15 Jan, 2021
Đối thoại về giáo dục
Tuần trước, việc xếp hạng các đại học thế giới đã được trường đại học Giao thông ở Thượng Hải đưa ra khi họ xếp hạng Harvard là đại học hàng đầu trong tám năm qua.
Trong khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm, họ xếp hạng CMU là số 5 trên thế giới sau Stanford, MIT, Berkeley và Princeton. Bạn có thể kiểm lại xếp hạng của họ tại
http://www.arwu.org/SubjectCS2010.jsp ;
Điều thú vị nhất từ xếp hạng của người Trung Quốc là ở chỗ trong 100 đại học tốt nhất trên thế giới, Mĩ có 54 trường nhưng không đại học nào ở Trung Quốc thậm chí lọt vào tốp 100. Chỉ hai đại học Trung Quốc được xếp vào tốp 200. Tôi rất ngạc nhiên rằng Đại Học Thanh Hoa được xếp hạng 191 và Đại học Bắc Kinh được xếp hạng 199. Tuy nhiên, Báo cáo News Report của Mĩ lại xếp hạng Đại học Thanh Hoa vào số 9 và Đại học Bắc Kinh vào số 10. Khi tôi hỏi một người bạn, giáo sư Yang tại đại Thanh Hoa về sự khác biệt này, ông ấy nói: “Thật đáng thất vọng rằng ít đại học Trung Quốc được xem xét tới trong các trường tốt nhất thế giới, ngay cả theo nguồn Trung Quốc. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục của chúng tôi không đủ tốt như chúng tôi muốn và chúng tôi sẽ phải làm việc gian nan hơn để cải tiến nó.”
Bởi vì tôi cũng dạy ở Đại học Thanh Hoa như giáo sư thỉnh giảng, tôi thấy rằng sinh viên ở đó rất giỏi và chẳng có lí do gì để trường có thể được xếp hạng thấp thế cho nên tôi hỏi ông ấy: “Tại sao ông nghĩ Thanh Hoa được xếp hạng như thế theo nghiên cứu của Trung Quốc, nó phải có lí do nào đó mà tôi không biết”. Ts Yang giải thích: “Từ một người ngoài như ông, ông nhìn mọi thứ khác với ai đó ở bên trong. Cho dù trường chúng tôi rất tốt và phần lớn sinh viên rất có tính cạnh tranh nhưng hệ thống của chúng tôi không hoàn hảo. Sự kiện là thỉnh thoảng chúng tôi phải hạ thấp chuẩn đầu vào để nhận một số sinh viên không đủ tư cách. Nếu cái vào KHÔNG có chất lượng cao thì ông KHÔNG THỂ mong đợi cái ra tốt hơn. Đôi khi, chúng tôi được yêu cầu phải cho thi lại một số sinh viên bởi vì họ đã không làm bài thi tốt. Nếu kết quả của kì thi thứ hai vẫn không tốt hơn, chúng tôi phải cho họ thi lại lần nữa cho tới khi họ qua được. Mỗi lần thi được thực hiện, chúng lại phải hạ thấp chuẩn để cho chúng tôi đáp ứng được chỉ tiêu số lượng. Có vấn đề với việc gian lận trong thi cử giữa một số sinh viên nữa, cho dù điều đó vẫn là phần nhỏ khi so sánh với các trường khác. Nghiên cứu của Jiao Tong ở Thượng Hải đã kiểm lại chất lượng của sinh viên và họ có thể tìm ra cái gì đó. Các nghiên cứu khác như News & World Report của Mĩ đã không hội tụ vào kết quả sinh viên nhưng phần lớn vào nghiên cứu được xuất bản, và tỉ lệ giữa giáo sư và sinh viên. Phương pháp khác nhau dẫn tới các kết luận khác nhau.”
Tôi không hoàn toàn đồng ý với kết luận của bạn tôi vì tôi biết Thanh Hoa là trường xuất sắc với sinh viên giỏi. Nếu có vài trường hợp đặc biệt, họ là ngoại lệ thay vì đa số. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng xếp hạng ARWU của Thượng Hải để đánh giá các đại học Trung Quốc là trong việc xếp hạng xuất sắc toàn thế giới và được nhiều học giả kính trọng cao. Một cuộc điều tra về giáo dục cao hơn do tờ tạp chí The Economist tiến hành đã bình luận rằng “ARWU là việc xếp hạng hàng năm được sử dụng rộng rãi nhất” về các đại học trên thế giới, và tờ Chronicle of Higher Education cũng báo cáo rằng ARWU “được coi là việc xếp hạng quốc tế có ảnh hưởng nhất ngày nay.”
Ts. Yang bảo tôi: “Ngày nay số sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài còn cao hơn sinh viên ở bất kì nước nào. Mỗi năm, quãng nửa triệu người trong số họ rời Trung Quốc đi học ở hải ngoại, vài người hỏi tại sao con số cao thế. Lí do đơn giản: Họ tìm kiếm giáo dục tốt hơn, đào tạo tốt hơn, và cơ hội tốt hơn ở đâu đó. Thiếu giáo dục chất lượng là yếu tố chính làm cho họ phải đi học ở đâu đó khác. Thực tế, Trung Quốc đang đánh mất những sinh viên giỏi nhất nước bởi vì một khi họ ra đi, chỉ vài người quay về. Để giữ các tài năng giỏi nhất, Trung Quốc phải xây dựng nền giáo dục chất lượng tốt và làm cho giáo dục nội địa thành ưu tiên cao nhất. Chính phủ chúng tôi đã chi nhiều tiền vào cải tiến hệ thống giáo dục nhưng điều đó không dễ bởi vì nó yêu cầu một cách nghĩ hoàn toàn khác. Phương pháp truyền thống dựa trên thi cử không còn phù hợp, nó chỉ tạo ra nhiều người với tri thức sách vở mà không có kĩ năng thực hành. Sinh viên của chúng tôi dành nhiều thời gian nhồi nhét sách vở, ghi nhớ các lí thuyết thay vì áp dụng tri thức của họ vào thực hành. Nếu ông hỏi một sinh viên tại sao anh ta tới đại học, có lẽ ông sẽ có được câu trả lời đại loại như: “Để được bằng” hay “Để được việc làm lương cao.” Đó là suy nghĩ hiện thời trong các sinh viên của chúng tôi, bằng cấp là quan trọng hơn tri thức và kĩ năng. Nếu ông hỏi cùng câu hỏi với sinh viên ở Mĩ hay châu Âu câu trả lời chắc sẽ là “Để thu được giáo dục” hay “Để học cái gì đó kích động.” Kết quả buồn nản của nền giáo dục của chúng tôi là chúng tôi học sao chép chứ không sáng tạo, chúng tôi học bắt chước chứ không canh tân. Chừng nào cách nghĩ này còn chưa thay đổi, cải tiến sẽ không xảy ra và đó là lí do tại sao chúng tôi đã không được xếp hạng cao, ngay cả bởi hệ thống xếp hạng của riêng chúng tôi.”
Tất nhiên, không phải mọi người đều đồng ý với Ts. Yang. Một giáo sư giận dữ bảo tôi: “Loại xếp hạng này là vô nghĩa, đầy những thiên vị hướng về phương tây, ông nên bỏ qua nó.” Vị giáo sư khác phàn nàn: “Tôi không biết tại sao chúng tôi nói với thế giới về nhược điểm của nền giáo dục của chúng tôi. Loại chân thành đó tương đương với ngu xuẩn.”
—-English version—-
A conversation about Education
Last week, a ranking of world universities was released by ShanghaiJiaoTongUniversity where they ranked Harvard as the top university for the past eight year. In computer science and software Engineering, they rank CMU as number 5 in the world after Stanford, MIT, Berkeley and Princeton. You could check their ranking in http://www.arwu.org/SubjectCS2010.jsp ;
The most interesting from this Chinese ranking was that among 100 best universities in the world, the U.S has 54 but no university in China even make it to the top 100. Only two Chinese universities were ranked in the top 200. I was very surprised that TsinghuaUniversity was ranked 191 and PekingUniversity was ranked 199. However, the U.S News Report ranking put TsinghuaUniversity at number 9 and PekingUniversity at number 10. When I asked a friend, Professor Yang at Tsinghua university about this differences, he said: “It is disappointing that few Chinese universities are considered among the world’s best, even by a Chinese source. It means our education system is not as good as we would like to and we will have to work harder to improve it”.
Because I also teach at Tsinghua University as a visiting professor, I found that students there were very good and under no reason the school could be ranked that low so I asked him: “Why do you think Tsinghua was ranked like that by a Chinese study, it must have reason that I do not know”. Dr Yang explained: “From an outsider like you, you see thing differently from someone who is inside. Even our school is very good and most students are very competitive but our system is not perfect. The fact is sometime we have to lower the admission standard to accept some students who do not qualify. If the input is NOT of high quality then you CANNOT expect better output. Sometime, we were told to re-test some students because they did not do well in their tests. If the results of the second test were not better, we had to re-test them again until they passed. Each time the test was done, we had to lower our standard so we can meet the quota. There is problem with cheating on exams among some students too, even it is still a small portion as compare with other schools. The Shanghai Jiao Tong study checked the quality of students and they may find something. Other studies such as the U.S News & World Report did not focus on students outcomes but mostly on the amount of research published, and the ratio between professors and students. Different methods lead to different conclusions”.
I do not quite agree with my friend’s conclusion as I know Tsinghua is an excellent school with good students. If there are few special cases, they are an exceptions rather than a majority. However, I also know that the Shanghai’s ARWU ranking to evaluate Chinese universities was among the prominent ranking worldwide and highly respected by many scholars. A survey about higher education published by The Economist magazine commented that “The ARWU is the most widely used annual ranking” of the world’s universities, and the Chronicle of Higher Education also reported that the ARWU “is considered the most influential international ranking today.”
Dr. Yang told me: “Today number of Chinese students who study abroad are much higher than students from any country. Each year, about half million of them leave China to study oversea, few people would ask why such a high number. The simple reasons: They are seeking better education, better trainings, and better opportunities elsewhere. Lack of a quality education is the main factor causing them to study elsewhere. In fact, China is losing some of the country’s best students because once they leave, few would return. To retain the best talents, China must build good quality education system and make domestic education the highest priority. Our government has spent a lot of money on improving the education system but it is not easy because it requires a completely different mindset. The traditional method based on exams is no longer suitable, it only produces a lot of people with book knowledge but no practicing skills. Our students spent more time in cramming books, memorizing theories rather than applying their knowledge into practices. If you ask a student why he is attending university, you probably get an answer such as : “To get a degree” or “To get a high paying job” That is the current thinking among our students, the degree is more important than knowledge and skills. If you ask the same question of a students in the U.S or Europe the answer would probably be “To get an education” or “To learn something exciting”. The sad results of our education is we learn to copy rather than create, we learn to imitate rather than to innovate. Unless this mindset changes, improvement will not happen and that is why we were not ranked high, even by our own ranking system”.
Of course, not everybody agreed with Dr. Yang. One professor angrily told me: “This kind of ranking is nonsense, full of biases toward westerners, you should ignore it”. Another professor complained: “I do not know why we tell the world about our education weaknesses. That kind of honesty equates to stupidity”.