21 Jan, 2021
Hướng tới khu vực mới của dịch vụ
Tuần này (25/05/2011) nhóm G8 (Pháp, Đức, Italy, Anh, Mĩ, Canada và Russia) họp ở Paris. Bên cạnh các vấn đề như chính trị, xã hội, kinh tế mà họ sẽ thảo luận với nhau, còn một mục thêm mà ít người để ý. Đó là một nhóm nhỏ có tên Diễn đàn e-G8, bao gồm một số người lãnh đạo CNTT, người cũng được mời tham dự. Tại sao những người lãnh đạo chính phủ sẽ gặp với một số lãnh đạo CNTT trong cuộc họp G8 đặc biệt? Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây cho nên tôi nghĩ, vì những người lãnh đạo G8 thảo luận về các chiến lược tương lai của họ, chúng ta cũng giả định rằng CNTT sẽ là chủ đề quan trọng then chốt.
Ngày nay, mọi khía cạnh của các nước đã phát triển đều bị tác động bởi Công nghệ thông tin (CNTT). Nhiều doanh nghiệp được tiến hành dùng internet và cái ra của “nền kinh tế Internet” này đã lớn hơn toàn bộ nền kinh tế của Tây Ban Nha và phát triển nhanh hơn nền kinh tế của Brazil. Tuần trước, Christine Lagarde, bộ trưởng bộ tài chính Pháp, đã nói rằng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ dẫn lái 5.5% tăng trưởng tương lai và giúp tạo ra hàng triệu việc làm phụ thêm ở Pháp. John Donahue, CEO của eBay nói với báo chí rằng có 1.3 triệu người kiếm sống bằng việc bán các thứ trên eBay và nhiều người trong số họ đã trở thành triệu phú. Sheryl Sandberg, COO của Facebook, báo cáo rằng công ti của cô ấy có trên 800 triệu người dùng và mỗi ngày lại thêm vài trăm nghìn người mới. Theo cô ấy, trong vòng sáu tháng tới, một nửa số người trên trái đất sẽ có tài khoản Facebook.
Theo báo cáo tin tức, trong cuộc họp G8 này Internet đã được thu hút như lực chính làm thay đổi mọi thứ. Tổng thống Pháp Sarkozy, yêu cầu diễn đàn e-G8 cung cấp khuyến cáo cho tất cả những người đứng đầu các nước G8 để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới. Chương trình nghị sự bao gồm: cải tiến giáo dục, bảo vệ sở hữu trí tuệ, kiểm soát Internet chống lại gian lận, tội phạm xi be, khiêu dâm v.v. và các nền kinh tế đang tăng trưởng với dịch vụ CNTT. Ba mục đầu không gây ngạc nhiên cho tôi nhưng mục thứ tư: “tăng trưởng nền kinh tế bằng dịch vụ CNTT” là thú vị, đặc biệt nó bây giờ được các nhà lãnh đạo G8 thảo luận.
Trong nhiều năm, tôi đã viết về việc chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ vì phần mềm đang trở thành “dịch vụ” và hầu hết các hoạt động tương lai sẽ ở trong khu vực dịch vụ. Tôi tin “dịch vụ” là yếu tố then chốt mới trong nền kinh tế ngày nay. Ít người biết rằng dịch vụ đại diện cho quãng 80% GDP của Mĩ và quãng 60% GDP của nhóm G8. Do đó, có quản lí dịch vụ tốt hơn phải là ưu tiên. Các công ti lớn như GE, IBM, Accenture, Xerox, HP, Microsoft, Google, Dell tất cả đều đang chuyển kinh doanh của họ từ sản phẩm sang dịch vụ. Với tính toán mây, nhiều dịch vụ hơn sẽ được cần tới. Tuy nhiên, ngày nay các trường vẫn hội tụ vào công nghệ hướng sản phẩm mà không vào quản lí dịch vụ. Trong khu vực phần mềm, 85% doanh nghiệp bị kiểm soát bởi IBM, Microsoft, Oracle và SAP cho nên không còn gì mấy để lại cho bất kì ai đi vào, trừ phi bạn có thể cạnh tranh được với những gã khổng lồ đó. Tất nhiên, một số trong các bạn có thể bất đồng vì có Google, Apple, Facebook v.v. Những công ti này đang tăng trưởng nhanh chóng, chẳng hạn, Apple bây giờ bán nhiều sản phẩm hơn Microsoft và Facebook đang tăng trưởng nhanh hơn bất kì công ti nào trong lịch sử. Tuy nhiên, trong kinh doanh mọi người KHÔNG nhìn vào bao nhiêu thứ bạn bán hay bạn tăng trưởng nhanh thế nào mà nhìn vào bao nhiêu lợi nhuận bạn có, bao nhiêu tiền bạn sinh ra. Microsoft có thể bán ít thứ hơn Apple nhưng lợi nhuận của nó lớn hơn Apple nhiều và nhiều lần lớn hơn Google và Facebook không làm ra tiền chút nào. Xét rằng trong việc dịch chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ, nhà cung cấp làm nhiều hơn cho khách hàng bởi vì nó cho phép khách hàng ngắt tải một số công việc và do vậy hội tụ nhiều hơn vào doanh nghiệp. Ngân hàng nên hội tụ nhiều vào tiền hơn là vào hệ thống máy tính, nhà chế tạo ô tô nên hội tụ nhiều hơn vào việc tạo ra xe hơi của nó hơn là vào hệ thống CNTT v.v. Trong tương lai gần, nhiều công ti có lẽ sẽ làm điều đó, hội tụ vào “kinh doanh lõi” và cho phép nhà cung cấp dịch vụ làm dịch vụ riêng của họ.
Vậy tại sao các trường không coi dịch vụ là lĩnh vực học tập hợp pháp? Tại sao nó không được dạy như một bộ môn mới trong khu vực công nghệ thông tin? Tại sao mọi người không chú ý tới dịch vụ? Ngày nay mới có vài người trở thành chuyên gia trong “quản lí dịch vụ”, hầu hết đều được học từ kinh nghiệm riêng của họ trong vận hành công ti chứ không từ trường học. Tôi nghĩ quản lí dịch vụ CNTT hay quản lí hệ thông tin sẽ là lớn. Mọi dấu hiệu đều hứa hẹn vì ngày nay nhiều công ti đang chuyển sang tính toán mây. Vấn đề là: Họ có đủ người có kĩ năng người biết cách quản lí dịch vụ CNTT không? Họ có thể tìm ra những người này ở đâu? Sinh viên có thể học nhiều hơn về quản lí dịch vụ ở đâu?
—-English version—-
Toward a new area of Services
This week (May 25, 2011) the G8 group (France, Germany, Italy, UK, U.S, Canada and Russia) meet in Paris. Beside issues such as politics, social, economic that they will discuss with each other, there is one additional item that few people pay attention. It is a small group called the e-G8 Forum, consists of a number of IT leaders who are also invited to participate. Why government leaders would meet with some IT leaders in a special G8 meeting? It never happened before so I think, as the G8 leaders discusses their future strategies, we can assume that IT will be a key important topic.
Today, every aspect of developed countries is impacted by Information technology (IT). Many businesses are conducted using the internet and this “Internet economic” output is already bigger than the entire economy of Spain and growing faster than the economy of Brazil. Last week, Christine Lagarde, French finance minister, said that Information Technology (IT) will drive 5.5% future growth and help create additional million jobs in France. John Donahue, the CEO of eBay told newspapers that there are 1.3 million people make a living selling things in eBay and many of them already become millionaire. Sheryl Sandberg, COO of Facebook, reported that her company has over 800 million users and each day add few hundred thousand more. According to her, within the next six months, half of people on earth will have Facebook accounts.
According to the news report, in this G8 meeting the Internet was hailed as a major force that changes everything. French President Sarkozy, asked the e-G8 forum to provide recommendations to all the G8 heads of state to prepare for the upcoming changes. The agenda includes: Education improvement, Intellectual Property protection, Internet controlling against fraud, cybercrimes, pornography etc. and growing economies with IT services. The first three items does not surprise me but the fourth item: “Growing the economy with IT services” is interesting, especially it is now being discussed by the G8 leaders.
For years, I have written about the transition from product to services as software is becoming a “service” and most future activities will be in the service area. I believe “Services” is the new key factor in today’s economy. Few people know that services represent about 80% of the U.S GDP and about 60% of the G8 group’s GDPs. Therefore, getting better at service management must be a priority. Big companies such as GE, IBM, Accenture, Xerox, HP, Microsoft, Google, Dell are all moving their businesses from products to services. With cloud computing, more services will be needed. However, today schools are still focusing on product-oriented technology but not on service management. In the software product area. 85% of business are controlled by IBM, Microsoft, Oracle and SAP so there is not much left for anyone to move in, unless you can compete with these giants. Of course, some of you may disagree as there are Google, Apple, Facebook etc. These companies are growing fast, for example, Apple now is sell more products than Microsoft and Facebook is growing faster than any company in history. However, in business people do NOT look at how many things you sell or how fast you grow but how much profit you have, how much money you generate. Microsoft may sell less things than Apple but its profit is much higher than Apple and several times more than Google and Facebook have not make money at all. Consider that in shifting from products to services, a supplier does much more for customers because it allows the customer to off-load some works and thus focus more on the business. A Bank should focus more on money rather than the computer system, a automobile manufacture should focus more on create its cars than its IT systems etc. In the near future, many companies would probably do that, focus on the “core business” and allow service providers to do their own services.
So why do schools not consider services as a legitimate field of study? Why it is not taught as a new discipline in information technology area? Why do people not pay attention at service? Today there are only few people have become experts in “Service management”, most has been learned from their own experiences in company operation rather than from schools. I think IT service management or information system management will be big. All the signs are promising as today many companies are moving to cloud computing. The issues are: Do they have enough skilled people who know how to manage IT services? Where can they find these people? Where can students learn more about service management?