15 Sep, 2015
Đột phá số thức
“Đột phá số thức” là tình huống khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, máy tính cá nhân nổi lên và phá huỷ kinh doanh máy tính lớn; công nghệ di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng) nổi lên và cạnh tranh với kinh doanh máy tính cá nhân...
“Đột phá số thức” là tình huống khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, máy tính cá nhân nổi lên và phá huỷ kinh doanh máy tính lớn; công nghệ di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng) nổi lên và cạnh tranh với kinh doanh máy tính cá nhân.
Đột phá số thức hiện đang xảy ra với tính toán mây, dữ liệu lớn, và Internet vạn vật (IoT). Một người điều hành công ti toàn cầu nói: “Nếu chúng tôi không có chiến lược xử lí với những công nghệ đang nổi lên này, công ti của chúng tôi có thể không kéo dài được năm năm nữa. Để tận dụng ưu thế của đột phá số thức, chúng tôi cần người quản lí hệ thông tin, người có thể giải thích những công nghệ này cho người quản lí doanh nghiệp và giúp cho họ xây dựng chiến lược để tận dụng ưu thế của chúng trước khi đối thủ cạnh tranh làm. Nhưng ngay cả ngày nay cũng vẫn khó tìm được những người quản lí có những kĩ năng này.”
Trên khắp thế giới, có nhu cầu cao về người quản lí công nghệ, người có tri thức về các công nghệ đang nổi lên và có thể giải thích chúng cho người quản lí doanh nghiệp. Vấn đề là phần lớn những người kĩ thuật không có hiểu biết tốt về doanh nghiệp và người doanh nghiệp không có tri thức kĩ thuật đủ để hiểu công nghệ. Nhiều người quản lí kĩ thuật thường hội tụ vào điều họ biết nhưng không chú ý tới công nghệ đang nổi lên. Một người quản lí bảo tôi: “Tôi đang làm tốt với kĩ năng kĩ thuật của tôi cho nên tại sao bận tâm đi học cái gì đó khác?” Đây là thái độ chung trong những người kĩ thuật vì họ không có thái độ học cả đời. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, không có đào tạo và cập nhật liên tục tri thức, có rủi ro lớn vì công nghệ thay đổi và kĩ năng của bạn trở nên lạc hậu. Cùng điều này cũng xảy ra ở mức công ti, nếu công ti không chú ý tới công nghệ đang nổi lên, kinh doanh của họ có thể không kéo dài lâu. Chẳng hạn mười năm trước, Blackberry, Nokia và Motorola là người lãnh đạo trong kinh doang điện thoại di động nhưng bây giờ, đó là Apple và Samsung vì họ không còn trong kinh doanh. Tại sao? Khi công nghệ thay đổi, họ đã không chú ý đủ rồi đã không thay đổi đủ nhanh.
Vì đột phá số thức thay đổi cách thức Công nghệ thông tin làm việc, những người quản lí hệ thông tin phải thường xuyên đọc thêm nhiều về các công nghệ mới để cho họ có thể báo động cho công ti của họ về điều sắp xảy tới. Bằng việc nhanh chóng điều chỉnh doanh nghiệp và đáp ứng nhanh với khách hàng, người quản lí hệ thông tin giỏi phải có khả năng giúp cho công ti hiểu đột phá số thức và cách nó làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Tuần trước, một nhà phân tích Phố Wall đã viết: “Năm năm tới sẽ xác định công ti nào sẽ thịnh vượng lên, công ti nào sẽ sống sót, và công ti nào bị bỏ lại sau. Mọi công ti đều phải nhận ra rằng công nghệ là chiến lược then chốt để làm tăng lợi nhuận và tăng trưởng. Họ phải hiểu rằng chức năng Công nghệ thông tin sẽ được dịch chuyển từ mô hình hỗ trợ sang mô hình tự động hoá và chuẩn hoá đầy đủ. Để sống còn trong thời đại tiến hoá nhanh chóng này, các công ti cần thuê người quản lí công nghệ để tích hợp các qui trình kinh doanh truyền thống của họ với những công nghệ mới này.”
Vài năm trước, đã có nhiều công ti trực tuyến nhưng ngày nay Amazon chi phối thị trường và tiêu diệt phần lớn các đối thủ cạnh tranh. Amazon đang dùng hệ thống phân tích dữ liệu lớn để thu thập và phân tích hoạt động trực tuyến của từng người dùng rồi cá nhân hoá việc cung cấp sản phẩm của họ cho khách hàng. Đây là đe doạ lớn cho các công ti trực tuyến khác mà không cung cấp kiểu dịch vụ này. Bằng việc thúc bẩy năng lực phân tích dữ liệu lớn đang nổi lên của mình, Amazon có thể bán phần lớn các thứ cho khách hàng và đẩy các công ti khác ra khỏi kinh doanh. Khi công ti này bành trướng ra toàn cầu, nó tạo ra đe doạ lớn cho các công ti truyền thống mà không dùng công nghệ này. Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, nhiều công ti hàng đầu sẽ thất bại trong năm năm tới vì họ không thể cạnh tranh được với các công ti có công nghệ tiên tiến vì đột phá số thức có thể tiêu diệt quãng một nửa công ti hiện có trong mười năm tới.”
Thách thức chính cho các công ti truyền thống là làm sao thích ứng công nghệ mới và thay đổi. Trong nhiều năm, những công ti này đã có cấu trúc quản lí nào đó tại chỗ để vận hành doanh nghiệp của họ; phần lớn trong số họ đều là cấu trúc phân cấp với nhiều mức quản lí. Để cạnh tranh trong thị trường ngày nay; những công ti này phải thay đổi chiến lược của họ, giảm mức quản lí, và thích nghi công nghệ để tự động hoá các qui trình của họ để tăng hiệu quả. Đại tu lại cấu trúc của nó trong thời gian ngắn là điều gần như không thể được, đó là lí do tại sao phần lớn các công ti sụp đổ.
Để thích ứng với công nghệ và thay đổi, các công ti cần những người lãnh đạo mạnh có viễn kiến và nhiều người quản lí hệ thông tin mà có thể tự động hoá các qui trình, tích hợp các công nghệ hiện có và công nghệ mới trong toàn công ti. Bên cạnh đó, các công ti cần nhình doanh nghiệp của họ theo cách nhìn của khách hàng để biết họ muốn gì. Qua việc dùng phân tích dữ liệu lớn và phân tích xã hội, các công ti có thể thu thập hoạt động của khách hàng và cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Hơn nữa, bằng việc giảm nhiều mức quản lí, công ti có thể làm cho mọi sự nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bằng việc dùng công nghệ tính toán mây, các công ti tránh đầu tư vào trang thiết bị và dùng vốn để tăng trưởng nhanh hơn trong thị trường toàn cầu.
Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, nhu cầu thay đổi là hiển nhiên. Các công ti truyền thống phải lấy các bước hướng tới tự động hoá đầy đủ doanh nghiệp của họ để vẫn còn tính cạnh tranh. Để tăng trưởng, các công ti cần tối ưu qui trình nội bộ của họ để đáp ứng với nhu cầu thị trường để đi nhanh vào thời đại thông tin. Theo báo cáo công nghiệp, 65% những người chủ công ti quan ngại rằng đột phá số thức đang tới nhanh hơn họ có thể đối phó được và 82% không nghĩ rằng họ có đủ tài năng kĩ thuật để làm cho thay đổi xảy ra. Báo cáo này kết luận rằng đột phá số thức ngày nay đang làm thay đổi mọi công ti thành công ti công nghệ, và mọi nhân viên thành công nhân CNTT. Một quan chức điều hành nói: “Không có công nghệ thông tin bạn không thể cạnh tranh được trong nền kinh tế toàn cầu này. Không thành vấn đề bạn làm gì và kinh doanh của bạn là gì, bạn phải dùng công nghệ thông tin để làm tăng hiệu quả và hiệu năng để duy trì tính cạnh tranh. Không thành vấn đề bằng cấp của bạn là gì, ít nhất bạn phải biết một số kĩ năng công nghệ cơ bản; nếu không bạn sẽ không có khả năng giữ được việc làm của bạn. Chúng ta đang trong Thời đại thông tin, và mọi thứ đều bị công nghệ chỉ đạo.”
Để duy trì tính cạnh tranh, mọi công ti đều phải kiểm điểm lại chiến lược kinh doanh của họ và bổ sung công nghệ vào như yếu tố then chốt để làm tăng lợi nhuận. Nhu cầu dùng công nghệ cũng có nghĩa là mọi công ti sẽ cần nhiều người quản lí hệ thông tin thay vì chỉ người quản lí doanh nghiệp. Ngày nay bằng cấp như thạc sĩ trong Công nghệ thông tin hay người quản lí hệ thông tin được coi là đáng mong muốn cao cũng như bằng thạc sĩ trong Quản trị kinh doanh (MBA) mười năm trước, trước cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện thời phần lớn các chương trình MBA đều thêm các môn công nghệ vào trong đào tạo của họ vì trong nền kinh tế toàn cầu này, nếu bạn không biết công nghệ bạn sẽ không có khả năng có được việc làm. Một giáo sư kinh doanh giải thích: “Một trăm năm trước, nếu bạn không biết cách đọc và viết, bạn không thể có được việc làm. Cùng điều đó là đúng với ngày nay; nếu bạn không biết kĩ năng máy tính bạn sẽ bị thất nghiệp trong thời gian dài.”
Một người quản lí doanh nghiệp than: “Mọi sự thay đổi nhanh tới mức ít người có thể đối phó được. Mọi thứ đều là về sản phẩm mới, kinh nghiệm mới, cách mới để đạt tới khách hàng. Để giữ việc làm, bạn phải học những điều mới mọi lúc và thay đổi nhanh chóng. Bạn không thể bằng lòng với điều bạn có vì có nhiều người muốn có việc làm của bạn. Bạn không thể phụ thuộc và cấu trúc phân cấp thêm nữa vì mọi thứ đang bị làm phẳng ra nhanh chóng. Bạn sẽ không có việc làm nếu có đột phá số thức. Sự kiện này đã được viết rõ ràng ở thị trường chứng khoán Phố Wall: Trong số 50 công ti hàng đầu năm 2000, chỉ 31 công ti còn trên thị trường ngày nay.”
- Nguyên Phong
Từ blog science-technology.vn