thing is they did it without any support from government.

In 1994, I went to Bangalore, India and it was a small town with only few buildings. But in 2014 when I went back, the town was as vibrant as Chicago or New York. Businesses like call center operations, network maintenance, and cloud computing as well as hardware providers flourish all over the place. Hundreds of education institutes provide trainings for millions of IT workers for better, high-paying jobs. My friend explains: “The population is increasing fast as young people from all over India came here to get trained in IT as a best way to improve their lives. They start as testers, programmers but quickly learn enough to move up to better positions. They all work very hard because they all know that the door of opportunity only opens for a short time and this is the time.”

There is a difference between “Old style” entrepreneur and “Technology” entrepreneur although both generate wealth. “Old style” entrepreneurs start mostly on existing businesses; it only grows to certain size then remains confined to existing markets. For example, entrepreneurs can open coffee shops, restaurants, or retail shops and do well but their income is limited to the size of the store and the market needs. However “technology” entrepreneurs create new products and services, many never exist before, and these new offerings open new markets with unlimited wealth for the creators, their workers, as well as the local economy. Additionally, having more workers with higher earnings contribute significantly to the local economy as one job in IT can help support eight more non IT jobs. Through their technology knowledge and skills, creating startups is no longer “Luck” but a “science” which means it can be taught, practices, and replicate elsewhere.

For example, smartphones and their apps have revolutionized startups all over the world. Today developers can create their own app, sell it in App store and making money. In this connected world, the market is no longer confined in local market but expanding into global market. Today technology innovations are not exclusive to developed countries but can be created anywhere. I have seen many startups in India, China, and Africa and the number is increasing fast. As a science, starting a company is relative easy; it does not require a lot of capital or physical space. The virtual market is wide open for anyone and e-commerce is growing fast with over millions of virtual stores and has profound impacts on many countries’ economy.

The interaction of entrepreneurship and economic development has proved to be a successful formula for many countries. Entrepreneurship does not require a lot of capital but it does require knowledge and proper training. That means in order to succeed; the country must invest in education system, especially in science, technology, engineering and math (STEM). Having strong policy to promote, nurture entrepreneurship will definitely result in a positive impact on economy and society.