Trên khắp thế giới, hệ thống giáo dục đang trải qua thay đổi lớn. Với toàn cầu hoá và tiến bộ trong công nghệ thông tin, giáo dục không còn về “HỌC VẤN” như được định nghĩa trong quá khứ như khả năng đọc, viết và hiểu các khái niệm cơ bản mà về “HỌC VẤN SỐ THỨC” như được xác định là khả năng truy nhập, dùng và hiểu các khái niệm khoa học và công nghệ.

Trong quá khứ, trường tiểu học và trung học được hội tụ vào việc phát triển “tri thức nền tảng” và đại học được thiết kế để cung cấp “tri thức đặc biệt.” Ngày nay giáo dục tiểu học và trung học đang hội tụ vào phát triển nền tảng trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) và đại học được thiết kế để cung cấp các kĩ năng “hướng theo nghề nghiệp.” Xu hướng này cũng đang chuyển tới việc chuẩn hoá hệ thống giáo dục qua mọi nước. Với toàn cầu hoá, các biên giới địa lí và quốc gia không còn thành vấn đề nữa. Với “học vấn số thức,” tài liệu giáo dục sẽ có sẵn trực tuyến và được trình bày theo đa phương tiện (ảnh, video, phim ngắn) thay cho bài giảng, nơi học sinh có thể truy nhập vào chúng từ bất kì chỗ nào và vào bất kì lúc nào. Chẳng hạn, viện hàn lâm Khan là website giáo dục đa phương tiện với trên hai mươi triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới truy nhập vào nó trên cơ sở hàng ngày. Nếu bạn không học tốt ở trung học hay không có nền tảng tốt và muốn theo kịp trong các khu vực cơ sở nào đó như toán học, vật lí, khoa học v.v., đây là website tốt để đi vào:

http://www.khanacademy.org/

Có vài Môn học mở trực tuyến cho số đông Massive Online Open Courses (MOOC) cho sinh viên đại học như Udacity, edX, và Coursera v.v. với hàng nghìn môn học trong gần như mọi chủ đề, được dạy bởi các giáo sư hàng đầu từ các đại học đẳng cấp thế giới nơi bất kì sinh viên nào cũng có thể ghi danh, học mà không phải trả tiền bất kì cái gì.

https://www.udacity.com/

https://www.coursera.org/

https://www.edx.org/

Xu hướng “Học vấn số thức” mới này phá vỡ hệ thống giáo dục truyền thống và chẳng bao lâu sẽ được nhiều nước chấp nhận, đặc biệt các nước đang phát triển nơi hệ thống giáo dục quá chậm thay đổi. Theo một báo cáo mới, MOOC là rất hiệu quả trong giáo dục toàn thế giới và phát triển thế hệ mới các “công dân toàn cầu số thức” với hàng trăm triệu người truy nhập và lấy môn học trên cơ sở hàng ngày.

Tuy nhiên, một số người bắt đầu lo nghĩ rằng bằng việc có “giáo dục bình đẳng cho mọi người,” trong tương lai gần, học sinh không cạnh tranh với người ngang quyền ở cùng một nước mà họ sẽ phải cạnh tranh với mọi người từ khắp trên trên thế giới và có giáo dục tốt hơn ở nước đặc biệt sẽ không còn là ưu thế. Nhiều chính khách bắt đầu hỏi câu hỏi: “Tại sao chúng ta muốn giáo dục mọi người? Tại sao cho việc giáo dục tốt nhất cho những người mà thậm chí không trả tiền gì?” Cuộc tranh cãi này vẫn đang diễn ra nhưng trong thời gian chờ đợi, kẻ được lợi chính là công nghiệp phần mềm nơi các công ti như Google, Microsoft, và Facebook được coi là thuê những người hoàn thành một số môn học từ MOOC. Một người quản lí công nghiệp phần mềm nói: “Chúng tôi cần công nhân có kĩ năng cao, nếu hệ thống giáo dục hiện thời không thể phát triển đủ công nhân có kĩ năng cho chúng tôi; chúng tôi phải thuê họ từ đâu đó khác. Không thành vấn đề về bằng cấp nữa, có nhiều người có bằng cấp mà không có kĩ năng, điều chúng tôi cần là công nhân có kĩ năng để làm tăng trưởng nền công nghiệp của chúng tôi.”

Kiểu phát biểu này làm dấy lên sợ hãi trong các đại học và quản trị đại học. Một số trường bắt đầu thay đổi và hội tụ nhiều hơn vào chuẩn bị cho sinh viên nghề nghiệp trong thị trường việc làm toàn cầu. Bởi vì sinh viên bắt đầu lựa chọn trường chuyên môn hoá trong khu vực đặc biệt thay vì tri thức chung, nhiều đại học được củng cố và hội tụ vào vài khu vực mà họ có thể làm tốt. Chẳng hạn, đại học chuyên trong kinh doanh sẽ hấp dẫn sinh viên muốn làm việc trong khu vực kinh doanh. Đại học hội tụ nhiều vào công nghệ sẽ hấp dẫn sinh viên muốn làm việc cho công nghiệp công nghệ. Để tận dụng xu hướng mới này, nhiều đại học đang thay đổi việc đào tạo của họ hướng nhiều hơn tới nhu cầu của thị trường việc làm và xây dựng cộng tác chặt hơn với công nghiệp thay vì độc lập như trong quá khứ.

Điều này đã tạo ra tranh cãi trong các nhà hàn lâm về vai trò của giáo dục. Nhiều giáo sư mạnh mẽ phản đối thay đổi này vì họ tin giáo dục phải là chung chứ không hội tụ vào đáp ứng nhu cầu của công nghiệp. Một giáo sư nói: “Nếu sinh viên muốn tìm việc làm, họ phải vào trường hướng nghề, không vào đại học.” Tuy nhiên với số lớn những người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp, nhiều sinh viên không muốn học tri thức chung nữa. Trong vài năm qua, số sinh viên ghi danh vào các đại học nhà nước “chung ” đã sút giảm dần nhưng số sinh viên ghi danh vào các đại học tư đã tăng lên đáng kể. Một sinh viên giải thích: “Cho dù đại học tư đắt hơn đại học nhà nước nhưng bởi vì chuyên môn của họ và có kết nối tốt với công nghiệp, phần lớn người tốt nghiệp của họ bao giờ cũng kiếm được việc làm tốt trong khi tốt nghiệp từ các đại học nhà nước lại khó tìm được việc làm. Các đại học tư thường có chương trình đào tạo tốt hơn, giáo sư giỏi hơn, và có quan hệ tốt hơn với công nghiệp. Là sinh viên, chúng tôi ra quyết định dựa trên cơ hội tương lai, chúng tôi có thể phải trả nhiều tiền hơn nhưng chúng tôi có được đề nghị việc làm tốt hơn.”

Ưu thế khác của đại học tư là đa số họ dùng phương pháp “Học tích cực” thay cho đọc bài giảng truyền thống. Sinh viên được khuyến khích đóng góp cho quá trình học tập qua việc tham gia vào các hoạt động khác nhau. Sinh viên thăm dò và khám phá tri thức nào đó qua tập các hoạt động kịch bản, hay trường hợp nghiên cứu nơi họ có thể có được kinh nghiệm “đời thực” về giải quyết vấn đề. Bằng việc hiểu các vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động đó qua vai trò mô phỏng và thảo luận trên lớp, trường có thể làm cho quá trình học tập thành tương tác và năng suất nhiều hơn. Trong các đại học, vai trò của giáo sư cũng thay đổi từ vai trò của thẩm quyền “nguồn tri thức” sang người tổ chức cho sinh viên trong môi trường “học qua hành.” Bằng việc có những kĩ năng này, người tốt nghiệp trường tư thường có được đề nghị việc làm tốt hơn trường nhà nước.

Công nghệ ngày nay đã đem cách mạng mới tới lĩnh vực giáo dục. Câu chuyện thành công của MOOC là ví dụ tiêu biểu về giáo dục mọi người trên khắp thế giới. Mọi người từ các nhà chuyên môn cho tới bà nội trợ đều có thể tiếp tục học bất kì cái gì họ thích qua website nhà trường. Tôi đã nói chuyện với vài giáo sư dạy trong MOOC và họ bảo tôi rằng họ háo hức giáo dục sinh viên từ châu Phi, Đông Nam Á, và các đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, con số cao nhất các sinh viên ghi danh là từ Ấn Độ và Trung Quốc với hàng trăm triệu sinh viên theo dự các lớp trên cơ sở hàng ngày. Ưu thế của giáo dục trực tuyến này là nó có nhiều chủ đề đa dạng mà mọi người có thể truy nhập và học bất kì cái gì, bất kì lúc nào theo thuận tiện riêng của họ.

Ngày nay, toàn thể hệ thống giáo dục đang thay đổi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi tin rằng phương pháp truyền thống về dạy và học vẫn còn quan trọng. Mọi sinh viên đều phải học nền tảng để xây dựng nền tảng mạnh rồi với việc tích hợp của công nghệ, họ có thể truy nhập và học những điều mới vì việc học cả đời là cần trong thời gian và thời đại này. Chúng ta cần thích nghi thay đổi khi nó xảy ra, bởi vì đây là cách duy nhất để vẫn còn được kết nối với thế giới của tri thức, nhưng chúng ta cũng cần bảo tồn truyền thống và văn hoá của chúng ta. Có nhiều thứ mà giáo dục trực tuyến không thể dạy được và học sinh chỉ có thể học được trong môi trường lớp học với thầy thực như lòng trung thành, sự kính trọng, đạo làm con và đạo đức. Tôi tin có chỗ cho giáo dục truyền thống và có chỗ cho giáo dục số đông trực tuyến và điều quan trọng là hiểu cả hai cả ưu và nhược điểm để ra quyết định đúng.

—-English version—-

Digital literacy

All over the world, education systems are undergoing significant change. With globalization and advancement in Information Technology, education is no longer about “LITERACY” as defined in the past such as ability to read, write and understand general concepts but about “DIGITAL LITERACY” as defined as the ability to access, use, and understand science and technology concepts.

In the past, elementary and high school educations were focused on the development of “fundamental knowledge” and college was designed to provide “special knowledge”. Today elementary and high school education are focusing on develop foundation in Science, Technology, Engineering, and Math (STEM) and college is designed to provide “career-oriented” skills. The trend is also moving toward the standardization of education system across all countries. With globalization, geographical and national boundaries do not matter anymore. With “Digital literacy”, education materials will be available on line and presented in multi-media (Pictures, videos, short films) instead of lectures, where students can access to them from anywhere and at anytime. For example, Khan’s academy is a multimedia education website with over twenty million students from all over the world accesses it on a daily basis. If you do not do well in high school or do not have a good foundation and want to catch up in certain basic areas such as Math, Physics, Science etc. This is an excellent website to go to:

http://www.khanacademy.org/

There are several Massive Online Open Courses (MOOC) for college students such as Udacity, edX, and Coursera etc. with thousands courses in almost every topics, taught by top professors from world class universities where any student can enroll, learn without paying anything.

https://www.udacity.com/

https://www.coursera.org/

https://www.edx.org/

This new “Digital Literate” trend is disrupting traditional education system and soon will be adapted by many countries, especially developing countries where the education system is too slow to change. According to a news report, MOOC is very effective in educate the whole world and develop a new generation of “Digital global citizen” with hundred million people access and taken courses on a daily basic.

However, some people begin to worry that by having an “equal education for all”, in the near future, students do not compete with their peers in the same country but they will have to compete with people from all over the world and having a better education in a particular country will no longer be an advantage. Many politicians begin to ask the question: “Why do we want to educate everybody? Why give away the best education to people who do not even pay?” The debate is still going on but in the mean time, the main beneficiary is the software industry where companies like Google, Microsoft, and Facebook are considered hiring people who complete a number of courses from MOOC. A software industry manager said: “We need highly skilled workers, if current education system cannot develop enough skilled workers for us; we have to hire them from somewhere. It does not matter about degree anymore, there are so many degreed people without skills, what we need is skilled workers to grow our industry.”

That type of statement is raising fears among college and university administrations. Some schools begin to change and focus more on preparing students for a career in the global job market. Because students begin to select schools that are specializing in specific areas rather than a general knowledge, many universities are consolidated and focus on few areas that they can excel. For example, university that specializes in business will attract students who want to work in business area. University that focuses more on technology will attract students who want to work for the technology industry. To take advantage of this new trend, many universities are changing their training more on job market’ s demand and build a close collaboration with industries instead of being independent as in the past.

This has created a debate among academicians about the role of education. Many professors strongly protest the change as they believe education must be general not focuses on meeting industry’s needs. A professor said: “If students want to find job, they should go to vocational schools, not university.” However with a high number of unemployed college graduates, many students do not want to learn general knowledge anymore. In past few years, the numbers of student enrolled in “General” state universities have declined steadily but the numbers of student enrolled in private universities have increased significantly. A student explains: “Even private university is more expensive than state university but because of their specialization and well connected to the industry, most of their graduates always get good jobs when graduates from state universities are having difficulty in finding jobs. Private universities often have better training programs, better professors, and better relationships with industries. As students, we make decision based on our future opportunities, we may have to pay more but we get better job offers.”

Another advantage of private university is a majority of them are using “Active learning” method instead of traditional lecturing. Students are encouraged to contribute to learning process through participation in different activities. Students explore and discover certain knowledge through a set of scenario activities, or cases studies where they can get “real life” experience on solving problems. By understand roles, responsibilities during simulated role playing activities and class discussion the school can make the learning process more interactive and productive. In universities, role of professor is also changing from that of a “source of knowledge” authority to a facilitator for students in “learning by doing” environment. By having these needed skills, private school graduates are often get better offered than state schools.

Today technology has brought a new revolution to the field of education. The success story of MOOC is a significant example of educate people from all over the world. Everyone from professionals to housewives can continue to learn whatever they like through the schools’ websites. I have talk to several professors who taught in MOOC and they told me that they are excited to educate students from Africa, South East Asia, and Pacific islands. However, the highest number of students enrolled is from India and China with hundred million students attending class on daily basis. The advantage of this online education is it has so many various topics that people can access and learn anything, anytime of their own convenience.

Today, the entire education system is changing and changing very fast. However, I believe that traditional methods of teaching and learning are still important. Every student must learn the fundamental to build a strong foundation then with the integration of technology, they can access and learn new things as lifelong learning is necessary in this time and age. We need to adopt change as it happens, because this is the only way to remain connected to the world of knowledge, but we also need to preserve our own tradition and culture. There are many things that online education cannot teach and students can only learn in a classroom environment with real teachers such as loyalty, respect, filial, and ethics. I believe there is a place for traditional education and a place for massive on line education and it is important to understand both the advantages and disadvantages to make the right decision.