26 May, 2021
Đối thoại ở Nhật Bản
Không lâu trước đây, ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản đã là lực chi phối với các thương hiệu như Sony, Panasonic, Hitachi, và Sharp nhưng ngày nay tất cả những công ti này đều thua lỗ hàng tỉ đô la một năm và có thể phá sản sớm. Vài tuần trước khi tôi dạy một xê mi na ở Tokyo, tôi để ý nhiều sinh viên có iPhones và iPads, khi tôi hỏi họ: “Tại sao Apple mà không Sony?” câu trả lời đều nhất trí: “Nó tốt hơn và dễ dùng hơn.”
Một giáo sư Nhật Bản giải thích: “Chúng tôi đã rất thành công trong phần cứng như ti vi, radio, máy nghe cassette, ngay cả tủ lạnh, máy giặt v.v. nhưng chúng tôi đã bỏ qua phần mềm. Nếu ông nhìn vào thiết bị thành công nhất của chúng tôi, máy Sony Walkman với hàng trăm triệu chiếc được bán trên khắp thế giới, nó là thiết bị phần cứng không có phần mềm trong nó. Đột nhiên iPod xuất hiện với phần mềm phức tạp và mọi thứ thay đổi và thị trường của chúng tôi tan tành.”
Tôi hỏi: “Vậy iPod của Apple giết chết Walkman của Sony sao?”
Ông ấy lắc đầu: “Còn tệ hơn cả điều đó. Apple phá huỷ toàn bộ ngành công nghiệp phần cứng của chúng tôi. Họ đã không chỉ làm iPods mà cả iPhone rồi iPads và ai biết họ sẽ làm gì tiếp? Đây là thị trường mới hoàn toàn với phần mềm kiểm soát mọi thứ. Chúng tôi đã không nhìn vào phần mềm vì chúng tôi bị ám ảnh với phần cứng và thành công của chúng tôi đã cho chúng tôi một khái niệm không thể bị đánh bại rằng chúng tôi đã kiểm soát được thị trường tiêu thụ điện tử nhưng công nghệ đã thay đổi và chúng tôi không thể bắt kịp.”
Tôi hỏi: “Vậy là phần mềm đã làm thay đổi thị trường sao?”
Ông ấy giải thích: “Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản đang đối diện với nhiều vấn đề: Về phần cứng, chúng tôi phải cạnh tranh với Hàn Quốc, nước có thể xây dựng cùng sản phẩm chất lượng nhưng có chiến lược tiếp thị và quảng cáo tốt hơn. Chúng tôi cũng phải cạnh tranh với Trung Quốc nước cũng xây dựng các sản phẩm tương tự với giá thấp hơn nhiều. Cả hai nước đó đều có ưu thế. Trong thế giới cạnh tranh này, nếu ông phạm sai lầm ông không thể phục hồi được. Sai lầm lớn nhất chúng tôi đã phạm phải là không chú ý tới phần mềm. Công nghiệp phần cứng bây giờ qua rồi vì với các chip tích hợp, dễ dàng xây dựng và nhiều nước có thể sao chép nó. Chính phần mềm mới tạo ra ưu thế cạnh tranh bây giờ.”
Tôi hỏi: “Vậy ông nghĩ tương lai là trong phần mềm sao?”
Ông ấy gật đầu: “Tất nhiên, nếu ông nhìn vào các công ti thành công ở Thung lũng Silicon, tất cả họ đều là các công ti phần mềm như Google, Facebook, LinkedIn, Twitter, và Amazon v.v. Những công ti này bây giờ chi phối thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại Nhật Bản phải chuyển sang phần mềm.”
Tôi đắn đo: “Nước các ông có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất và lực lượng lao động có giáo dục cao cho nên đổi từ phần cứng sang phần mềm chắc sẽ không khó khăn. Ông nghĩ việc biến đổi này sẽ xảy ra trong bao lâu?”
Ông ấy giải thích: “Trong nhiều năm, phần mềm đã bị bỏ quên ở Nhật Bản. Phần lớn các đại học đầy những giáo sư phần cứng nhưng không nhiều giáo sư phần mềm cho nên để chuyển sang phần mềm chúng tôi cần đào tạo nhiều giáo sư phần mềm. Để cải tiến giáo dục của chúng tôi với phương hướng mới hội tụ vào phần mềm, chúng tôi phải bắt đầu từ các giáo sư đại học và xây dựng chương trình đào tạo tốt. Điều này chắc sẽ mất vài năm trước khi chúng tôi có thể thực sự cải tiến vị thế của chúng tôi trong thị trường cạnh tranh toàn cầu. Ngày nay chúng tôi phải thuê nhiều kĩ sư phần mềm từ các nước khác và khoán ngoài việc phát triển phần mềm cho tới khi chúng tôi có đủ công nhân có kĩ năng. Trong vài năm qua, chúng tôi đã có tiến bộ trong trò chơi máy tính trong máy PlayStation của Sony nhưng chúng tôi vẫn ở sau các nước khác nhiều năm. Tuy nhiên viễn kiến của chúng tôi là rõ ràng, nếu ông tới thăm website của Sony, ông có thể thấy thông điệp về chiều hướng mới của công ti này: “Sony đang phát minh lại bản thân mình để chuyển giao các kinh nghiệm mới và lí thú.” Sony đang làm việc trên nhiều thiết bị di động, máy chụp ảnh mới và tất cả chúng cũng kết nối với nhiều thiết bị trong nhà như đồ bếp, máy giặt v.v. Thị trường cạnh tranh tiếp sẽ được chiến đấu là trên thị trường vật dụng “Internet của các thứ.” Chúng tôi tin rằng trong vòng vài năm nữa, mọi thứ điện tử sẽ được kết nối không dây với Internet và phần mềm sẽ là yếu tố tạo khả năng then chốt và bất kì ai kiểm soát được những phần mềm này sẽ kiểm soát được thị trường. Đây là thị trường trị giá 500 tỉ đô la Mĩ hàng năm cho nên chúng tôi không thể bỏ lỡ được. Đó là lí do tại sao chúng tôi để nhiều nỗ lực thế vào phát triển nhiều kĩ sư phần mềm. Chúng tôi hi vọng đảo ngược lại không may của chúng tôi trong phần cứng và thành công trong thị trường phần mềm mới này. Tất nhiên mọi thứ sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng tôi phát triển các kĩ sư phần mềm có kĩ năng cao và nhiều hơn cho đất nước chúng tôi.”
—English version—
A conversation in Japan
Not long ago, Japan’s electronic industry was the dominant force with brand names like Sony, Panasonic, Hitachi, and Sharp but today all of these companies are losing billions of dollars a year and can bankrupt soon. Few weeks ago when I taught a seminar in Tokyo, I noticed many students had iPhones and iPads, when I asked them: “Why Apple and not Sony?” the answers were unanimous: “It is better and easier to use.”
A Japanese professor explained: “We have been very successful in hardware such as TVs, radios, cassette players, even refrigerators, and washing machines etc. but we ignored software. If you look at our most successful device, the Sony Walkman with hundred millions sold all over the world, it is hardware device with no software in it. Suddenly the iPod appeared with its complex software and everything changed and our market shattered.”
I asked: “So Apple’s iPods killed the Sony’s Walkman?”
He shook his head: “It is worse than that. Apple destroyed our entire hardware industry. They did not just make just iPods but also iPhone then iPads and who know what they will do next? This is a completely new market with software controls everything. We did not look at software because we were obsessed with hardware and our success gave us an invincible notion that we controlled the electronics consumer market but technology changed and we could not catch up.”
I asked: “So software changed the market?”
He explained: “Japan’s electronic industry is facing several issues: On hardware, we have to compete with S. Korea which can built the same quality products but have better marketing and advertising strategy. We also have to compete with China who also built similar products at much lower prices. Both of them have the advantage. In this competitive world, if you make a mistake you cannot recover. The biggest mistake we made is not pay attention to software. Hardware industry is over now as with integrated chips, it is easy to build and many countries can copy it. It is software that creates the competitive advantage now.”
I asked: “So you think the future is in software?”
He nodded: “Of course, if you look at all successful companies in Silicon Valley, they are all software companies such as Google, Facebook, LinkedIn, Twitter, and Amazon etc. These companies are now dominating the market with no competitors. To survive Japan has to switch to software.”
I pondered: “Your country has one of the best education systems and highly educated workforce so changing from hardware to software should not be difficult. How long do you think the transformation will happen?”
He explained: “For many years, software has been neglected in Japan. Most universities are full of hardware professors but not many software professors so to switch to software we need to train more software professors. To improve our education with a new direction that focuses on software, we must starts with university professors and develop a good training program. This would take several years before we can really improve our position in the global competitive market. Today we have to hire a lot of software engineers from other countries and outsource software development until we have enough skilled workers. In the past few years, we have made progress in computer games in Sony’s PlayStation console but we still behind others by many years. However our vision is clear, if you visit Sony website, you can see the message about the company’s new direction: “Sony is reinventing itself to deliver new and exciting experiences.” Sony is working on many mobile devices, new cameras and all of them are also connecting to many home devices such as kitchen, washing machines etc. The next competitive market will be fought on the “Internet of thing” gadgetry market. We believe that within the next few years, everything electronic will be connected wirelessly to the Internet and software will be the key enabler and whoever controls these software will controls the market. This is a U.S $500 billion market annually so we cannot miss. That is why we put so much efforts in develop more software engineers. We hope to reverse our misfortune in hardware and be successful in this new software market. Of course everything will depend on our ability to develop more and highly skilled software engineers for our country.”