27 Apr, 2021
Học tích cực với câu hỏi
Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Tôi thích cách tiếp cận học tích cực mà thầy chủ trương nhưng làm sao tôi động viên sinh viên học tích cực cái gì đó trong lớp của tôi được? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Có vài kĩ thuật để động viên sinh viên nhưng sau đây là một kĩ thuật tôi thường dùng. Để động viên sinh viên học cái gì đó, tôi thường hỏi họ các câu hỏi như “Các em học được gì trong lớp hôm nay?” Tôi hỏi họ trước VÀ sau từng lớp như lời nhắc nhở rằng họ tới lớp để học cái gì đó. Tôi muốn họ nói cho tôi về việc học của họ như một phần của trao đổi giữa thầy và trò. Tất nhiên, tôi không chấp nhận câu trả lời như “Không có gì” hay hoàn toàn im lặng trong lớp vì điều đó nghĩa là họ không chăm nom về học tập.
Tôi bắt đầu lớp với câu hỏi đó rồi cho họ một mô tả ngắn về điều tôi định dạy vào ngày hôm đó. Chẳng hạn: “Hôm nay chúng ta sẽ học về cây nhị phân, có ai biết nó là gì không?” Đến cuối giờ trên lớp, tôi hỏi cùng câu hỏi đó lần nữa: “Chúng ta đã học cái gì trên lớp hôm nay?” Lần này tôi muốn có câu trả lời từ các sinh viên. Tôi muốn họ nói cho tôi điều họ đã học trong lớp. Tôi có thể đề nghị một sinh viên tóm tắt điều đó cho lớp như lời nhắc nhở về điều họ đã học. Thỉnh thảng tôi cũng có thể hỏi về điều họ đã học trong các giờ lên lớp trước: “Em đã học được gì từ bài trên lớp trước, có ai có thể nói cho tôi về điều đó không?” Bằng việc lặp lại thường xuyên kiểu câu hỏi này tôi cho lớp một thông điệp rõ ràng về điều họ cần học.
Một số thầy giáo cho hai hay ba bài kiểm tra mỗi học kì và thường không thích cho ôn tập tài liệu trước bài kiểm tra. Họ mong đợi sinh viên được chuẩn bị cho nó. Tôi bao giờ cũng cho bài kiểm tra hai tuần một lần và tiến hành phiên ôn tập trước VÀ sau từng bài kiểm tra trong lớp tôi. Tôi bắt đầu bằng câu hỏi: “Các em nghĩ gì về bài kiểm tra tuần tới?” Tôi cho phép các sinh viên đoán và để cho họ trả lời câu hỏi đó. Chẳng hạn, một sinh viên có thể nói: “Em nghĩ thầy sẽ hỏi chúng em về cây nhị phân.” Rồi tôi hỏi: “Nếu thầy hỏi về cây nhị phân thì thầy sẽ hỏi loại câu hỏi nào hay loại vấn đề gì các em phải giải quyết cho cấu trúc cây nhị phân?” Nếu họ học cái gì đó về cây nhị phân, họ phải biết câu trả lời. Bằng việc để cho họ cứ đoán và trả lời, họ đang ôn tập tích cực điều họ đã học.
Nếu sinh viên biết điều họ sẽ học và điều tôi sẽ dạy từng ngày, điều đó sẽ giúp cho họ làm sáng tỏ mục tiêu học tập của họ. Nếu họ biết điều tôi sẽ hỏi họ trong bài kiểm tra thì họ biết phải học cái gì và điều đó tạo động cơ cho họ học nhiều hơn. Bằng việc nghe đoán và trả lời, tôi biết điều họ biết và điều họ không biết rõ cho nên tôi có thể giải thích cho họ lần nữa về điều họ cần học. Sau khi ôn tập kiểm tra, tôi chuẩn bị bài kiểm tra dựa trên điều chúng tôi đã thảo luận trong lớp.
Ngay sau bài kiểm tra, tôi tiến hành phiên ôn tập khác bằng việc hỏi: “Câu hỏi khó nhất trong bài kiểm tra này là gì?” Bằng việc làm điều đó, tôi nhắc nhở họ về điều họ đã bỏ lỡ để cho họ sẽ nhớ lại điều họ đã học hay đã không học tốt. Khi sinh viên nói cho tôi câu hỏi nào họ thấy khó, tôi sẽ giải thích cho họ về câu trả lời đúng để cho họ có cơ hội khác học nó. Với tôi, bài kiểm tra hai tuần chính là việc ôn tập khác để chắc rằng tất cả họ đều học tài liệu tốt. Bài kiểm tra chỉ là phương tiện cho tiến bộ học tập của họ và là hoạt động thúc đẩy họ muốn học thêm nữa.
Khi tôi dạy ở châu Á, một số giáo sư không đồng ý với phương pháp này. Họ nói tôi đã “gian lận” vì tôi nói cho sinh viên điều tôi sẽ đưa vào bài kiểm tra vì nhiều sinh viên làm bài tốt trong môn của tôi. Tôi hỏi họ: “Mục đích của giáo dục là gì? Chúng ta có muốn sinh viên học cái gì đó hay chúng ta muốn loại trừ họ? Mục đích của bài kiểm tra là gì?” Vào thời cổ, kiểm tra được thiết kế để loại đi phần lớn mọi người để lựa chọn vài người phục vụ nhà vua. Quan niệm đó là cổ hủ rồi. Ngày nay giáo dục KHÔNG dành cho vài người ưu tú mà cho mọi người. Ngày nay giáo dục là dẫn lái cho kinh tế và nó cần phát triển nhiều người tri thức. Với việc học tích cực, kiểm tra là cách đo duy nhất về tiến bộ của sinh viên khi họ học. Việc của nhà giáo dục là giúp cho họ, khuyến khích họ, và động viên họ học nhiều hơn. Chúng ta cần đưa nhiều nỗ lực và hỗ trợ cho sinh viên xây dựng nền tảng mạnh và tiếp tục học những điều mới vì công nghệ thay đổi nhanh. Bằng việc đe doạ họ qua bài kiểm tra, bằng việc gây sức ép lên họ, bằng việc loại họ ra, chúng ta làm ngã lòng các sinh viên trong việc học và làm cho kiểm tra thành cái gì đó sinh viên sợ. Nếu họ sợ họ, họ sẽ không bao giờ chấp nhận việc học cả đời và việc học thường chấm dứt khi họ tốt nghiệp khỏi trường. Theo ý kiến riêng của tôi, điều đó KHÔNG phải là giáo dục tốt.
—-English version—-
Active learning with questions
A young professor wrote to me: “I like the active learning approach that you advocated but how do I motivate students to actively learn something in my class? Please advice.
Answer: There are several techniques to motivate students but following is one technique that I often use. To motivate students to learn something, I often ask them question such as “What are you learning in my class today?” I ask them before AND after each class as a reminder that they go to class to learn something. I want them to tell me about their learning as part of a communication exchange between teacher and students. Of course, I do not accept answer like “Nothing” or a complete silence in the class as it means they do not care about learning.
I begin the class with that question then give them a short description of what I am going to teach on that day. For example: “Today we are going to learn about Binary tree, does anybody know what it is?” At the end of the class, I ask the same question again: “What have we learned in class today?” This time I want the answer from students. I want them to tell me what they have learned in the class. I may ask a student to summarize it for the class as a reminder of things that they have learned. Sometime I may also ask about what they have learned in the previous class: “What did you learn from the previous class, is there anyone who could tell me about it?” By constantly repeat this type of question I give the class a clear message about what they need to learn.
Some teachers give two or three tests each semester and often do not like to review materials before a test. They expect students to be prepared for it. I always give Bi-weekly test and conduct review session before AND after each test in my class. I begin with question: “What do you think will be on the test next week?” I allow students to guess and have them answer that question. For example, a student may say: “I think you will ask us about binary tree.” Then I ask: “If I ask about binary tree then what kind of question would I ask or what kind of problem that you must solve for a binary tree structure?” If they learn something about binary tree, they must know the answer. By having them keep on guessing and answering, they are actively reviewing what they have learned.
If students know what they will learn and what I will teach each day, it will help them to clarify their learning objective. If they know what I will ask them in the test then they know what to study for and it motivates them to learn more. By listening to their guessing and answering, I know what they know and what they do not know well so I can explain to them again about what they need to learn. After the test review, I prepare the test based on what we have discussed in class.
Immediately after the test, I conduct another review by asking: “What is the most difficult question in this test?” By doing that, I remind them on what they have missed so they will recall what they have learned or not learned well. As students tell me which questions that they find difficulty, I will explain to them about the correct answers so they have another chance to learn it. To me, the Bi-weekly test is just another review to make sure that they all learn the materials well. The test is just a measure of their learning progress and a motivating activity for them to want to learn more.
When I taught in Asia, some professors disagreed with this method. They said I were “Cheating” because I told students what I will put on the test since many students were doing very well in my course. I asked them: “What is the purpose of an education? Do we want students to learn something or do we want to eliminate them? What is the purpose of a test? In the ancient time, a test is designed to eliminate most people in order to select a few to serve the emperor. That concept is obsolete already. Today education is NOT for a few elites but for everybody. Today education is a driver for economy and it needs to develop more knowledgeable people. With active learning, the test is only a measurement of students’ progress as they are learning. An educator’s job is to help them, encourage them, and motivate them to learn more. We need to put more efforts in supporting students to build a strong foundation and continue to learn new things as technology changes fast. By threatening them with tests, by putting pressure on them, by eliminate them, we are discouraging students to learn and make testing into something that students fear. If they are afraid of learning, they will never adopt a lifelong learning and learning often ends when they graduate from school. In my own opinion, that is NOT a good education.