10 Jun, 2021
Học tích cực
Trong lớp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại thông minh trong bài giảng và thảo luận trên lớp. Tôi để cho sinh viên biết rằng mọi thứ tôi chiếu trên lớp là sẵn có trực tuyến mà họ có thể tải xuống trước khi lên lớp. Không cần ghi chép nhưng điều quan trọng với họ là chú ý và tham gia vào trong thảo luận. Tôi bảo họ rằng họ không thể nghe bài giảng và đồng thời nhận và gửi tin nhắn cho bạn gái hay bạn trai của họ trên điện thoại thông minh của họ. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop hay điện thoại thông minh đồng thời. Vì khó thuyết phục được họ do một số sinh viên tin rằng họ có thể làm cả hai việc được cho nên tuần trước, tôi cho lớp cái gì đó để chứng minh quan điểm của tôi.
Trong môn “Công nghệ và thị trường tương lai” của tôi, tôi cho phép nửa lớp bên phải nhận và gửi tin nhắn cho bạn bè họ hay dùng laptop để kiểm hay gửi email trong bài giảng nhưng bên trái phải tắt điện thoại và laptop. Sau bài giảng, tôi cho lớp bài kiểm tra 20 câu hỏi dựa trên bài giảng ngày đó. Kết quả là mọi sinh viên ngồi bên trái được điểm cao hơn nhiều với bài kiểm tra này. Sinh viên ở bên phải, những người thường gửi tin nhắn hay kiểm email chỉ có thể trả lời ít hơn một nửa các câu hỏi. Bây giờ cả lớp hiểu rằng họ không thể làm được nhiều thứ đồng thời. Họ càng dùng laptop hay điện thoại thông minh, họ càng ít học được gì. Sau trình diễn đơn giản này, không ai phàn nàn về qui tắc tắt các thiết bị trong lớp của tôi.
Ở đại học, qui tắc học tập là “Với một giờ trên lớp, sinh viên phải dành ra ít nhất hai tới ba giờ ngoài lớp để học và làm bài tập về nhà.” Với hầu hết sinh viên điều đó có nghĩa là 28 tới 32 giờ học một tuần. Nhưng sinh viên thực sự dành bao nhiêu giờ cho việc học trong tuần? Tôi thường hỏi các sinh viên: “Chúng ta hãy thực thà với nhau, các em có thực dành nhiều giờ để học không?” Câu trả lời hiển nhiên là “Không.” Sự kiện là phần lớn sinh viên chỉ dành quãng 10 giờ hay 15 giờ hay quãng một nửa điều họ cần học. Để khuyến khích sinh viên hội tụ nhiều hơn vào học tập, tôi thường hỏi các câu hỏi khi tôi gặp họ trong phòng hay ở sân trường: “Em đang học cái gì hôm nay?” hay “Em đang học gì về toán trong tuần này?” Tôi không hỏi họ về môn của tôi nhưng hỏi họ liệu họ có tập trung vào học cái gì đó không. Tôi thỉnh thoảng còn đùa: “Đừng nói với thầy là em không học gì đấy nhé.” Tất nhiên, một số sinh viên không thoải mái với loại câu hỏi đó nhưng cuối cùng, họ biết rằng tôi chăm nom và quan tâm tới họ cho nên nhiều người đổi thái độ. Họ bắt đầu kể cho tôi về những khó khăn của họ, vấn đề của họ và mối quan tâm của họ và bằng việc biết họ, tôi có thể cung cấp những lời khuyên hữu dụng. Sau từng bài kiểm tra hay sau thảo luận trên lớp, tôi thường hỏi: “Các em đã học được gì từ bài kiểm tra hôm nay mà các em sẽ nhớ trong một thời gian dài?” hay “Các em đã học được gì về thảo luận trên lớp hôm nay? Có cái gì mà các em vẫn cảm thấy không rõ ràng không? Bằng việc hỏi các câu hỏi, bạn biết điều sinh viên nghĩ, điều họ học, và điều họ không hiểu.
Trước từng bài kiểm tra, tôi thường có một phiên ôn tập nhưng thay vì nói qua tài liệu môn học, tôi yêu cầu sinh viên làm việc ôn tập. Tôi yêu cầu họ làm việc trong tổ để trả lời câu hỏi: “Cái gì sẽ có trong bài kiểm tra?” Tôi để họ đoán các câu hỏi rồi thảo luận câu trả lời với nhau. Sau đó, tôi gọi từng nhóm để trình bày cho lớp về điều họ nghĩ câu hỏi có thể sẽ là gì và câu trả lời nên là gì. Bằng việc phát sinh ra “những câu hỏi và câu trả lời có thể” của sinh viên trong lớp, phần lớn sinh viên sẽ học được nhiều hơn vì họ phải ôn lại mọi tài liệu để đoán các câu hỏi cũng như câu trả lời. Phương pháp “học tích cực” này buộc sinh viên phải học. Thay vì chờ đợi thụ động để thầy giáo làm bài ôn tập tài liệu môn học, họ phải chú ý và hội tụ vào việc học riêng của họ.
Khi tôi dùng phương pháp học tích cực này ở Trung Quốc, một số giáo sư hỏi: “Nó là gian lận sao? Sao lại cho sinh viên mọi câu hỏi và câu trả lời?” Tôi bảo họ: “Là thầy giáo, chúng ta biết câu hỏi nào cần hỏi và câu trả lời là gì cho nên tại sao làm ôn tập cho họ trước khi kiểm tra? Chính sinh viên mới cần học, cần thực hành và phát triển kĩ năng của họ. Việc của chúng ta là “tạo điều kiện cho việc học, không phải là cho họ câu trả lời để họ có thể ghi nhớ.” Sinh viên phải thảo luận với những người khác để tự họ tìm ra câu trả lời đúng và đây là chỗ việc học xảy ra. Câu trả lời được thầy giáo cho không phải là giúp đỡ vì sinh viên sẽ ghi nhớ nó. Câu trả lời mà sinh viên đi tới sau khi họ phân tích và thảo luận với nhau thực tế mới là “học thực” và đó là điều “học tích cực” là gì.”
Mỗi ngày, quãng 10 phút trước khi kết thúc lớp, tôi yêu cầu sinh viên ôn tập lại tài liệu môn học mà họ vừa học cùng người khác và nhận diện ba điểm quan trọng nhất rồi tôi ngẫu nhiên chọn một sinh viên lên tóm tắt điều đó cho cả lớp. Bằng việc làm điều này, tôi muốn chắc rằng sinh viên chú ý tới bài giảng của tôi và tài liệu môn học và họ phải diễn đạt điều họ đã học cho cả lớp. Điều này cũng sẽ cải tiến kĩ năng trình bày của họ vì không ai biết tôi sẽ gọi ai làm việc tóm tắt này. Tất nhiên, để khuyến khích họ, tôi sẽ cho điểm thưởng phụ cho sinh viên nếu họ có thể tóm tắt nội dung bản chất từ lớp. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng họ thực sự thích kĩ thuật này vì họ học được nhiều trong từng buổi lên lớp.
—English version—
Active learning
In my class I often ask students to close their laptops and turn off their smartphones during lectures and class discussions. I let students know that everything that I show in class is available online where they can download them before class. There is no need to take notes but it is important for them to pay attention and participate in discussion. I tell them that they cannot listen to lecture and at the same time receive and send text messages to their girlfriends or boyfriends on their smartphone. Of course students often argue that they can listen to lectures and use their laptops or smartphones simultaneously. Since it is difficult to convince them as some students believe that they can do both so last week, I gave the class something to do to prove my view.
In my “Technologies and Future Markets” course, I allow half of the class on my right side to receive and send text message to their friends or use laptops to check or send email during the lecture but the left side must turn off their phones and laptops. After the lecture, I gave the class a 20 questions quiz based on that day lecture. The result was all students who sit on the left side scored much higher on the quiz. Students on the right side, who often text messages or check email can only answer about less than half of the questions. Now the whole class understands that they cannot do many things at the same time. The more they use laptops or smartphones, the less they learn anything. After this simple demonstration, nobody complains about turn off their devices rule in my class.
In college, the study rule is “For every one hour in class, students should spend at least two to three hours outside of class studying and doing homeworks.” For most students it means 28 to 32 hours of studying per week. But how many hours students really spend on studying per week? I often ask my students: “Let us be honest with each other, do you really spend that much hours to study?” The obvious answer is “No.” The fact is most students only spend about 10 hours or 15 hours or about half of what they need to study. To encourage students to focus more on studying, I often ask questions when I see them in the hall or in school yard: “What are you learning today?” or “What have you been learning in mathematics this week?” I do not ask them about my course but ask them whether they have focused on learning something. I occasionally jokingly say: “Do not tell me that you have not studying anything.” Of course, some students are not comfortable with that kind of questions but eventually, they know that I care and concern for them so many change their attitude. They begin to tell me about their difficulties, their problems and their concerns and by knowing them, I can provide useful advices. After each test or after class discussion, I often ask: “What did you learn from the test today that you will remember for a long time?” or “What did you learn about the class discussion today? Is there anything that you still feel unclear? By asking questions, you know what students think, what they learn, and what they do not understand.
Before each test, I often have a review session but instead of go over the course materials, I ask students to do the review. I ask them to work in groups to answer the question: “What will be on the test?” I let them guess the questions then discuss the answer with each other. After that, I call each group to tell the class about what they think the possible question would be and what the answer should be. By generating “possible questions and answers” by students in class, most students will learn more because they have to review all materials to guess the questions as well as the answers. This “active learning” method forces students to learn. Instead of passively waiting for teacher to review course materials, they must pay attention and focus on their own learning.
When I used this active learning method in China, some professors asked: “It is cheating? Why give students all the questions and answers? I told them: “As teachers, we know what questions to ask and what the answers are so why review them before the test? It is the students who need to study, to practice and to develop their skills. Our job is to “facilitate the learning”, not to give them the answers so they can memorize. Students have to discuss with others to find the correct answers themselves and this is where learning happen. An answer given by teachers is not helpful since students will memorize it. An answer that students come up with after they analyze and discuss with each other is actually “true learning” and that is what “active learning” is.”
Each day, about ten minutes before the end of class, I ask students to review course materials that they just learn with another person and identify three important points then I randomly select one student to summarize that for the whole class. By doing this, I want to make sure that students pay attention to my lecture and course materials and they must express what they have learned to the whole class. This will also improve their presentation skills as nobody know who I would call to do the summary. Of course, to encourage them, I would give extra bonus points to students if they can summarize essential content from the class. Most students tell me that they really like this technique as they learn more in each class.