01 Feb, 2021
Khoán ngoài CNTT
Cidek Abrahim, một giáo sư thỉnh giảng từ Thổ Nhĩ Kì hỏi tôi: “Tôi biết rằng dẫn lái then chốt của tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ là các công ti phần mềm như TCS, Infosys, Wipro, và Mahindra. Tôi cũng biết rằng thành công của họ dựa trên chi phí thấp. Điều tôi không biết là làm sao một nước nghèo như Ấn Độ có thể cạnh tranh được trong khu vực công nghệ cao và thành công? Làm sao một nước, với nhiều người nghèo thế có thể tạo ra nhiều kĩ sư phần mềm vậy? Và tại sao các nước khác như Philippines, Trung Quốc, và Nga lại không có khả năng tái tạo điều Ấn Độ đã làm?
Tôi bảo ông ấy: “Câu chuyện bắt đầu năm 1985 khi các công ti như Motorola, Texas Instrument, HP và Intel v.v. tới Ấn Độ để mở cơ xưởng của họ để tận dụng lao động chi phí thấp ở Ấn Độ. Vào lúc đó, Ấn Độ có một số kĩ sư có kĩ năng cao tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT). Các công ti Mĩ nhận ra tài năng của họ và thuê họ. Khi phần mềm Y2K trở thành vấn đề chính cần được sửa, hầu hết các kĩ sư phần mềm Mĩ và châu Âu không muốn làm việc trên công nghệ máy tính lớn lạc hậu. Một số kĩ sư Ấn Độ sẵn lòng học tập và hỗ trợ cho hoạt động này và điều đó khuyến khích nhiều sinh viên Ấn Độ học phần mềm để có việc làm tốt hơn, lương tốt hơn và cơ hội đi làm việc ở Mĩ. Tất nhiên, sau Y2K, nhiều công ti Mĩ và châu Âu nhận ra tiềm năng của kĩ năng cao và lương thấp hơn của các kĩ sư này và xu hướng khoán ngoài CNTT bắt đầu phát triển. Nhiều nhà doanh nghiệp Ấn Độ thấy cơ hội và nắm lấy nó và điều đó bắt đầu nền công nghiệp làm khoán ngoài CNTT. Trong vòng vài năm ngắn ngủi, công nghiệp phần mềm trở thành chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Ưu thế của Ấn Độ đối với các nước khác là Ấn Độ có thể kết nối với các nước phương tây qua ngôn ngữ chung: tiếng Anh.”
Cidek hỏi: “Nhưng Philippines cũng có số lớn người dân nói tiếng Anh tốt. Sao Ấn Độ thành công thế trong khi Philippines không thành công?”
Tôi bảo ông ấy: “Khác biệt có thể được qui cho hệ thống giáo dục. Mặc dầu hệ thống giáo dục Ấn Độ nằm dưới chỉ đạo của chính quyền trung ương nhưng chính quyền địa phương có kiểm soát riêng của họ ở khu vực địa phương. Ở bang Karnataka, có thủ đô là Bangalore, chính quyền địa phương cho phép các đại học tư được hoạt động. Các đại học tư này không phải tuân theo hướng dẫn của chính phủ về chương trình đào tạo. Nhiều trường đã có cấp phép của các đại học Mĩ và Anh để dùng chương trình đào tạo CNTT của họ, điều này cho kết quả ở sinh viên tốt nghiệp CNTT có kĩ năng cao. Triển vọng của việc kiếm được lương tốt qua bằng cấp CNTT đã hấp dẫn nhiều sinh viên vào khu vực này. Trong những ngày đầu của làm khoán ngoài CNTT, nhiều sinh viên tốt nghiệp đi sang các nước phương tây như Mĩ, và Anh để làm việc. Họ không có vấn đề gì về việc khớp vào đó. Điều họ đã học trong trường của họ là hệt như điều người phát triển phần mềm ở Microsoft, Oracles, Google đã học. Họ dùng cùng kĩ thuật, cùng phương pháp, cùng công cụ, và cùng công nghệ cho nên họ xây dựng nên ấn tượng tốt cho các công ti phương tây. Danh tiếng này lan rộng nhanh chóng làm lẩy cò nhiều công ti khoán ngoài công việc cho Ấn Độ.”
Cidek hỏi: “Nhưng chính phủ Ấn Độ cũng đã ban hành chính sách đặc biệt để kích thích phát kiến. Họ đã thông qua luật để tạo ra công viên công nghệ cao, cho giảm thuế cho công ti CNTT, hỗ trợ cho nghiên cứu, khuyến khích các khu vực đặc biệt để tăng trưởng nữa.”
Tôi giải thích: “Vâng, những điều này là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên, các nước khác cũng đã làm điều đó. Trung Quốc có công viên công nghệ tốt hơn, khuyến khích thuế tốt hơn, vận tải tốt hơn và hỗ trợ của chính phủ nhiều hơn nhưng vẫn không có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ. Theo nghiên cứu của tôi, điều thực sự thành vấn đề là bốn yếu tố cơ bản: nguồn cung cấp tốt lực lượng lao động có kĩ năng cao, kết nối băng rộng tốt với thế giới bên ngoài, dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính, và chính quyền địa phương hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp để bắt đầu công ti riêng của họ. Nhiều người bạn Ấn Độ bảo tôi rằng lần đầu tiên ở Ấn Độ, của cải được tạo ra theo cách lương thiện. Doanh nghiệp CNTT được tạo ra bởi tài năng và kĩ năng, không bởi kết nối hay tham nhũng. Công nghiệp CNTT đã tạo ra vài triệu việc làm, nó là ngành công nghiệp sạch, nó giúp cho nhiều người với “gần như không có gì” trở thành triệu phú và tỉ phú. Nó cho phép sinh viên Ấn Độ nghèo biết rằng với giáo dục tốt, họ có thể thay đổi cuộc đời của họ và cuộc đời của những người khác nữa. Những thành công này đem tới nhiều kích động và tin tưởng cho một nước rất nghèo và khuyến khích nhiều người học phần mềm. Đó là lí do tại sao Ấn Độ có nhiều kĩ sư phần mềm và việc làm phần mềm được ngưỡng mộ bởi nhiều người Ấn Độ như một nghề cao quí và như cách tốt nhất để đạt tới thịnh vượng kinh tế.”
Cidek hỏi: “Tại sao các nước như Nga, Trung Quốc cũng có hệ thống giáo dục tốt mà không thể tái tạo được thành công của Ấn Độ? Cái gì giữ họ lại?”
Tôi đáp: “Nga có hệ thống giáo dục rất tốt và có các kĩ sư giỏi nhưng chi phí của họ cao hơn nhiều. Trung Quốc đang tập trung nhiều vào chế tạo. Cả hai nước này đã không nhìn một cách nghiêm chỉnh vào phần mềm như một kinh doanh có lời cao và là dẫn lái kinh tế mãi tới gần đây. Nó cho phép Ấn Độ thâu tóm thị trường và định vị bản thân nó như điểm đến cho việc làm khoán ngoài.”
Cidek hỏi: “Vậy thì quá trễ hay không có khả năng cho nước khác đi vào thị trường này sao?
Tôi bảo ông ấy: “Không, không quá trễ đâu. Với toàn cầu hoá, mọi sự thay đổi rất nhanh chóng nếu ông biết cách nắm lấy cơ hội. Ngày nay khi kinh doanh toàn cầu bắt đầu phục hồi, các công ti CNTT Ấn Độ đang chiến đấu để giữ lại nhân viên của họ vì họ không có đủ công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu cao. Khi nhiều công ti Ấn Độ đang thuê người, nhiều nhân viên đang ra đi tìm việc làm tốt hơn và lương tốt hơn. Việc tiêu hao sinh lực đã đạt tới điểm găng trên 32% trong vài tháng qua. Tỉ lệ tiêu hao cao hơn nghĩa là các công ti phải chi nhiều tiền hơn để giữ nhân viên của họ, ngăn cản họ khỏi đi làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Cách duy nhất để giữ họ là cho họ tăng lương và điều đó làm cho việc làm kinh doanh ở Ấn Độ tốn kém hơn. Chi phí cao hơn của việc làm kinh doanh ở Ấn Độ mở ra cánh cửa cho các nước khác tận dụng ưu thế của chi phí thấp hơn của họ. Sự kiện thú vị không phải chỉ người phát triển phần mềm đang đổi việc làm mà việc tiêu hao sinh lực này đã lan sang những người quản lí nữa. Thành công của Ấn Độ đã thu hút hầu hết công nhân có kĩ năng của nó. Đây là cơ hội tốt cho các nước khác cạnh tranh với Ấn Độ. Nếu họ có cung cấp tốt về công nhân có kĩ năng, nếu chi phí của họ là hợp lí, nếu kĩ sư của họ có thể trao đổi được tốt trong tiếng Anh, nếu họ có kết cấu nền tốt như kết nối băng thông rộng, và nếu chính phủ của họ khuyến khích các nhà doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ cho họ với những khuyến khích, giảm thuế và làm dễ dàng xuất nhập khẩu, tôi không thấy tại sao lại không làm được. Vấn đề chính không phải là đi vào thị trường và cạnh tranh với Ấn Độ mà là cách bạn duy trì tăng trưởng sau khi vào thị trường. Điều đó yêu cầu sự liên tục của việc phát triển các công nhân có kĩ năng để bắt kịp với nhu cầu. Phần lớn các nước toàn cầu không khoán ngoài CNTT cho bất kì nước nào nếu họ không thấy rằng nước đó có thể duy trì việc phát triển công nhân có kĩ năng và làm tăng trưởng số công nhân này trong ít nhất năm hay mười năm nữa. Yếu tố then chốt là hệ thống giáo dục, nó thực hiện tốt thế nào, nó tuân theo chương trình đào tạo loại gì, số sinh viên đăng tuyển hàng năm và số tốt nghiệp mà nước đó có thể cung cấp. Đầu tư vào khoán ngoài CNTT là chiến lược không chỉ cho ngắn hạn cho nên cả hai phía đều phải được chuẩn bị cẩn thận. Đi vào là không khó nhưng nếu ông không thể bắt kịp với nhu cầu, nếu chất lượng của ông không đủ tốt, nếu ông không có đủ công nhân có kĩ năng, ông sẽ không thành công.”
—-English version—-
IT Outsourcing
Cidek Abrahim, a visiting professor from Turkey asked me: “I know that the key driver of economic growth in India were software companies like the TCS, Infosys, Wipro, and Mahindra. I also know that their success is based lower costs What I do not know is how can a poor country like India compete in a high tech sector and succeed? How did a country, with so many poor people can produce so many software engineers? And why other countries like The Philippines, China, and Russia are unable to replicate what India did?
I told him: “It began in 1985 when companies like Motorola, Texas Instrument, HP and Intel etc. went to India to open their factories to take advantage of low cost labor in India. At that time, India had a number of highly skilled engineers graduated from the Indian Institute of Technology (IIT). U.S companies recognized their talents and hired them. When the software Y2K became a major issue that needed to be fixed, most U.S and European software engineers did not want to work on obsolete mainframe technology. Some Indian engineers were willing to learn and supported this activity and it encouraged more Indian students to study software for better jobs, better wages and the chance to go to work in the U.S. Of course, after the Y2K, many U.S and European companies realized the potential of the high skilled and lower wages of these engineers and the IT outsourcing trends began. Many Indian entrepreneurs saw the opportunity and seized it and it started the IT outsourcing industry. Within few short years, software industry became a catalyst for economic growth in India. The advantage of India over other countries was India can connect to western countries through a common language: English.”
Cidek asked: “But the Philippines also have a large number of people who speak English well. Why India was so successful when the Philippines was not?
I told him: “The difference could be attributed to the education system. Although Indian education system was under the direction of the central government but local government do have their own control at local area. In the state of Karnataka, whose capitol is Bangalore, local government allowed private universities to operate. These private universities did not have to follow government guideline on training programs. Many had licenses with U.S and U.K universities to use their IT training programs which resulted in highly skilled IT graduates. The prospect of earning a good salary through an IT degrees attracted more students to this sector. During the early day of IT outsourcing, many graduates came to western countries like the U.S, and UK to work. They had no problem of fitting in. What they learned in their schools were the same with what software developers in Microsoft, Oracles, Google learned. They were using the same techniques, the same methods, the same tools, and the same technology so they built a good impression with western companies. This good reputation spread quickly triggered more companies outsourced their works to India.
Cidek asked: “But Indian government also issued special policy to stimulate innovation. They passed laws to created high tech parks, giving tax break to IT companies, subsidizing research, encourage specific areas for growth too.”
I explained: “Yes, these things are necessary to sustain their economic growth. However, other countries also did that too. China has better technology parks, better tax incentives, better transportation and more government supports but still not be able to compete with India. Based on my research, what really matter are four basic factors: A good supply of highly skilled workforce, the good broadband connection to the outside world, the use of English as the main language, and local government support entrepreneurs to start their own companies. Many Indian friends told me that for the first time in India, wealth is created in an honest way. IT business is created by talents and skills, not by connection or corruption. IT industry have created several million jobs, it is a clean industry, it helps so many people with “almost nothing” became millionaire and billionaire. It allows poor Indian students to know that with a good education, they can change their lives and other people lives too. These successes bring a lot of excitement and confident to a very poor country and encourage more people to study software. That is why Indian has so many software engineer and software job is admired by many Indian as a noble profession and as the best way to achieve economic prosperity.”
Cidek asked: “Why countries like Russia, China that also have a good education system cannot replicate the success of India? What hold them back?
I answered: “Russia have very good education system and good engineers but their cost is much higher. China is focusing more on manufacturing. Both of these countries did not seriously look at software as a highly profitable business and economic driver until recently. It allows India to capture the market and positioned itself as the destination for all IT outsourcing.”
Cidek asked: “ So is it too late or impossible for another country to enter this market?
I told him: “No it is not too late. With globalization, things change very fast if you know how to seize the opportunity. Today as global business begins to recover, Indian IT companies are battling to retain their employees because they do not have enough skilled workers to meet high global demand. As more Indian companies are hiring, more employees are leaving for better jobs and better pay. The attrition have reached a critical point over 32% in the past few months. Higher attrition rate means that companies have to spend more money to keep their employees, preventing them from going to work for competitors. The only way to keep them is to give them raise and it makes doing business in India more costly. The higher cost of doing business in India opens doors for other countries to take advantages of their lower cost. The interesting fact is not only software developers are changing jobs but this attrition has spread to managers too. Indian success has deplete most of its skilled workers. This is a good opportunity for other country to compete with India. If they have good supply of skilled workers, if their cost is reasonable, if their engineer can communicate well in English, if they have good infrastructure such as broadband connection, and if their government encourage entrepreneur by supporting them with incentive, tax break and ease of import and export. I do not see why not. The main issue is not about enter the market and compete with India but how do you sustain the growth after entering. It requires a continuation of developing skilled workers to keep up with the demand. Most global countries do not outsourcing IT to any country if they do not see that it can sustain it and grow it for at least five or ten more years. The key factors is the education system, how well it perform, what kind of training programs it follows, the number of students enroll per year and the number of graduates that the country can provided. Investment in IT outsourcing is a strategy not just a short term so both sides must be prepared carefully. To enter is not difficult but if you cannot keep up with demand, if your quality is not good enough, if you do not have enough skilled workers, you will not be successful.