Ngày nay sinh viên đại học thường hỏi “Tại sao chúng em học cái này? Tại sao chúng em cần biết cái này? Tại sao chúng em dành nhiều thời gian thế vào cái này? Sao chúng em phải làm cái này?”

Bằng việc giải thích lí do tại sao và cái gì họ cần biết, giáo sư có thể duy trì mối quan tâm của sinh viên và động viên việc học của họ. Thời của sinh viên ngồi yên tĩnh lắng nghe giáo sư đọc bài giảng dài đã qua từ lâu rồi. Ngày nay môi trường học tập năng động hơn và yêu cầu trao đổi thông tin thường xuyên giữa giáo sư và sinh viên. Vả chăng giáo sư cũng nên thảo luận về mục tiêu và mục đích học tập với sinh viên. Sinh viên cần biết tại sao học những tài liệu này sẽ là quan trọng cho nghề nghiệp tương lai của họ.

Vào ngày đầu tiên của môn học, tôi thường thảo luận về chủ định của môn học và cách chúng có liên quan tới các kĩ năng được yêu cầu của công nghiệp và nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Bằng việc giải thích mục đích học tập sinh viên biết điều họ sẽ học khi họ hoàn thành môn học và kĩ năng nào họ sẽ phát triển khi họ hoàn thành bài tập về nhà, câu hỏi và bài kiểm tra. Bằng việc để sinh viên biết về các chủ định, mục đích và ích lợi của việc hoàn thành môn học, sinh viên sẽ có động cơ để học.

Với từng bài giảng, tôi cũng giải thích cách tài liệu có thể giúp cho sinh viên thu lấy tri thức nào đó. Với từng phân công bài tập về nhà mỗi tuần tôi giải thích cho sinh viên cách nó có liên quan tới mục đích học tập của môn học. Làm sao việc đọc bài sẽ giúp cho họ thu được tri thức? Họ phải có khả năng làm cái gì sau khi hoàn thành bài kiểm tra hàng tuần? Tại sao bài tập về nhà tuần này được chọn để đạt tới mục đích học tập nào đó. Khi sinh viên hiểu điều giáo sư yêu cầu họ có thể giúp họ phát triển những kĩ năng nào đó, họ sẽ xem bài giảng, bài tập về nhà và bài đọc thêm là các bài tập có nghĩa hơn là cái gì đó mà họ phải làm để qua được môn học.

Tôi thích bắt đầu mỗi lớp bằng một thảo luận đơn giản trả lời cho ba câu hỏi: Cái gì, Tại sao và Thế nào. Để làm cho sinh viên chú ý và động viên họ học, tôi sẽ đặt ra các câu hỏi cho sinh viên kiểu như “Chúng ta đang làm gì trong lớp này và chúng ta đang cố trả lời cho câu hỏi nào? Hay chúng ta học khái niệm nào hôm nay và chúng ta phải áp dụng khái niệm này vào hoạt động nào?” Bằng việc thảo luận với sinh viên chúng ta để cho họ biết về nội dung của lớp và điều họ cần biết. Rồi tôi đặt ra câu hỏi tiếp kiểu như “Tại sao chúng ta học điều này; làm sao các hoạt động trong lớp này gắn với mục tiêu học tập của môn này. Sinh viên phải có khả năng làm gì sau lớp học hôm nay? Làm sao thông tin và kĩ năng có thể được dùng trong cuộc sống hàng ngày?” Bằng việc trả lời những câu hỏi này, sinh viên hiểu lí do tại sao họ cần áp dụng tri thức để hoàn thành cái gì đó. Sau khi thảo luận với họ, tôi sẽ đặt ra câu hỏi cuối cùng kiểu như “Chúng ta sẽ làm nó thế nào? Việc học xảy ra như thế nào?”

Khi sinh viên hiểu giá trị, chủ định, hoạt động môn học và logic theo đó thầy giáo dạy, họ có nhiều khả năng thấy giá trị của  điều họ đang được yêu cầu học và hệ quả là sẽ tham gia tích cực hơn vào môn học.

—-English version—-

To motivate students

Today college students frequently ask “Why are we learning this? Why do we need to know this? Why are we spending so much time on this? Why do we have to do this?”

By explain the reason why and what they need to know, professors can maintain students’ interest and motivate their learning. The days of students sit quietly to listen for professors to deliver a long lecture is long gone. Today learning environment is more dynamic and requires a frequent exchange of information between professors and students. Moreover professors should discuss the learning objectives and goals with students. Students need to know why learning these materials will be important for their future careers.

In the first day of the course, I often discuss the purposes of the course and how they are relating to the industry’s required skills and their career in the future. By explain the learning goals students know what they will learn when they complete the course and what skills they will develop when they complete homeworks, quizzes, and tests. By letting students know about the purposes, the goals and benefits of completing the course, students will motivate to learn.

For each lecture, I also explain how those materials could helps students to acquire certain knowledge. For each weekly homework assignment I explain to students on how it relates to the course learning goals. How will reading assignment help them obtain certain knowledge. What should they be able to do after completing the weekly test? Why this week’s homework is chosen to achieve certain learning goals. When students understand what the professors ask of them that can help them to develop certain skills, they will see lecture, homeworks and reading assignments as meaningful exercises than something that they must do to pass the course.

I like to start each class with a simple discussion that answers three questions: What, Why, And How. To get students attention and motivate them to learn I would pose questions to the students such as “What are we doing in this class and what questions we try to answer? Or what concepts we learn today and what activities we must do to apply this concept” By discuss with the students we let them know about the class content and what they need to know. Then I pose the next questions such as “Why are we studying this; how are activities in this class tied to the course learning objectives. What should students be able to do after today’s class? How can the information and skills be used in everyday life?” By answering these questions, students understand the reasons why they need to apply the knowledge to accomplish something. After discuss with them, I would pose the last questions such as “How are we going to do it? How will learning take place?”

When students understand the value, purpose, course activities and the logic by which teachers teach, they are more likely to see the value of what they are being asked to learn and consequently will participate more actively in the course.