Trong cuốn sách “Thế giới phẳng”, tác giả Thomas Friedman chỉ ra rằng cạnh tranh toàn cầu và “việc phẳng ra” của thế giới đã làm tăng rất mạnh cạnh tranh giữa các nước.

Lần đầu tiên trong lịch sử, tri thức và kĩ năng đang trở nên quan trọng hơn trong việc xác định cơ hội của người ta trong cuộc sống. Mọi sinh viên bây giờ không chỉ cạnh tranh với sinh viên giỏi nhất ở nước họ về việc làm mà còn cạnh tranh cả với sinh viên giỏi nhất trên thế giới. Đây là yếu tố mấu chốt mà nhiều sinh viên không hiểu rõ nó. Họ cần biết rằng điều họ có thể làm được, người khác cũng có thể làm được nó, và một số người có thể làm nó với chi phí thấp hơn và hiệu quả tốt hơn.

Trong thế giới được toàn cầu hoá, cạnh tranh không phụ thuộc vào việc có một kĩ năng mà đa kĩ năng, thường các kĩ năng không có quan hệ. Bạn có thể có kĩ năng máy tính nhưng bạn có kĩ năng ngoại ngữ không? Bạn có thể biết Java nhưng bạn có biết tiếng Anh nữa không? Nói cách khác, tri thức kĩ thuật là không đủ, bạn cần nhiều hơn để duy trì tính cạnh tranh. Trong bài nói tại Đại học Stanford, Steve Jobs qui cho thành công của ông ấy là khả năng “Kết nối chấm” của hai lĩnh vực không liên quan – Khoa học máy tính và nghệ thuật viết chữ đẹp. Ông ấy nói rằng ông ấy có khả năng tạo ra máy tính McIntosh với bộ font đẹp và đó là lí do tại sao McIntosh (Mac) là một trong những máy tính bán chạy nhất vào thời đó (Ngày nay mọi máy tính đều dùng những font này). Về sau ông ấy có khả năng “Kết nối chấm” giữa máy tính và điện thoại để tạo ra iPhone và iPads và làm cho Apple thành công ti lớn nhất và mạnh nhất trong thế giới công nghệ. Tương tự với điều đó, Mark Zuckerberg cũng nhắc tới rằng điều ông ấy đã làm là áp dụng công nghệ máy tính để giúp nhóm các bạn bè đại học (mạng xã hội) để cho họ có thể thảo luận về “con gái” và các chủ đề khác, thế rồi thậm chí nó trở thành “Facebook”, công ti phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

Ngày nay, phát kiến không xảy ra bên trong một lĩnh vực mà ở giao giữa các lĩnh vực. Đó là lí do tại sao sinh viên trong máy tính phải học về doanh nghiệp, về khách hàng và tài chính. Sinh viên trong kinh doanh cũng phải học về máy tính và công nghệ v.v. Tất nhiên, một số sinh viên sẽ phàn nàn rằng điều đó là quá nhiều. Không may, chúng ta đang sống trong thế giới được toàn cầu hoá nơi cạnh tranh là qui tắc. Nếu bạn muốn duy trì ở phía trước thì bạn phải làm bất kì cái gì bạn có thể làm để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm. Nếu bạn muốn có việc làm tốt thì bạn phải hiểu xu hướng công nghiệp và sẵn lòng thay đổi và điều chỉnh kĩ năng của bạn để đáp ứng với nhu cầu.

Năm ngoái, khi tôi ăn tối với nhiều sinh viên tại một nhà hàng ở Trung Quốc, chúng tôi thấy một thanh niên bước vào trong nhà hàng sau khi đỗ xe của anh ta, chiếc BMW ở bên ngoài. Một sinh viên bảo tôi: “Đó là Zhiang, anh ấy đã tốt nghiệp khoa học máy tính từ trường chúng tôi năm ngoái. Anh ấy giờ làm việc cho công ti nước ngoài lớn. Anh ấy bây giờ rất giầu.” Tôi hỏi: “Vì các bạn đều là sinh viên khoa học máy tính, anh ấy đã làm cái gì mà các bạn không làm?” Họ đáp: “Anh ấy biết tiếng Anh rất giỏi, anh ấy theo học lớp tiếng Anh từ khi còn phổ thông.” Tôi ngạc nhiên: “Nếu tiếng Anh là điều duy nhất làm khác biệt anh ấy với tất cả các bạn thế sao các bạn không theo học lớp tiếng Anh?” Các sinh viên giải thích: “Điều đó yêu cầu nhiều công việc. Chúng em đã có nhiều lớp học rồi, chúng em có bao nhiêu thứ để học cho kì thi quốc gia hàng năm. Chúng em không có thời gian, thêm một lớp khác như tiếng Anh là quá nhiều.” Điều đó có thể là quá nhiều đối với hầu hết sinh viên nhưng sinh viên có tên là Zhiang đã làm điều đó và ngày nay anh ta giầu có. Điều làm anh ta khác với số còn lại là ở chỗ có lẽ anh ta có kế hoạch nghề nghiệp của mình, có lẽ anh ta đã đặt mục đích, quản lí thời gian của anh ta để cho anh ta có thể “kết nối chấm” giữa khoa học máy tính và tiếng Anh.

Là giáo sư đại học, tôi tin rằng chúng ta có nghĩa vụ chuẩn bị cho sinh viên của chúng ta với thế giới được phẳng hoá này. Chúng ta cần giải thích rằng không chỉ có đa tri thức là cần thiết, mà nó là điều bản chất trong thế giới toàn cầu hoá này. Một số sinh viên học kém trong lớp bởi vì họ không hiểu tại sao họ phải học thêm cái gì đó. Các giáo sư nên dành nhiều thời gian giải thích tại sao chúng ta dạy điều chúng ta làm, và tại sao chủ đề là quan trọng và xứng đáng. Sinh viên nào không chắc về điều cần làm với tri thức của  họ sẽ không thực hiện tốt. Với câu hỏi, “Khi nào chúng tôi sẽ dùng điều này?” câu trả lời của tôi là: “Bạn không bao giờ biết khi nào tri thức sẽ được dùng. Liệu bạn có bao giờ dùng tri thức này hay không là không quan trọng bằng sự kiện rằng bạn đang học cách học tập, học cách làm việc trên cái gì đó mà có thể không thú vị cho bạn hôm nay nhưng bạn có thể làm cho nó thành thú vị thêm.”

Sinh viên cần biết về thế giới đang thay đổi. Họ cần thông tin tốt hơn để cho họ có thể được chuẩn bị cho tương lai của họ.

Một trong những chìa khoá chính để học là tham gia tích cực của sinh viên vào việc học riêng của họ. Đứng trước họ và đọc bài giảng cho họ là phương pháp dạy tương đối nghèo nàn. Tốt hơn là để sinh viên tham gia vào các hoạt động, trong thực hành và giải quyết vấn đề, trong quyết định cái gì cần làm và thu được sự tham gia vào bài học. Bài học về thị trường việc làm chẳng hạn, sẽ hiệu quả hơn bằng việc thiết lập buổi tới thăm một công ti hay công nghiệp thay vì chỉ nói về nó. Các giáo sư cần tổ hợp dạng thức bài giảng truyền thống của việc học với khía cạnh “làm” thực hành. Chúng ta cần giúp cho sinh viên “Kết nối chấm” qua việc tổ hợp bài giảng và bài tập. Chỉ bằng việc đưa vào nỗ lực, chúng ta có thể làm sự việc xảy ra cho sinh viên.

—-English version—-

“Connect the dot”

In the book “The World is Flat”, the author Thomas Friedman points out that global competition and the “Flattening” of the world has dramatically increased competition among countries. For the first time in history, knowledge and skills are becoming more important in determining a person’s opportunities in life. All students are now not only competing with the best students in their country for jobs but also with best students in the world. This is a critical factor that many students still do not understand it well. They need to know that what they can do, others can do it too, and some can do it at lower costs and better efficiency.

In the globalized world, competitiveness do not depend on having one skill but on multiple skills, often unrelated skills. You may have computer skill but do you have foreign language skill? You may know Java but do you also know English too? In other words, technical knowledge is not enough, you needs more than that to stay competitive. In a speech at StanfordUniversity, Steve Jobs, attributes his success with the ability to “Connect the Dot” of two unrelated fields – Computer Science and Calligraphy. He said that he was able to create the McIntosh computer with beautiful fonts and that was why the McIntosh (Mac) is one of the best seller computer at that time (Today all computers use these fonts). Later he was able to “Connect the Dot” between the computer and the phone to create the iPhone and iPads and make Apple into the largest and most powerful company in the technology world. Similar to that, Mark Zuckerberg also mentioned that what he did was to apply computer technology to help a group of college friends (Social network) so they can discuss about “girls” and other topics, then eventually it became “Facebook”, the fastest growing company in history.

Today, innovation does not happen within a field but at the intersection between fields. That is why students in computer should learn about business, about customer and finance. Students in business should also learn about computer and technology etc. Of course, some students will complain that is too much. Unfortunately, we are living in the globalized world where competition is the rule. If you want to stay ahead then you must do whatever you can to meet the need of the job market. If you want to have good jobs then you must understand the industry trends and willing to change and adjusting your skill to meet the demand.

Last year, when I had dinner with several students at a restaurant in China, we saw a young man walked into the restaurant after parked his car, a new BMW outside. One student told me: “That is Zhiang, he graduated in Computer Science from our school last year. He is now working for a big foreign company. He is very wealthy now”. I asked: “Since you are all Computer Science students, what did he have and you do not? They answered: “He knew English very well, he took English class since high school”. I was surprised: “If English is the only thing that differentiates him from all of you then why don’t you take English class?” The students explained: “It requires a lot of works. We have so many classes already, we have so many things to study for our yearly national exams. We do not have time, adding another class like English is too much.” It could be too much for most students but the student named Zhiang did it and today he is wealthy. What make him differ from the rest is that he probably had a plan for his career, he probably set goal, managed his time so he can “connect the dot” between computer science and English.

As college professors, I believe that we have an obligation to prepare our students for this flattened world. We need to explain that not only having multiple knowledge is necessary, but it is essential in this globalized world. Some students do poorly in class because they do not understand why they should learn something extra. Professors should spend more time explaining why we teach what we do, and why the topic is important and worthwhile. Students who are not sure about what to do with their knowledge will not perform well. To the question, “When will we ever use this?” My answer is: “You never know when the knowledge will be useful. Whether or not you ever use this knowledge is less important than the fact that you are learning how to learn, learning how to work on something that might not be interesting to you today but you could make it more interesting.”

Students need to know about the changing world. They need better information so they can be prepared for their future.

One of the major keys to learning is the active involvement of students in their own learning. Standing in front of them and lecturing to them is a relatively poor method of teaching. It is better to get students involved in activities, in practicing and solving problems, in decide what to do and getting involved in the lesson. A lesson about job market, for example, would be more effective by set up a visiting to a company or an industry than just talk about it. Professors need to combine traditional lecture format of learning with practical “doing” aspects. We need to help the students to “Connect the dot” through a combination of lecture and exercise. Only by putting in the efforts, we can make thing happen to our students.