Tuần trước, đã có vài bài báo trên các báo chí nói về các môn học công nghệ thông tin và việc vứt bỏ các môn “không cần thiết” của chương trình giáo dục ở một số nước. Đặc biệt hơn, chính phủ Ấn Độ đã đặt mua hàng trăm nghìn máy tính bảng để đưa vào trường tiểu học cho trẻ em có thể học về lập trình ở lứa tuổi sớm. Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy việc dạy khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, xuống các trường tiểu học. Dường như cả hai nước đang chuẩn bị để cạnh tranh dữ dội trong khu vực công nghệ. Câu hỏi là: Đây có phải là ý tưởng hay để bắt đầu đào tạo công nghệ cho trẻ em ở lứa tuổi sớm không?

Một sự kiện là kĩ năng và nhân cách của mọi người xác định thành công của doanh nghiệp. Thành công của nhiều doanh nghiệp xác định ra sự thịnh vượng của nền kinh tế. Thịnh vượng của kinh tế xác định ra sức mạnh của quốc gia. Sức mạnh của quốc gia tác động lên thế giới. Do đó, nền tảng của bất kì quốc gia nào cũng đều được xác định bởi việc phát triển của mọi cá nhân bên trong nước đó. Kết quả là giáo dục và đào tạo cá nhân, từ tiểu học tới đại học, là mấu chốt để xây dựng một nước có nền kinh tế mạnh và thịnh vượng.

Các nhà khoa học đã thấy rằng mọi trẻ em được sinh ra đều có khả năng học vì tất cả chúng đều có các tế bào não nhưng không có “mạch” kết nối chúng. Chính “mạch” của não xác định ra kĩ năng, nhân cách cá nhân mà cá nhân này dùng để giải quyết với môi trường. Những “mạch” này đang phát triển trong đáp ứng với các yếu tố môi trường như giáo dục, tương tác xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Các hoàn cảnh thù nghịch như sỉ nhục, quên lãng và bạo hành thường nảy sinh trong não trẻ em được “kết nối” với tình huống như vậy. Ít hay nhiều, kĩ năng và nhân cách của cá nhân có nguồn gốc trong phát triển từ thời thơ ấu sớm. Bằng việc đầu tư vào giáo dục và phát triển, và qua sự trưởng thành của cá nhân, từ trẻ mới sinh tới người lớn, có thể tạo ra công dân được giáo dục cao và có năng lực của ngày mai. Do đó, cải tiến trong giáo dục phải bắt đầu sớm trong vườn trẻ và trường tiểu học để có hiệu quả.

Vào đầu những năm 1970, Dorothy Nolte một nhà khoa học, đã quan sát rằng giáo dục thời thơ ấu sớm là mấu chốt cho phát triển cá nhân. Bà ấy viết: “Nếu trẻ em sống với phê phán, chúng học kết án. Nếu trẻ em sống với thù địch, chúng học tranh đấu. Nếu trẻ em sống với sợ hãi, chúng học e sợ. Nếu trẻ em sống với thương hại, chúng học cảm thấy thương thân chúng. Nếu trẻ em sống với nhạo báng, chúng học cảm thấy nhút nhát. Nếu trẻ em sống với ghen tị, chúng học cảm thấy đố kị. Nếu trẻ em sống với xấu hổ, chúng học cảm thấy mặc cảm.” Do đó, điều mấu chốt đối với bố mẹ và các nhà giáo dục là chú ý tới môi trường mà trẻ em được nuôi nấng. Bà ấy đưa ra một giải pháp hùng biện: “Nếu trẻ em sống với niềm khích lệ, chúng học tin tưởng. Nếu trẻ em sống với tha thứ, chúng học kiên nhẫn. Nếu trẻ em sống với ca ngợi, chúng học cảm kích. Nếu trẻ em sống với chấp nhận, chúng học yêu. Nếu trẻ em sống với chấp thuận, chúng học yêu thích bản thân chúng. Nếu trẻ em sống với thừa nhận, chúng học điều tốt là có mục đích. Nếu trẻ em sống với chia sẻ, chúng học hào phóng. Nếu trẻ em sống với chân thực, chúng học tin cậy. Nếu trẻ em sống với công bằng, chúng học công bằng. Nếu trẻ em sống với lòng tốt và cân nhắc, chúng học kính trọng. Nếu trẻ em sống với an ninh, chúng học có niềm tin vào bản thân chúng và vào những người quanh chúng. Nếu trẻ em sống với sự thân thiết, chúng học thế giới này là chỗ hay để sống ở đó.”

Câu hỏi được nêu ra là liệu hệ thống giáo dục hiện thời có đạt được sứ mệnh của nó về việc phát triển người có giáo dục cao và nhân cách đạo đức để là công dân của tương lai không? Liệu các trường hiện thời có dạy nhiều về nhân cách cũng như sự xuất sắc hàn lâm không?

Theo ý kiến tôi, học sinh ở các trường sơ cấp nên được huấn luyện về đạo làm con như kính trọng bố mẹ, và thầy cô giáo. Chúng cần học lễ phép, có thông cảm và tin cậy. Đây là những nền tảng của mọi hệ thống giáo dục ở châu Á trong hàng nghìn năm. Nền văn hoá của chúng ta coi gia đình như đơn vị chính của xã hội do đó giáo dục và nhân cách đạo đức tốt phải bắt đầu từ gia đình.

Đến lúc học sinh đi tới trường trung học, chúng nên được dạy về đạo đức, chính trực, trách nhiệm, công bằng và khiêm tốn. Ở trường trung học, học sinh phát triển nhân cách khi chúng thám hiểm bên trong bản thân chúng về các phẩm chất của mối quan hệ, tình bạn, qua hoạt động độc lập riêng của chúng. Đây là lúc lịch sử và văn hoá quốc gia là quan trọng vì chúng bắt đầu phát triển nhận thức của chúng về căn cước và đánh giá về các hoạt động nhân văn và xã hội. Họ sinh nên được khuyến khích phát triển tin tưởng của chúng để tương tác hài hoà với người khác và nhận trách nhiệm về hành động riêng của chúng.

Đến lúc học sinh vào đại học, chúng đã phát triển nhân cách đạo đức, trách nhiệm vững chắc cho riêng họ, gia đình họ và đất nước họ. Đây là lúc họ nên được trao cho cơ hội theo đuổi mối quan tâm hàn lâm riêng của họ và thám hiểm tiềm năng của họ trong khoa học, công nghệ, nghệ thuật, con người và kinh doanh. Với đào tạo đúng, họ có thể phát triển khả năng suy nghĩ có phê phán và phân tích cũng như kĩ năng trong sáng tạo và giải quyết vấn đề. Họ nên được khuyến khích theo đuổi tri thức của họ và được chuẩn bị cho nghề nghiệp thành công trong tương lai.

Khái niệm này đã được bắt rễ sâu trong văn hoá châu Á trong hàng nghìn năm và nó đã có tác dụng tốt trong suốt lịch sử. Không may ngày nay nhiều nước bắt đầu bỏ truyền thống này để theo đuổi hệ thống giáo dục mới dựa chủ yếu trên công nghệ. Kiểu giáo dục này thúc đẩy học sinh thành đạt và chuẩn bị nghề nghiệp trong công nghiệp bằng việc thúc đẩy xuất sắc khoa học và công nghệ và khử bỏ các môn học khác. Một số nhà giáo dục chủ trương dạy công nghệ thông tin trong trường tiểu học vì khi trẻ em lớn lên, chúng được chuẩn bị tốt hơn. Trong trường hợp đó, họ giảm mục đích giáo dục từ phát triển “công dân toàn bộ và có trách nhiệm” để tạo ra “công nhân kĩ thuật cho công nghiệp.” Quan niệm về cung cấp nhiều công nhân hơn cho nền kinh tế đang được đề nghị ở Trung Quốc, và một số nước  được đặt cơ sở trên các chương trình tương tự từ các nước phương tây. Điều có tác dụng ở Mĩ hay châu Âu không nhất thiết có nghĩa là nó sẽ làm lợi cho xã hội châu Á. Có khác biệt giữa tri thức và công cụ. Công nghệ chỉ là công cụ để được dùng, không phải là tri thức mà có thể đưa mọi người tới sống tốt hơn, xã hội tốt hơn và tính công dân tốt hơn.

Giáo dục mà không có đạo đức, luân lí và tính trách nhiệm có thể dẫn tới nhiều vấn đề xã hội mà có thể đem tới hỗn độn cho xã hội. Nền giáo dục coi cá nhân là có giá trị thay vì gia đình, nơi thành công được dựa trên vật chất hơn là nhân cách đạo đức thì không phải là nền giáo dục mong muốn. Nền giáo dục coi năng suất của công nhân là có giá trị, nơi bố mẹ già bị con cái đối xử tệ bạc và bị xã hội coi là “vô dụng” không phải là truyền thống châu Á; nền giáo dục nơi hành vi cá nhân sai trái và kiêu căng ngạo mạn được coi là chấp nhận được, nơi khiêm tốn và luân lí là không có giá trị không bao giờ nên được xem xét tới.

Hơn bao giờ hết, nền giáo dục tốt bắt đầu từ gia đình và trẻ em nên được dạy những giá trị này ở nhà. Người có nhân cách tốt bao giờ cũng có thể học về công nghệ bất kì lúc nào. Tuy nhiên rất khó thay đổi người vô đạo đức, vô luân lí cho dù người đó có bằng cấp cao nhất trong công nghệ.

—-English version—-

Educate children

Last week, there were several newspaper articles about adding information technology courses and eliminate “unnecessary” courses of education programs in some countries. More specifically, Indian government has ordered hundred thousands of tablets to be placed in elementary schools so children can learn about programming at early age. Chinese government also pushes the teaching of science and technology, especially information technology, down to elementary schools. It seemed both countries are preparing to compete fiercely in the technology area. The question is: Is this a good idea to start technology training for children at early age?

It is a fact that the skills and characters of people determine the successful of a business. The success of many businesses determines the prosperity of an economy. The prosperity of an economy determines the strength of a nation. The strength of a nation impacts the world. Therefore, the foundation of any nation is determined by the development of all individuals within that country. As a result, education and training of individuals, from elementary to college, is critical to build a country with strong and prosperous economy.

Scientists have found that all children are born with the ability to learn as they have all the brain cells but not the “circuitry” that connects them. It is the brain “circuitry” that determines individual skills, characters that individual use to deal with the environment. These “circuits” are developing in response to the environmental factors such as the education, social interaction and individual experiences. Adverse conditions such as abuse, neglect, and violence often results in a child’s brain being “connected” to such situation. More or less, the skills and characters of individuals have their origins in early childhood development. By investment in education and development, and throughout the growth of individuals, from babies to adults, it is possible to create highly educated and capable citizens of tomorrow. Therefore, improvement in education must start early in kindergarten and elementary school to be effective.

In early 1970s, Dorothy Nolte a scientists, have observed that early childhood education is critical to the development of an individual. She wrote: “If children live with criticism, they learn to condemn. If children live with hostility, they learn to fight. If children live with fear, they learn to be apprehensive. If children live with pity, they learn to feel sorry for themselves. If children live with ridicule, they learn to feel shy. If children live with jealousy, they learn to feel envy. If children live with shame, they learn to feel guilty.” Therefore, it is critical for parents and educators to pay attention to the environment that children are raised. She offered an eloquent solution: “If children live with encouragement, they learn confidence. If children live with tolerance, they learn patience. If children live with praise, they learn appreciation. If children live with acceptance, they learn to love. If children live with approval, they learn to like themselves. If children live with recognition, they learn it is good to have a goal. If children live with sharing, they learn generosity. If children live with honesty, they learn truthfulness. If children live with fairness, they learn justice. If children live with kindness and consideration, they learn respect. If children live with security, they learn to have faith in themselves and in those about them. If children live with friendliness, they learn the world is a nice place in which to live.”

The question is raised whether current education system has achieved its mission of developing highly educated and ethical character to be citizens of the future? Whether current schools are teaching moral character as well as academic excellence?

In my opinion, students in elementary schools should be trained in filial duty such as respect for parents, and teachers. They need to learn to be polite, have empathy, and trustworthiness. These are the foundations of all education systems in Asia for thousands of year. Our culture considers family as the main unit of society therefore education and good moral character must start with the family.

By the time students go to high school, they should be taught about ethic, integrity, responsibilities, justice and humility. In high school, students are developing characters as they are exploring within themselves about the qualities of relationships, friendships, through their own independent activities. This is the time where national history and culture training are important as they begin to develop their sense of identity and appreciation of humanities and social activities. Student should be encouraged to develop their confidence to interact harmonious with others and takes responsibilities for their own actions.

By the time students go to college, they already have developed moral character, strong responsibilities for their own, for their family, and their country. This is the time when they should be given opportunities to pursue their own academic interests and explore their potential in science, technology, arts, humanities and business. With proper trainings, they can develop the ability to think critically and analytically as well as skills in creativity and problem solving. They should be encouraged in their pursuit of knowledge and prepared for a successful career in the future.

This concept is already deeply rooted in Asian culture for thousands of year and it has been working well throughout history. Unfortunately today countries begin to abandon this tradition in order to pursue a new education system based mostly on technology. This type of education promotes student achievement and preparation for careers in the industry by fostering science and technology excellence and eliminates other courses. Some educators advocate teaching information technology in elementary school because when children grow up, they are better prepared. In that case, they reduce the goal of education from develop a “total and responsible citizens” to produce “technical workers for the industry”. The concept of providing more workers for the economy is being proposed in India, China, and some countries is based on similar programs from western countries. What work in the U.S or Europe does not necessary means it will benefit Asian society. There is a difference between knowledge and tools. Technology is only a tool to be used, not the knowledge that can lead people to better living, better society and better citizenship.

An education without moral, ethic and responsibility can lead to a lot of social problems which can bring chaos to society. An education that value individual instead of family, where success is based on materials rather than moral characters is not a desirable education. An education that value workers’ productivity, where elderly parents are being mistreated by their children and consider “useless” by society is not an Asian tradition; an education where personal misconducts and arrogant are consider acceptable where humility and ethic are not value should never be considered.

More than ever, a good education start at home and children should be taught these values at home. A good character person can always learn about technology at anytime. However it is very difficult to change an immoral, unethical person even that person has the highest degree in technology.