08 Apr, 2021
Học bằng đọc
Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Ngày nay sinh viên không muốn đọc. Làm cho họ đọc thật khó. Phần lớn chỉ đọc hời hợt để qua được kiểm tra. Làm sao tôi làm cho họ đọc nhiều hơn được?”
Đáp: Trong nhiều năm tôi cũng phải giải quyết vấn đề này nữa. Lí do sinh viên không muốn đọc là vì họ không có thói quen đọc tốt. Ngày nay phần lớn sinh viên lớn lên với TV, MP3, trò chơi video, và Internet thay vì sách. Họ muốn cái gì đó tương tác, ngắn và nhanh, vì họ không phải kiên nhẫn đọc sách. Trong mọi lớp của tôi, tôi làm rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu rằng việc đọc là điều buộc phải làm. Tôi không tóm tắt điều có trong những bài phải đọc này nhưng ưa thích dùng thời gian trên lớp cho thảo luận. Tất nhiên, sinh viên không tin vào điều đó cho nên tôi bắt đầu tuần đầu tiên với bài kiểm tra dựa trên bài phải đọc. Đây là cú “sốc” và nhiều người lớn tiếng phàn nàn. Bài kiểm tra thứ hai ở tuần tiếp theo cũng như vậy với nhiều tài liệu hơn từ bài phải đọc. Đến lúc đó sinh viên nhận ra thông điệp của tôi và bắt đầu đọc.
Để khuyến khích sinh viên đọc trước khi lên lớp, tôi bắt đầu từng lớp với các câu hỏi từ tài liệu đọc. Tôi hỏi họ về khái niệm then chốt và cách nó liên quan tới mục tiêu học tập chính của môn học. Rồi tôi giải thích cách nó sẽ được dùng về sau trong nghề nghiệp chuyên môn của họ. Khi sinh viên hiểu lí do “tại sao” họ cần biết những tài liệu này và cách chúng làm lợi cho họ, thái độ của họ thay đổi. Chẳng hạn, trong lớp quản lí dự án, tôi bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao nhiều dự án thế thất bại?”, “Tại sao khách hàng không hài lòng với phần mềm?” Những câu hỏi này đưa tới thảo luận về nguyên nhân của thất bại dự án và cách cải thiện nó. Từ đó tôi để sinh viên đi tới kết luận riêng của họ về kĩ năng nào họ cần có để là người quản lí dự án giỏi. Từ kết luận của họ, tôi đòi hỏi họ đọc các bài báo mỗi tuần về các kĩ năng đặc biệt trước khi lên lớp để cho họ có thể đến lớp sẵn sàng thảo luận. Bằng việc làm rõ ràng về ích lợi của việc đọc bài và tại sao họ cần nó, sinh viên được khuyến khích đọc.
Tất nhiên, có những sinh viên đọc tài liệu một lần hay đọc lướt qua nó nhanh chóng chỉ để qua kì thi. Tôi nhắc họ rằng tôi sẽ dùng lại các tài liệu từ các tuần đầu cho bài kiểm tra tiếp, nếu họ chỉ đọc lướt qua vài bài đọc, họ sẽ phải đọc lại những tài liệu này lần nữa cho bài kiểm tra tiếp cũng như cho bài kiểm tra kết thúc. Cách tốt nhất để tránh vấn đề này là đọc cẩn thận mọi thứ vài lần cho tới khi họ hiểu rõ nó để cho họ không phải đọc lại chúng trước mỗi lần kiểm tra. Tôi cũng giải thích rằng trong trường trung học việc đọc ngụ ý ghi nhớ, tôi dùng những câu hỏi “đầu mở” trong bài kiểm tra mà sinh viên phải giải thích bằng hiểu biết của họ để giải vấn đề.
Với lớp chuyên sâu ở mức tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành một số bài đọc mà họ tìm trên Internet theo cách riêng của họ. Bắt đầu mỗi lớp, họ dành quãng năm phút để giải thích cho lớp về cách họ đọc tài liệu; chỗ họ tìm thấy nó, và cái gì quan trọng trong việc đọc. Kiểu thảo luận này yêu cầu sinh viên nói với nhau về việc đọc của họ. Những bài đọc này sẽ là mấu chốt cho nghề nghiệp về sau bởi vì nó cho phép họ tìm mối quan tâm riêng của họ thay vì điều giáo sư phân cho họ. Khi môn học tiến triển, các hoạt động phát triển thách thức hơn, thảo luận trở nên hăng hơn khi sinh viên thách thức lẫn nhau về điều họ biết. Đây là điều việc học đúng xảy ra mà không có giáo sư tham gia. Thảo luận của họ sẽ đưa họ tới hình thành kết nối giữa điều họ thích và nghề nghiệp tương lai của họ. Chẳng hạn, nếu họ thích đọc nhiều về viết mã, họ có thể trở thành người phát triển. Nếu họ thích đọc về kiến trúc phần mềm, họ có xu hướng là người thiết kế v.v.
Học bằng đọc là bản chất cho nghề nghiệp của bạn bởi vì nó sẽ xây dựng thói quen học liên tục và sinh viên cần xây dựng thói quen này sớm nhất có thể được. Trong thời đại thông tin này, mọi người đều phải là người học cả đời.
—-English version—-
Learning by reading
A young college professor wrote to me: “Today students do not want to read. Getting them to read is difficult. Most only read superficially just to past the test. How do I make them reading more?
Answer: For years I also have to deal with this problem too. The reason students do not want to read because they do not have good reading habit. Today most students grow up with TV, MP3, Videogames, and Internet instead of books. They want something interactive, short and quick, as they do not have the patient to read books. In all of my classes, I make clear from the beginning that reading is required. I do not summarize what is in these reading assignments but prefer to use class time for discussion. Of course, students do not believe it so I start the first week with a test based on the reading assignment. This is a “Shock” and many complain loudly. The second test in the following week is the same with more materials from reading assignments. By that time students get my message and begin to read.
To encourage students to read before coming to class, I start each class with questions from reading materials. I ask them about key concept and how does it relate to the course main learning objectives. Then I explain how it will be used later in their professional career. When students understand the reason “Why” they need to know these materials and how they benefit them, their attitude changes. For example, in the project management class, I begin with the question: “Why do so many software projects failed?”, “Why customers are not happy with software?” These questions lead to the discussion about the causes of project failure and how to improve it. From there I let students to come up with their own conclusion on what skills they need to be a good project manager. From their conclusions, I ask them to read articles each week on specific skills before class so they can come to class ready to discuss. By making it clear about the benefits of reading assignment and why they need it, students are motivated to read.
Of course, there are students who only read materials once or skimming it quickly just to pass the test. I remind them that I will reuse materials from weeks earlier for the next test, if they only skimming through some readings, they will have to read these materials again for the coming tests as well as for the final test. The best way to avoid this issue is to carefully read everything several times until they understand it well so they do not have to reread them before each test. I also explain that in high school reading implies memorization of key ideas but college reading is about understanding. Instead of focus on memorization, I use “open-ended” questions in tests that students must explain their understanding to solve problems.
For advanced classes at graduate level, students must complete some readings that they found on the Internet on their own. At the beginning of each class, they spend about five minutes explain to the class about how they read the material; where they found it, and what are important in the reading. This type of discussion requires students to talk to one another about their readings. These readings will be crucial to their career later because it allows them to find their own interests instead of what the professor assign to them. As the course progresses, activities grow more challenging, discussion become intense as students challenge each other for what they know. This is what true learning takes place without professor involvement. Their discussion will lead them to form connections between what they like and their future careers. For example, if they like to read more about coding, they may want to be developers. If they like to read about software architecture, they tend to be a design person etc.
Learning by reading is essential to your career because it will build a continuous learning habit and students need to build this habit as early as possible. In this information age, everybody must be a lifelong learner.