Khác biệt chính giữa sinh viên người tốt nghiệp đại học và những người không là sinh viên tốt nghiệp là động cơ.

Sinh viên có động cơ học hành chăm chỉ, học nhiều nhất có thể được. Sinh viên thiếu động cơ thường bị tràn ngập bởi công việc trong lớp; gặp khó khăn trong học tập của họ để đáp ứng yêu cầu đại học. Không có động cơ, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các bạn bè không có động cơ khác để dành thời gian cho trò chơi hay tiệc tùng thay vì học tập. Một số bị sao lãng bởi quan hệ với bạn trai hay bạn gái.

Theo một nghiên cứu đại học, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới động cơ của sinh viên: Mối quan tâm của họ với môn học; cảm nhận của họ về tính hữu dụng của nó; ham muốn của họ để thành đạt; tự tin của họ; và kiên nhẫn của họ. Tất nhiên, một số người cũng được động viên bởi việc chấp thuận của gia đình và bạn bè họ.

Nhiều sinh viên bảo tôi rằng nhiệt tình của giáo sư là then chốt cho việc học của họ. Một giáo sư giỏi có thể tạo ra khác biệt lớn. Nếu giáo sư trở nên nhàm hay chán, sinh viên cũng sẽ chán. Nhiệt tình của giáo sư tới từ tin tưởng và kích động về tài liệu môn học mà họ dạy. Nếu giáo sư thích thú dạy, sinh viên sẽ cảm thấy điều đó nữa.

Yếu tố khác là sự tham gia của sinh viên trong lớp. Ngày nay sinh viên rất tích cực, họ không muốn ngồi yên tĩnh và lắng nghe nữa. Phần lớn muốn tham gia và thảo luận về tài liệu trên lớp. Sinh viên học tốt nhất bằng việc làm và giải quyết vấn đề. Giáo sư nên hỏi nhiều câu hỏi trong lớp, thách thức sinh viên tìm câu trả lời. Đừng nói cho họ cái gì đó khi bạn có thể hỏi họ. Khuyến khích họ thảo luận trong chính họ, giải quyết các vấn đề của từng hoàn cảnh nghiên cứu.

Thỉnh thoảng sinh viên không biết tính hữu dụng của tài liệu. Nhiều người thường hỏi: “Sao tôi phải học cái này hay cái nọ?” Cách tốt hơn để dạy là dùng ví dụ, càng nhiều ví dụ càng tốt. Giáo sư nên chỉ ra sự liên quan tới tài liệu môn học với điều họ sẽ cần về sau trong cuộc sống. Một bài báo từ báo chí; một câu chuyện trong tin tức, hay diễn đàn của website có thể chỉ ra cho họ chiều hướng đúng. Giáo sư nên nói cho sinh viên điều họ cần làm thành công trong lớp. Đừng để cho họ đoán mò cái gì được mong đợi ở họ.

Một kĩ thuật khác là tăng sự khó của tài liệu khi tiến trình tiếp diễn. Bắt đầu với vài kiểm tra dễ dàng để khuyến khích sinh viên thành công lúc bắt đầu. Một khi sinh viên cảm thấy họ có thể thành công thì tăng dần mức độ khó. Mọi bài tập lớn hay kì thi nên bao gồm cả các câu hỏi dễ và khó để cho sinh viên có cơ hội kinh nghiệm thành công cũng như thách thức. Cách truyền thống làm cho kì thi thành khó để loại bớt sinh viên không bao giờ nên dùng. Nó tạo ra căng thẳng mà có thể can nhiễu vào học tập. Cách cũ về so sánh sinh viên với nhau cũng nên được tránh.

Nhiều sinh viên đã không học tốt ở đại học vì họ có mục đích nghề nghiệp không rõ ràng. Các giáo sư nên yêu cầu họ tạo ra những mục đích nghề nghiệp hiện thực mà thích hợp với khả năng và mối quan tâm của họ. Nhắc nhở họ rằng những mục đích cá nhân ngắn hạn có thể thường xung đột với mục tiêu giáo dục dài hạn. Để cho họ biết rằng công việc ở trường hiện thời có liên quan tới mục đích nghề nghiệp tương lai của họ.

Gia đình là yếu tố động viên số một cho hầu hết các sinh viên. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là giáo sư tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình sinh viên để động viên và giúp lập kế hoạch cho giáo dục đại học của người đó. Chìa khoá là xây dựng mối liên hệ với phụ huynh học sinh vì giáo sư có thể giúp cho phụ huynh hiểu mọi bước cần thiết trong việc làm cho sinh viên thành công ở đại học.

—-English version—-

Motivation

The major difference between students who graduate college and those who do not is motivation. Students with motivation study hard, learn as much as possible. Students who lack of motivation often feel overwhelmed by class works; have difficulty in their study to meet college requirements. Without motivation, they are easily influenced by other unmotivated friends to spend time for games or parties rather than study. Some are distracted by relationship with boyfriends or girlfriends.

According to a university’s research, there are many factors that affect students’ motivation: Their interest in the subject; their perception of its usefulness; their desire to achieve; their self-confidence; and their patience. Of course, some are also motivated by the approval of their family and friends.

Many students told me that professor’s enthusiasm is the key for their learning. A good professor can make a big difference. If the professor is tired or become bored, students will too. A professor’s enthusiasm comes from confidence and the excitement about course material that they teach. If professors enjoy teaching, students will feel it too.

Another factor is the involvement of students in class. Today students are very active, they do not want to sit quiet and listen anymore. Most want to participate and discuss about the class materials. Students learn best by doing and solving problems. Professors should ask more questions in class, challenge students to find answers. Do not tell them something when you can ask them. Encourage them to discuss among themselves, solve problems of a case study.

Sometime students do not know the usefulness of the materials. Many often ask: “Why do I have to study this or that? A better way to teach is to use examples, the more examples the better. Professors should point out the relevant of the course materials with what they will need later in life. An article from a newspaper; a story in the news, or a website’s forum could point them to the right direction. Professors should tell students what they need to do to succeed in class. Do not let them guess what is expected of them.

Another technique is to increase the difficulty of the material as the course progresses. Start out with some easy tests to encourage students to succeed at the beginning. Once students feel they can succeed then you can gradually increase the difficulty level. Every assignments or exams should include both easier and harder questions so students have a chance to experience success as well as challenge. Traditional way of making exams difficult to eliminate students should never be used, It produces stress which can interfere with learning. The old way of compare students to one another should also be avoid.

Many students did not do well in college because they have unclear career goals. Professors should ask them to produce some realistic career goals that are appropriate to their abilities and interests. Remind them that short-term personal goals may often be in conflict with long-range educational objectives. Let them know that present school work is related to their future career goals.

Families are the number one motivating factor for most students. That is why it is important that professors to enlist the help of a student’s family to motivate and help plan for his or her college education. The key is building contact with the student’s parents because professors can help parents to understand all the steps necessary in getting a student to succeed in college.