07 Feb, 2021
Học từ sai lầm
Tất cả chúng ta đều biết rằng thất bại là người thầy tốt nhất.
Phần lớn điều sinh viên học trong trường, họ học từ sai lầm của họ. Bạn có thể không nhớ bài kiểm tra mà bạn đã làm tốt nhưng bạn bao giờ cũng nhớ bài kiểm tra bạn làm hỏng. Nhưng thay vì dùng thất bại như công cụ dạy học, hệ thống giáo dục hiện thời ngăn cản nó như một dấu hiệu của thất bại. Một số thầy giáo kết án sinh viên khi họ thất bại là ngu ngốc, và không thể thành công được thay vì cho họ cơ hội để học từ sai lầm của họ. Sinh viên bị đo bằng các bài kiểm tra đa dạng trong cả môn học về việc họ làm chủ tài liệu tốt đến đâu. Vì từng bài kiểm tra đều được cho điểm dựa trên thành công hay thất bại của nó, và điểm chung cuộc được xác định bằng việc kết tập từng điểm riêng biệt, thất bại được giữ lại và mang đi cùng với sinh viên qua cả môn học. Kết quả là sinh viên trở nên đối nghịch với thất bại, bị mất tinh thần bởi thất bại, và hội tụ nhiều vào điểm số hơn là giáo dục.
Một cách để lật ngược xu hướng này là bằng việc dùng “cơ hội thứ hai” trong giáo dục. Sinh viên hỏng trong bài kiểm tra không nên chịu điểm thấp vĩnh viễn. Họ đơn giản phải cố gắng nó lần nữa. Khi mà họ còn học tài liệu, họ nên được coi là thành công trong việc làm chủ tài liệu. Họ phải nghĩ lại mục đích của bản thân việc cho điểm. Phần lớn các thầy giáo coi cho điểm là quá trình phân tách sinh viên giỏi và sinh viên kém. Khái niệm về “giỏi hay kém” đã được phát minh ra trong các triều đại để chọn lọc vài người hàng đầu phục vụ cho nhà vua. Chúng ta đang ở cách xa thời đại đó, mục đích của giáo dục không còn là chọn lọc người giỏi nhất và lỗi lạc nhất mà để cung cấp tri thức và kĩ năng cho sinh viên để họ có thể ra quyết định theo cách riêng của họ. Chúng ta đang phát triển công dân cho đất nước, không phải là vài quan chức cho hoàng đế.
Khi tôi dạy tại đại học Thanh Hoa, nhiều giáo sư đã ngạc nhiên rằng tôi cho nhiều điểm A và A- trong lớp. Ông chủ nhiệm khoa giải thích: “Thầy dễ dàng cho điểm cao thế, chúng tôi là trường hàng đầu và chúng tôi chỉ cho rất ít A, số còn lại là B và C. Vì thầy là giáo sư mời, thầy nên học hệ thống của chúng tôi.” Tôi bảo ông ấy rằng tôi không phải là giáo sư dễ dãi. Tiếng tăm của tôi tại CMU là một trong những giáo sư nghiêm khắc nhất bởi vì khi sinh viên không đáp ứng “công việc chất lượng A” tôi bảo họ làm lại nó từ đầu, và tiếp tục phải làm lại nó từ đầu lặp đi lặp lại cho tới khi nó là công việc chất lượng A. Chỉ thế nó mới được chấp nhận. Nếu sinh viên không hoàn thành bài giao, họ phải làm lại nó từ đầu cho tới khi nó được hoàn thành và thoả mãn chất lượng mà tôi tìm kiếm. Tôi sẽ không chấp nhận bài điểm B. Nếu họ không học nó bây giờ, họ phải học nó lặp đi lặp lại cho tới khi họ họ thông nó.
Tôi không coi điểm thấp là dấu hiệu của thất bại hay dấu hiệu của yếu kém. Tôi mong đợi công việc lớn từ sinh viên và yêu cầu họ vẫn cứ làm việc, giữ việc học cho tới khi họ làm chủ môn học. Nếu họ phạm sai lầm, họ phải học lại nó cho tới khi họ học thông nó. Chúng ta học nhiều bằng việc phạm sai lầm và sửa sai lầm của mình. Ngày nay nhiều giáo viên chỉ cho sinh viên điểm và sinh viên chỉ nhìn vào điểm và coi rằng họ là sinh viên giỏi hay kém. Không ai học cái gì. Khi họ qua được bài kiểm tra, họ là giỏi, khi họ làm hỏng bài kiểm tra, họ là kém. Điểm được coi là quan trọng cho học tập. Nếu điều này tiếp tục thì sinh viên sẽ chạy theo “bằng cấp” như bằng chứng rằng họ hoàn thành đào tạo thay vì tri thức mà họ có thể áp dụng trong cuộc sống của họ.
Tôi mong đợi sinh viên sửa được những thất bại riêng của họ và học từ sai lầm của họ bởi vì mục đích của giáo dục là học tập. Sinh viên tới trường để học chứ không để là sinh viên giỏi hay kém. Với tôi thất bại không phải là tuỳ chọn; nó là cơ hội để học tập. Chúng ta cần tổ hợp thất bại vào trong việc dạy của chúng ta để làm sinh ra nhiều thành công hơn.
—-English version—–
Learning from mistakes
We all know that failure is the best teachers. Most of what students learned in school, they learned from their mistakes. You may not remember the test that you did well but you always remember the test that you failed. But instead of using failure as a teaching tool, current education system discourages it as a sign of failure. Some teachers condemn students when they fail as dumb, and cannot succeed rather than giving them a chance to learn from their mistakes. A student is measured by various tests along a course on how well they have mastered the material. Since each test is graded based on its success or failure, and the final grade is determined by the aggregate of each individual grade, failure is preserved and carried with the student throughout the course. The result is that students become failure-adverse, demoralized by failure, and focused more on the grade than the education.
One way to reverse this trend is by using “A second chance” in education. Students who fail in a test should not suffer the low grade permanently. They simply have to try it again. As long as they learned the materials, they should be considered succeed in master the materials. We must rethink the purpose of grading itself. Most teachers view grading as a process of separating the good students from the bad students. The concept of “good or bad” was invented in the dynasty era to select a few top people to serve the emperor. We are far away from that time, the purpose of education is no longer select the best and the brightest but to provide student’s knowledge and skills so they can make decision on their own. We are developing citizen for the country, not a few officials to the emperor.
When I taught at TsinghuaUniversity, many professors were surprised that I gave so many A and A- in the class. The department chairman explained: “You are so easy to giving top grade, we are the top school and we only give very few A, the rest are B and C. Since you are a visiting professor, you should learn our system.” I told him that I am not an easy professor. My reputation at CMU is one of the toughest professor because when students did not meet an “A quality work” I told them to redo it, and continue to redo it over and over until it is an A-quality work. Only then it is accepted. If students did not complete an assignment, they have to redo it until it is completed and satisfy the quality that I am looking for. I will not accept a B-grade paper. If they do not learn it now, they have to do it again and again until they learn it well.
I do not consider low grade is a sign of failure or a sign of weakness. I expect great work from my students and require them to keep working, keep learning until they master the subject. If they make mistake, they have to relearn it until they learn it well. We learn more by making mistakes and correcting our mistakes. Today many teachers gave students a grade only and students only look at the grade and consider that they are good or bad students. No one learn anything. When they pass a test, they are good, when they fail a test, they are bad. Grade is considered important to learning. If this continue then students would go after a “degree” as evidence that they complete the training rather than knowledge that they can apply in their lives.
I expecting my students to correct their own failures and learn from their mistakes because the purpose of education is to learn. Students go to school to learn not to be good or bad students. To me failure is not an option; it is an opportunity to learn. We need to incorporate failure into our teaching in order to generate more success.