Tuần trước, Ravi, bạn tôi ở Ấn Độ chỉ cho tôi xem bức ảnh về đại học lớn nhất thế giới: Đại học quốc gia Indira Gandhi. Từ bức ảnh này, nó trông giống như bất kì đại học nào với các toà nhà hành chính, giảng đường, thư viện, và lớp học. Điều làm tôi ngạc nhiên là việc đăng tuyển. Đại học này có 4 triệu sinh viên. Đại học lớn nhất ở Mĩ có quãng 40,000 tới 50,000 sinh viên cho nên khó mà tưởng tượng được một đại học với 4 triệu sinh viên.

Ravi giải thích: “Đại học này có nhiều khuôn viên chi nhánh đặt ở các khu vực khác nhau trong toàn Ấn Độ. Không phải mọi sinh viên đều tham dự các lớp chính qui. Một số học lớp trực tuyến; một số học qua kênh TV; một số lấy lớp bằng nghe bài giảng qua radio nếu họ sống ở vùng không có kết nối internet. Đây là giải pháp cho mô hình giáo dục hiện đại cao hơn để phát triển công nhân có kĩ năng cho thị trường toàn cầu.”

Ravi hào hứng: “Chúng tôi cần liên tục tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Ấn Độ có nhiều người nghèo, đặc biệt ở các làng nhỏ và xa xôi. Thanh niên ở đó không có cơ hội vào đại học cho nên chúng tôi đi tới họ. Theo sáng kiến giáo dục mới, người nghèo sống ở các khu vực xa xôi và nhà ổ chuột, tất cả đều có truy nhập trực tiếp vào giáo dục đại học.”

“Kinh tế Ấn Độ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới nhưng dân số của nó cũng đã tăng nhanh. Dân số Ấn Độ được dự phóng đạt tới 1.4 tỉ người trước năm 2026. Nhiều người hơn, đặc biệt những người không được giáo dục có thể trở thành gánh nặng cho tương lai của đất nước. Đó là lí do tại sao chính phủ đang cố giáo dục thế hệ mới duy trì tiến bộ. Lực đẩy chính của chính phủ Ấn Độ cho giáo dục bắt buộc đã cải tiến đáng kể ở các khu vực nơi có thời đã không có trường học chút nào. Bây giờ, khi hàng triệu sinh viên tốt nghiệp từ trường trung học và sẵn sàng là một phần của tiến bộ kinh tế của Ấn Độ, chính phủ đang tìm cách cho nhiều người trong họ vào đại học. Kế hoạch là có quãng 20 triệu sinh viên đại học trước năm 2020, nhiều người sẽ học về công nghệ thông tin và nông nghiệp.”

Ravi nói: “Chúng tôi biết rằng thế kỉ 21 thuộc về công nghệ thông tin (CNTT). Mọi thứ sẽ được kiểm soát và quản lí bởi CNTT và chúng tôi muốn là người quản lí CNTT cho thế giới. Tất nhiên, nhiều nước đã đặt câu hỏi về chất lượng của các đại học của chúng tôi. Chúng tôi không nói rằng chúng tôi là tốt hơn bất kì ai. Chúng tôi không nói rằng chúng tôi phát triển các nhà khoa học hàng đầu hay người phát triển phần mềm giỏi nhất. Chúng tôi chỉ muốn có việc làm cho người của chúng tôi. Chúng tôi muốn giáo dục người nghèo từ các khu vực sâu và xa, con trai và con gái của nông dân. Đó là lí do tại sao chúng tôi cung cấp đào tạo thực hành về máy tính và nông nghiệp, điều có thể đưa tới việc làm tốt hơn. Chúng tôi biết rằng với công nghệ nhiều thứ sẽ thay đổi, nhiều thứ sẽ được tự động hoá. Nhiều thứ sẽ được máy móc kiểm soát. Nhiều cơ xưởng sẽ được vận hành bởi robots. Chúng tôi muốn tham gia vào điều đó, là một phần của nó. Trong nhiều năm, chúng tôi đã dựa vào công nhân để làm mọi thứ bằng tay, nay chúng tôi muốn họ làm điều đó bằng máy tính. Chúng tôi đã lập kế hoạch để đào tạo vài triệu lập trình viên và người kiểm thử cho bất kì ai cần những kĩ năng nào. Chúng tôi biết về thiếu hụt toàn cầu công nhân có kĩ năng và chúng tôi đang đáp ứng cho nhu cầu đó.”

Tôi bình luận: “Việc đào tạo số đông người này làm cho tôi quan tâm về chất lượng và kết quả của kế hoạch tham vọng này. Bạn không thể đơn giản cho người vào trường và mong đợi rằng tất cả họ sẽ được giáo dục.”

Ravi giải thích: “Chúng tôi biết rằng chất lượng là quan trọng nhưng điều đó cần thời gian. Vào lúc này, chúng tôi đang hội tụ vào việc cung cấp giáo dục và đào tạo để cho công dân của chúng tôi có thể có năng suất và nền kinh tế chúng tôi có thể tiếp tục tăng trưởng. Ưu tiên là tạo ra nhiều việc làm hơn cho thanh niên. Với mọi việc làm công nghệ cao mà chúng tôi tạo ra, chúng tôi có thể nhân nó lên với thừa số tám. Việc làm trả lương cao hơn tạo điều kiện cho tám việc làm hỗ trợ. Nếu chúng tôi có 20 triệu việc làm phần mềm, chúng tôi có thể tạo ra thêm 160 triệu việc làm mới, điều có nghĩa là hàng trăm triệu gia đình có thể thoát khỏi nghèo. Tôi không thể thấy được cách nào để xoá nghèo tốt hơn là giáo dục.”

Anh ấy dường như nhiệt tình hơn: “Ngày nay, Ấn Độ có 1.2 tỉ người, một phần ba dưới độ tuổi 14. Với giáo dục đúng, dân số lớn các công nhân trẻ này có thể là tài sản trong việc dẫn lái Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới. Không có giáo dục nó có thể là thảm hoạ cho bất ổn xã hội và không ổn định chính trị. Biết tiềm năng và nguy cơ, chính phủ Ấn Độ đã đáp ứng với kế hoạch giáo dục tham vọng và xây dựng nhiều đại học. Nỗ lực này có thể giúp Ấn Độ trong cạnh tranh kinh tế của mình với Trung Quốc và các nước châu Á khác.”

Ravi kết luận: “Biến cố này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của Ấn Độ, hay lịch sử của bất kì nước nào. Mở rộng giáo dục cho hàng trăm triệu người trong mười năm là kế hoạch cực kì tham vọng. Nếu Ấn Độ đạt tới mục đích của mình, nó có thể có gần gấp hai số sinh viên đại học như Trung Quốc đã làm đến cuối thập kỉ này. Kế hoạch giáo dục mới của chúng tôi đang hoàn thành một mục đích chính vì nó nâng lên hi vọng và mong đợi của thế hệ người Ấn Độ mới. Trong hai mươi năm qua, mơ ước của thanh niên Ấn Độ là trở thành kĩ sư phần mềm. Mọi người đều biết rằng đây là tương lai. Đây là việc làm tốt nhất, việc làm được trả lương cao nhất vì có thiếu hụt mấu chốt công nhân CNTT có kĩ năng. Vài năm trước, chỉ những người giầu và người lớp trung mới có thể đảm đương được việc vào đại học. Bây giờ chúng tôi đang cung cấp cho nhiều thanh niên Ấn Độ cơ hội vào đại học để cho họ có thể có được việc làm mơ ước của họ trong công nghiệp CNTT.”

—-English version—-

The new Education plan in India

Last week, Ravi, my friend in India showed me some pictures of the world largest university: IndiraGandhiNationalUniversity. From the picture, it looks like any university with administrative buildings, lecture halls, library, and classrooms. What surprised me is the enrollment. This university has 4 million students. The largest university in the U.S has about 40,000 to 50,000 students so it is difficult to imagine an university with 4 million students.

Ravi explained: “The university has several branch campuses located in different areas throughout India. Not all students attend regular classes. Some takes online classes; some take classes via TV channels; some take classes by listen to lectures over radio station if they live in remote areas without internet connection. This is the solution to India’s modern higher-education model to develop skilled workers for a globalized world.”

Ravi was excited: “We need to continue our rapid economic growth. India has a lot of poor people, especially in small and remote villages. Young people there are not getting opportunities to go to universities so we go to them. In the new education initiative, poor people living in remote areas and slums, all have direct access to a college education.”

“India’s economy is one of the fastest growing in the world but its population also has increasingly fast. India’s population is projected to reach 1.4 billion people by the year 2026. More people, especially uneducated people could become a burden to the country’s future. That is why the government is trying to educate a new generation to sustain the progress. The major push by the Indian government for mandatory education has made significant improvement in areas where once there were no schools at all. Now, as millions of students graduating from high school and ready to be part of India’s economic progress, the government is finding way to send more of them to college. The plan is to have about 20 million college students by 2020, many will study Information technology and agriculture.”

Ravi said: “We know that the 21st century belongs to Information Technology (IT). Everything will be controlled and managed by IT and we want to be the IT managers for the world. Of course, many countries have questioned the quality of our universities. We do not say that we are better than anyone. We do not say that we develop top scientists or the best software developers. We only want to get jobs for our people. We want to educate the poor from rural areas, the sons and daughters of farmers. That is why we offer practical training in computers and agriculture, which can lead to better jobs. We know that with technology many things will change. Many things will be automated. Many things will be controlled by machines. Many factories will be operated by robots. We want to participate in it, be a part of it. For many years, we relied on workers to do things by hands, now we want them do it by computer. We have planned to train several million programmers and testers for whoever needs these skills. We know about global shortage of skilled workers and we are responding to those needs.”

I commented: “This massive training of people make me concern about the quality and results of this ambitious plan. You cannot simply put people in school and expect that they all will be educated.”

Ravi explained: “We know that quality is important but it takes time. At this time, we are focusing on providing education and training so our citizens can be productive and our economy can continue to grow. The priority is creating more jobs for young people. For every high tech job that we create, we can multiply it by a factor of eight. Higher paying jobs facilitate about eight supporting jobs. If we have 20 million software jobs, we can create additional 160 million new jobs, which mean hundred millions families can escape poverty. I cannot see any better way of eradicate poverty than education.”

He seemed more enthusiast: “Today, India has 1.2 billion people, one third are under the age of 14. With proper education, this large population of young workers could be an asset in India’s drive to become a world power. Without education it could be a disaster for social unrest and political unstable. Knowing the potential and the dangerous, India government has responded with an ambitious education plan and building more universities. The effort could help India in its economic competition with China and other Asian countries.”

Ravi concluded: “This event has never happened in the history of India, or the history of any country. To expand education to hundred million people in ten years is quite an ambitious plan. If India reaches its goals, it could have nearly twice as many college students as does China by the end of the decade. Our new education plan is fulfilling one major goal already as it raising the hope and expectations of a new generation of Indians. For the past twenty years, the dream of young Indian is becoming a software engineer. Everybody know that this is the future. This is the best job, the highest paying job as there is a critical shortage of IT skilled workers. Few years ago, only the rich and middle class people can afford to go to college. Now we are providing many young Indian with an opportunity to go to college so they can get their dream job in the IT industry.”