16 Jan, 2021
Giáo dục và toàn cầu hoá
Trong năm mươi năm qua, các nước đã phát triển chi phối kinh tế thế giới, đóng góp quãng hai phần ba GDP toàn cầu nhưng ngày nay nó tụt xuống còn một nửa.
Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể ít hơn một nửa trong vài năm tới. Phần còn lại của GDP toàn cầu được đóng góp bởi các nước đang phát triển đang nổi lên. Dịch chuyển trong GDP toàn cầu hiển nhiên là kết quả của toàn cầu hoá trong đó các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước đã phát triển và có thể chi phối kinh tế thế giới trong tương lai gần. Sự kiện là chưa đầy mười lăm năm, các nền kinh tế của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang tăng trưởng nhanh hơn cả Mĩ và châu Âu là hiện tượng có ý nghĩa mà không ai có thể dự đoán được. Thành tựu này là bằng chứng mạnh rằng toàn cầu hoá quả có mở ra cơ hội cho các nước biết cách tận dụng ưu thế của nó và cũng gửi dấu hiệu cảnh báo cho những nước bỏ qua nó.
Toàn cầu hoá KHÔNG phải là mới, tác động của nó được viết rõ trong các sách nhưng nhiều người KHÔNG coi nó một cách nghiêm túc. Họ chỉ xem nó như việc mở ra nhiều thị trường hơn để bán sản phẩm hay cách thức mới để kiếm lao động chi phí thấp. Họ bỏ qua nguyên lí nền tảng nói rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào ba yếu tố: Cung cấp công nhân, tri thức và kĩ năng của họ, và năng suất của họ. Khi số công nhân trong các nước phát triển sụt giảm bởi vì tỉ lệ sinh thấp, nhiều người tới tuổi nghỉ hưu nhưng KHÔNG được thay thế bằng công nhân trẻ hơn, kết quả của chế tạo đi xuống khi các công ti phải khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp, cho nên cuối cùng nền kinh tế của họ cũng sụt giảm.
Chẳng hạn, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2, lên tới đỉnh quanh năm 1980 nhưng bắt đầu sút giảm vào giữa những năm 1990 do số công nhân bắt đầu co lại, số người về hưu mọi lúc đều lên cao, và công nhân hiện thời quan tâm nhiều hơn tới việc giữ việc làm của họ nhưng KHÔNG quan tâm về cái gì khác. Ngày nay Nhật Bản cũng đang đối diện với các vấn đề tương tự nhưng có khả năng duy trì sức mạnh của họ do năng suất cao của công nhân có kĩ năng của họ và đầu tư của họ vào công nghệ cao. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tới điểm dừng cho nó. Ngày nay cả Mĩ và các nước châu Âu đang vật lộn với số các công ti mất kinh doanh chưa hề có trước đây, hàng triệu công nhân thất nghiệp, nhiều nhà máy đóng cửa khi nền kinh tế của họ rơi vào trong suy thoái.
Tại sao các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang làm tốt vậy? Theo ý kiến tôi, các nước này tất cả đều có nguồn cung cấp công nhân trẻ hơn Mĩ và châu Âu, điều là một trong những yếu tố cho tăng trưởng kinh tế. Lí do khác là những công nhân này có động cơ cao để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn bằng việc sẵn lòng làm việc nhiều hơn so với người tương xứng ở Mĩ và châu Âu. Điều đó cho họ ưu thế đáng kể về chi phí, điều đem tới nhiều đầu tư nước ngoài và công việc cho nước họ. Các nhân tố này dẫn lái cho kinh tế của họ tăng trưởng với tỉ lệ chưa từng có trước đây, nhanh hơn bất kì tỉ lệ nào người ta có thể dự đoán. Tuy nhiên, cạnh tranh then chốt sẽ xác định liệu các nước này có thay thế được sức mạnh của Mĩ và châu Âu không sẽ là về tri thức và kĩ năng và đây là chỗ giáo dục sẽ đóng vai trò quan trọng.
Nếu chúng ta nhìn ngược lại thời gian, chúng ta có thể thấy rằng phát triển kinh tế nhanh chóng của châu Á từ thế chiến 2 đã bắt đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, rồi tới Singapore, và cuối cùng tới Ấn Độ và Trung Quốc. Tất cả những nước này đều thừa nhận tầm quan trọng của lực lượng lao động có giáo dục để dẫn lái tăng trưởng kinh tế. Họ hiểu rằng công nhân và năng suất (ưu thế chi phí) là quan trọng để bắt đầu nhưng để duy trì ưu thế này, họ phải đầu tư vào giáo dục. Bắt đầu từ những năm 1960, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài loan đều bắt đầu cải tiến hệ thống giáo dục của họ bằng việc cung cấp cho người của họ việc truy nhập lớn hơn vào giáo dục tốt howen và họ tất cả đã đạt tới những kết quả ấn tượng. Trung Quốc và Ấn Độ đã không bắt đầu cải tiến giáo dục mãi tới những năm 1990 điều giải thích tại sao hai nền kinh tế này tụt lại sau trong ba mươi năm trước.
Ấn Độ đã bắt đầu đại tu giáo dục trong những năm 1980 bằng việc phái số đông giáo sư và sinh viên ra học tập ở nước ngoài và chấp nhận hệ thống giáo dục phương tây. Hội tụ then chốt là vào kĩ nghệ, vật lí và công nghệ. Công nghiệp công nghệ thông tin là kết quả của kế hoạch này nơi nhiều sinh viên được giáo dục ở nước ngoài trở về và bắt đầu công ti riêng của họ. Với môi trường kinh doanh thuận lợi, với chi phí thấp và chất lượng cao, với lực lượng lao động CNTT trẻ và có kĩ năng, thành thạo tiếng Anh, ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ đã trở thành người lãnh đạo thế giới trong giải pháp và dịch vụ CNTT. Ngành công nghiệp CNTT đã nâng Ấn Độ từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thành nước công nghệ cao. Ngày nay thách thức chính ở Ấn Độ là dân số khổng lồ cần nhận được giáo dục tốt, KHÔNG chỉ “những người đặc quyền” như trường hợp của ngành công nghiệp CNTT. Hiện thời, chính phủ Ấn Độ đang làm việc trên kế hoạch giáo dục năng nổ cho phần còn lại của các công dân của nó để phát triển thành nước đã phát triển.
Trung Quốc đã bắt đầu cải tiến giáo dục của mình một cách khác. Thay vì chấp nhận hệ thống giáo dục phương tây, chính sách của họ là tạo ra “hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới” của riêng mình bằng việc chọn lọc vài đại học để nhận được tài trợ lớn của chính phủ với việc hội tụ chính vào chế tạo. Logic là chế tạo có thể tạo ra nhiều việc làm cho đất nước với số dân lớn. Chính phủ cũng khuyến khích các công ti nước ngoài thành lập các nhà máy với điều kiện kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch này đã có tác dụng tốt trong một số năm và Trung Quốc đã trở thành “xưởng máy của thế giới”. Tuy nhiên chế tạo cũng đem tới nhiều hậu quả không mong muốn như ô nhiễm, bẩn đất nông nghiệp, di chuyển công nhân từ vùng sâu vùng xa về các thành phố lớn, và quá nhiều xuất khẩu đã dẫn tới quá phụ thuộc vào các nước ngoài. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều nước giảm nhập khẩu điều gây ra kết quả đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân và thất nghiệp lớn. Gần đây, chính phủ Trung Quốc bắt đầu chú ý tới những hậu quả này và bắt đầu hội tụ nhiều hơn vào công nghệ cao và chấp nhận hệ thống giáo dục phương tây. Tuy nhiên việc đại tu hệ thống giáo dục đang đối diện với sự chống đối mạnh từ các hệ thống giáo dục truyền thống của nó. Một vấn đề chính là số lượng có hạn các giáo sư được giáo dục ở phương tây để dạy giáo trình mới. Cũng có vấn đề giữa “giáo sư già” người chiếm vị trí cấp cao và muốn duy trì cách dạy của họ và “giáo sư trẻ” người chiếm vị trị xếp hạng thấp hơn nhưng muốn chấp nhận hệ thống giảng dạy mới. Chừng nào những vấn đề này còn chưa được giải quyết, trước khi cải tổ cách tiếp cận truyền thống tới giáo trình mới có thể xảy ra, Trung Quốc vẫn phải gửi nhiều sinh viên đi học ở hải ngoại. Trong ba năm qua, số sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài đã lên tới trên nửa triệu người mỗi năm.
Nhiều người tin rằng sau mọi sự suy sụp nền kinh tế bao giờ cũng bật lên trở lại và Mĩ và châu ÂU sẽ có khả năng phục hồi sớm. Tuy nhiên, nếu Ấn Độ và Trung Quốc có thể cải tiến hệ thống giáo dục của họ nhanh chóng thì cân bằng quyền lực có thể dịch chuyển nghiêng về phía họ. Với toàn cầu hoá, mọi sự bao giờ cũng không chắc chắn nhưng câu hỏi còn lại là cái gì sẽ xảy ra khi hai người khổng lồ này bắt đầu chi phối kinh tế thế giới? Điều gì sẽ xảy ra cho các nước đã bỏ qua tác động của toàn cầu hoá? Điều gì sẽ xảy ra cho các nước có hệ thống giáo dục lạc hậu? Mặc dầu không ai có thể dự đoán được tương lai nhưng hệ thống giáo dục không được cải tiến càng lâu, tác hại rất có thể càng lớn hơn. Cơ hội là cái gì đó chỉ xảy ra khi người ta được chuẩn bị.
Hơn bao giờ hết, tôi tin cải tiến giáo dục phải là ưu tiên cao nhất cho mọi nước đang phát triển.
—-English version—-
Education and globalization
For the past fifty years, developed countries dominated the world economy, contributing about two-thirds of the global GDP but today it falls to about a half. If this trend continue, it could be much less than a half in the next few years. The rest of global GDP will be contributed by emerging developing countries. The shift in global GDP is obviously the result of globalization in which developing countries could catch up with developed countries and possible dominate the world economy in the near future. The fact is just less than fifteen years, economies of developing countries such as China, India and Brazil are growing faster than both the U.S and Europe is a significant phenomenon that no one can predict. This achievement is a strong evident that globalization does opens opportunity for countries who know how to take advantage of it and also sends a warning sign to those who ignore it.
Globalization is NOT new, its impacts are well written in books but many people do NOT take it seriously. They only consider it as the opening of more markets to sell products or a new way to get low cost labors. They ignore the fundamental principle which states that economic growth depends on three factors: The supply of workers, their knowledge and skills, and their productivity. As the number of workers in developed countries declines because of low birth rate, many are reaching retirement but NOT being replaced by younger workers, manufacturing outputs are going down as companies outsource works to lower cost countries, so eventually their economies are slowly declining.
For example, Japan’s economy grew quickly after World War 2, reached the top around 1980 but began to decline in mid 1990s due to the number of workers began to shrink, the number of retired people is reaching all time high, and current workers are more concerned about keeping their jobs but NOT on anything else. Today Japan is struggling to maintain its position as an economic power. The U.S and Europe are also facing similar issues but able to maintain their strengths due to the high productivity of their skilled workers and their investment in high technology. The financial crisis in 2008 has put a stop to it. Today both the U.S and European countries are struggling from an unprecedented numbers of company went out of business, millions of workers unemployed, many factories closed as their economies fell deeply into recessions.
Why developing countries such as China, India and Brazil are doing so well? In my opinion, these countries all have large supply of younger workers than the U.S and Europe which is one of the factors for economic growth. Another reason is these workers are highly motivated to make their life better by willing to work for much less than their counterparts in the U.S and Europe. That give them significant advantages on costs which bring in more foreign investments and works to their countries. These factors drive their economies to grow in an unprecedented rate, faster than any one can predict. However, the key competition that will determine whether these countries could overtake the U.S and Europe will be on knowledge and skills and this is where education will play an important role.
In we look back in time, we can see that the rapid economic development of Asia since World War 2 started in Japan, South Korea, Taiwan, then to Singapore, and finally to India and China. All of these countries recognize the importance of an educated workforce to drive economic growth. They understand that workers and productivity (cost advantage) are important to start but to maintain the advantage, they must invest in education. Beginning in the 1960s, Japan, South Korea, and Taiwan all started to improve their education systems by providing their people with greater access to better education and they all achieved impressive results. China and India did not start education improvement until 1990s which explain why these two economies are behind in the past thirty years.
India started its education overhaul in the 1980s by sending massive number of professors and students to study abroad and adopt the western education systems. The key focus are on engineering, physics and technology. The Information technology industry is a result of this plan where many foreign-educated students returned and started their own companies. With favorable business environments, with lower costs and high quality, with young and skilled IT workforce who is fluent in English, Indian’s IT industry has become the world leader in IT solutions and services. The IT industry has lifted India from an agriculture-based economy into a high technology country. Today the main challenge in India is the huge population that need to receive good education, NOT just a few “privilege people” as in the case of the IT industry. Currently, India government is working on an aggressive education plan for the rest of its citizen to grow into a developed country.
China started its education improvement differently. Instead of adopting the western education systems, its policy is to create its own “world-class education system” by select few universities to receive significant government funding with a focus mainly on manufacturing. The logic is manufacturing can create more jobs for a country with large population. The government also encourage foreign companies to set up factories with favorable business conditions to promote economic growth. The plan worked well for a number of years and China has become the “Factory of the world”. However manufacturing also brings many undesirable consequences such as pollution, contamination of agriculture lands, movement of workers from rural areas to big cities, and too much exports has lead to over dependent on foreign countries. When the financial crisis happened, many countries reduced imports which resulted in the closing of factories, lay off workers and significant unemployment. Recently, China government begins to notice these consequences and begin to focus more on high technology and adopt the western education systems. However the overhauling of the education systems is facing strong resistance from its traditional education systems. One major problem is the limited number of western educated professors to teach the new curriculum. There is also issue between “Older professors” who occupied senior positions and wanted to maintain their way of teaching and “Younger professors” who occupied lower ranking positions but want to adopt new teaching system. Until these issues are resolved, before the reform of traditional approaches to new curricula could take place, China has to send more students to study oversea. In the past three years, the number of Chinese students study abroad has reached over half million each year.
Many people believe that after every downturn the economy always bounced back and the U.S and Europe will be able to recover soon. However, if India and China can improve their education system quickly then the balance of power may shift to their favor. With globalization, things are always uncertain but the question remain is what will happen when these two giants begin to dominate the world economy? What will happen for countries that have ignored the impact of globalization? What will happen to countries with a backward education system? Although no one can predict the future but the longer the education system is not improve, the greater the damage is likely to be. Opportunity is something only happen when you are prepared.
More than ever, I believe education improvement must be the highest priority for every developing countries.