Một sinh viên viết cho tôi sau khi đọc bài blog về “Tranh cãi giáo dục” và hỏi ý kiến tôi liệu giáo dục có nên được móc nối với việc làm không.

Câu trả lời của tôi: Giáo dục là quá trình phát triển tri thức để có tư cách đúng và thu nhận năng lực kĩ năng. Bạn có thể thấy cụm từ “tư cách đúng” ở phía trước “năng lực kĩ năng” bởi vì giáo dục chịu trách nhiệm cho phát triển các nhân có trách nhiệm, đạo đức, luân lí trước hết. Những người này đến lượt thu nhận tri thức và tạo ra một xã hội coi trọng các nguyên lí này. Chỉ bằng việc có con người đạo đức, luân lí và kĩ năng mà tiến bộ xã hội có thể được đạt tới. Nói cách khác, giáo dục tạo ra công dân có trách nhiệm, những người đóng góp cho việc tạo ra giàu có cho đất nước. Có nhiều điều nữa trong giáo dục hơn chỉ là kiếm việc làm.

Hiện thời một số sinh viên đang tập trung chỉ vào khía cạnh kinh tế để kiếm việc làm tốt hơn về khía cạnh tài chính thay vì thu nhận tri thức và kĩ năng để làm lợi cho họ trong cả đời họ. Nếu tiền là mục đích duy nhất, một số người sẽ làm bất kì cái gì, kể cả gian lận, sao chép, và bất kì hành vi phi đạo đức nào chỉ để có được bằng đại học. Họ tin rằng tấm bằng sẽ cho họ điều họ muốn. Trong trường hợp đó, mục đích thực của giáo dục thất bại.

Khi giáo dục không có khả năng đáp ứng cho nhu cầu của mọi người và xã hội của nó mà chỉ vì các mục tiêu tài chính thì điều đó có thể trở thành thảm hoạ. Chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ đã xảy ra trên khắp thế giới. Chẳng hạn, ở châu Phi tài nguyên tự nhiên đang tan biến nhanh chóng chỉ để đạt tới nhu cầu tài chính cho vài người. Chúng ta có thể thấy mọi người bóc lột nhau ở mọi nước. Chính do tham của vài người chủ ngân hàng và người đầu cơ tài chính Mĩ đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và tất nhiên còn nhiều nữa. Bằng đại học có thể giúp một người kiếm được việc làm nhưng không có đạo đức và trách nhiệm, một số người có thể dùng chức vụ của họ vì sự vị kỉ của riêng họ thay vì đóng góp cho xã hội. Để tránh vấn đề này, hệ thống giáo dục phải hội tụ vào tính toàn bộ của cá nhân bằng việc nhấn mạnh nhiều hơn vào giá trị, trách nhiệm và quyền công dân. Tri thức kĩ thuật là quan trọng trong môi trường ngày nay nhưng giáo dục không phải là về dạy kĩ thuật hay giúp cho sinh viên kiếm được việc làm mà phải nhiều hơn thế nhiều.

Ngày nay một số sinh viên tới trường với một mục đích duy nhất: Kiếm việc làm, bất kì việc gì. Nhiều người phàn nàn rằng điều họ học chẳng liên quan gì tới việc giúp cho họ kiếm việc làm và giáo dục nên được móc nối với thị trường việc làm. Câu hỏi là: Trong trường hợp đó, chúng ta có nên trách hệ thống giáo dục không? Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào tình huống này chúng ta có thể thấy rằng giáo dục không phải duy nhất đáng trách. Khi vào đại học, sinh viên có nhiều chọn lựa để chọn học cái gì. Nhiều sinh viên không theo xu hướng thị trường để biết việc làm nào là nóng và nhu cầu thị trường việc làm là gì. Họ cứ học bất kì môn nào, học bất kì lĩnh vực nào dễ dàng để cho họ không phải học tập vất vả. Nhiều người bỏ lớp, nhiều người gian lận trong các kì thi và không thu được mấy tri thức. Thay vì được giáo dục, họ chỉ muốn bằng cấp. Đó là lí do tại sao số sinh viên tốt nghiệp nhưng thất nghiệp đang tăng lên cả ở các nước đã phát triển lẫn đang phát triển.

Tất nhiên, cũng có nhiều hệ thống giáo dục lạc hậu. Chúng là sản phẩm của hệ thống thuộc địa nơi sinh viên được cổ vũ cạnh tranh nhưng chỉ vài người được chọn qua các kì thi nghiêm ngặt. Thay vì phát triển con người tri thức và có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu của đất nước, chúng chỉ tạo ra vài người ưu tú để làm việc cho chính quyền thuộc địa. Hệ thống đó phải thay đổi. Ngày nay, các chương trình đào tạo tốt vẫn còn thiếu ở nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển. Ở những chỗ đó, sinh viên được dạy chủ yếu về lí thuyết với sách được viết từ nhiều năm trước. Không có cải tiến lớn một số lĩnh vực học tập là vô mục đích và đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm thích hợp. Tôi tin rằng khi thời gian thay đổi, nhu cầu cũng thay đổi, và giáo dục nên được thay đổi tương ứng với nhu cầu của xã hội.

—-English version—-

Education and jobs

A student wrote to me after reading the blog article on “Education debate” and asked for my opinion whether education should be linked to jobs.

My answer: Education is the process of develop knowledge for proper conduct and acquiring skills competency. You can see that the phrase “Proper conduct” is in front of “Skill competency” because education is responsible for the development of responsible, moral, ethical individuals first. These people in turn acquire knowledge and create a society that values these principles. Only by having moral, ethical, and skilled people, progress to society can be achieved. In other word, education produces responsible citizens, who contribute to the creation of wealth for a country. There are much more in education than just getting jobs.

Currently some students are focusing only on the economic factor for seeking better jobs with financial aspect rather than acquiring knowledge and skills to benefit them for their whole life. If money is the only goal, some will do anything, including cheating, copying, and any unethical behavior just to get the college degree. They believe that the degree will get them what they want. In that case, the real purpose of education fails.

When education is unable to meet the needs of people and its society but only for financial objectivities than it can become a disaster. We can see many examples that happened all over the world. For example, in Africa natural sources are vanishing fast just for achieve financial needs of a few people. We can see people exploit each other in every countries. It was the greed of few U.S. bankers and financial investors that created the global  financial crisis in 2007 and of course, many more. A college degree may help a person to get a job but without moral and responsible, some people may use their positions for their own selfishness instead of contributing to the society. To avoid this issue, education system must focus on the totality of an individual by emphasize more on moral value, responsibility and citizenship. Technical Knowledge is important in today environment but education is not about teaching technical or helping students to get jobs but must be much more than that.

Today some students go to schools with one single goal: To get a job, any jobs. Many complain that what they study has nothing to do with helping them to get jobs and education should be linked to the job market. The question is: In that case, should we blame the education system? If we look deeper into this situation we can find that education is not solely to blame. When go to college, students do have many choices to select what to study. Many students do not follow the market trends to know which are the hot jobs and what the job market needs. They just take any courses, study any easy fields so they do not have to work hard. Many cut classes, many cheat on exams and have not acquire much knowledge. Instead of get educated, they only want the degree. That is why number of graduates but unemployed is rising in both developed and developing countries.

Of course, there are also many obsolete education systems. They are products of a colonial systems where students are encouraged to compete but only a few are selected through rigorous exams. Instead of develop knowledge and skilled people to meet the need of a country, they only produce few elites to work for the colonial government. That system must change. Today, good training program is still lacking in many countries, especially poor and developing countries. In those places, students at taught mainly in theories with books written many years back. Without significant improvement some fields of study are purposeless and that is why many graduates cannot find suitable jobs. I believe that as the time changes, the needs also change, and education should be changed in accordance with the needs of the society.