15 Jan, 2021
Đối thoại ở Brazil
Tuần trước, tôi đã tham dự một cuộc hội nghĩ kĩ nghệ phần mềm ở Brazil. Đây là lần đầu tiên tôi tới thăm nước này, cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn một số ấn tượng của tôi.
Brazil là nước lớn nhất ở Nam Mĩ và là nước duy nhất nói tiếng Bồ đào nha ở lục địa đó. Nó là nước lớn thứ năm về kích thước và thứ năm về dân số trên thế giới. Ngày nay, Brazil là cường quốc khu vực ở Nam Mĩ, nước lãnh đạo trong các nước đang phát triển, và là một cường quốc thế giới đang nổi lên như một trong bốn nền kinh tế đang nổi lên có tên là BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Brazil có đầu tư nước ngoài cao nhất trên thế giới, nền kinh tế của nó tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc do nền nông nghiệp, khai mỏ, chế tạo rất phát triển và lớn của nó và là nền kinh tế xuất khẩu rất mạnh. Các sản phẩm xuất khẩu bao gồm máy bay, cà phê, ô tô, thiết bị điện, ethanol, thép, đậu nành, quặng sắt, nước cam và dệt may v.v. Ngày nay, Brazil đang cố gắng lan toả hình ảnh của mình như nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp như cà phê, đường và đậu nành và muốn nhấn mạnh vào cường quốc công nghiệp của mình với tri thức chuyên gia trong công nghệ tiên tiến. Vài người biết rằng Brazil đã làm ra những sản phẩm tiên tiến cao như máy bay thương mại, thiết bị điện tử, bộ phận vệ tinh, thiết bị radar và ô tô lai có thể chạy bằng ethanol trong nhiều năm. Brazil là nước duy nhất trên thế giới KHÔNG phụ thuộc vào nhập khẩu dầu hoả và thay vì thế dùng ethanol chế từ mía. Không phụ thuộc vào nhập khẩu dầu hoả, nền kinh tế của nó rất ổn định và với tài nguyên thiên nhiên giầu có và nông nghiệp được quản lí tốt, Brazil có thể duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp và tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Xem như bằng chứng về tự tin của mình vào tương lai, Brazil sẽ đăng cai cả giải bóng đá thế giới của FIFA năm 2014 và thế vận hội Olympic mùa hè năm 2016, (Nước đầu tiên đăng cai hai sự kiện thế giới lớn nhất tiếp nhau.)
Trong cuộc hội nghị, tôi gặp nhiều bạn mới và thảo luận với họ về công nghiệp công nghệ thông tin (IT). Người bạn mới của tôi, giáo sư Da Silva, cũng là một CEO của công ti phần mềm lớn bảo tôi: “Hôm nay Ấn Độ là cường quốc lớn về công nghệ thông tin, nhưng các nước phát triển khác như Trung Quốc, Nga và Brazil cũng được củng cố rất vững trong khu vực này nữa. Brazil, trong 10 năm qua, đã từng tích cực cải tiến công nghiệp CNTT của mình qua chương trình do chính phủ tài trợ có tên là “Brazil IT”. Hiện thời, chúng tôi có 17 công viên công nghiệp lớn phản ánh nền kinh tế đa dạng của chúng tôi với nhiều khu vực như Tài chính, Viễn thông, Hàng không, Nông nghiệp, Chăm sóc sức khoẻ, Dầu & Ga, ứng dụng di động, an ninh thông tin, và khoán ngoài CNTT. Tất nhiên, CNTT vẫn là phần nhỏ của nền kinh tế nhưng nó đang tăng trưởng. Năm ngoái, xuất khẩu CNTT toàn bộ của chúng tôi là quãng 6 tỉ đô la nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm được 8 tới 10 tỉ đô la năm nay. Mặc dầu Ấn Độ đang làm tốt trong kinh doanh khoán ngoài nhưng chúng tôi cũng làm như vậy. Tuy nhiên chúng tôi khác bởi vì chúng tôi đang tập trung vào vài khu vực như phát triển phần mềm qui mô lớn cho hàng không, chế tạo, tài chính và hệ thống ngân hàng. Ông có lẽ không biết rằng Brazil có một trong những mạng ngân hàng hiện đại nhất thế giới, với việc thanh toán các giao tác ngay tức khắc. Chúng tôi cũng đã phát triển việc bỏ phiếu điện tử, phổ quát cho ngay kết quả cuộc bầu cử quốc gia trong vòng 24 giờ và có ngành công nghiệp máy bay lớn thứ ba thế giới. Chúng tôi là nước đang phát triển duy nhất tham gia vào trạm không gian quốc tế. Nền công nghiệp phần mềm của chúng tôi là gióng thẳng với ngành công nghiệp hàng không, chế tạo và ô tô cho nên chúng tôi rất chuyên môn.”
Trước chuyến thăm này, tôi bao giờ cũng nghĩ Brazil là nước xuất khẩu nhiều cà phê và có đội bóng rất giỏi. Cho nên tôi hỏi: “Việc chuyển sang công nghệ cao bắt đầu thế nào? Tôi bao giờ cũng nghĩ nước ông vẫn tập trung vào nông nghiệp.”
Ts. Silva cười: “Nhiều người vẫn nghĩ rằng chúng tôi chủ yếu xuất khẩu cà phê nhưng chúng tôi đã làm việc trong khoa học và công nghệ lâu rồi. Chúng tôi có hệ thống giáo dục tốt tương tự như châu Âu. Chúng tôi thích ứng nhiều chương trình giáo dục châu Âu, chúng tôi có nhiểu giáo sư châu Âu tới dạy và nhiều người đã quyết định ở lại đây. Chúng tôi cũng có các phòng thí nghiệm nghiên cứu mạnh trong khoa học và nông nghiệp. Về căn bản thành công kinh tế hiện thời của chúng tôi được bắt rễ trong hệ thống giáo dục tuyệt vời của chúng tôi. Chúng tôi để nhiều nỗ lực để đảm bảo rằng giáo dục của chúng tôi là tốt như ở Mĩ hay châu Âu. Chúng tôi đặt chuẩn rất cao cho sinh viên vào đại học. Chúng tôi tập trung vào khoa học và nông nghiệp làm hai yếu tố then chốt để dẫn lái nền kinh tế của chúng tôi. Bởi vì hệ thống giáo dục của mình, chúng tôi có khả năng phát triển ngành công nghiệp hàng không và chế tạo mạnh, nơi các kĩ sư xây dựng máy bay, ô tô và các thiết bị nặng để cạnh tranh với những người khổng lồ công nghiệp khác như Boeing, GM, Airbus v.v. Ngày nay chúng tôi là ngành công nghiệp hàng không số ba trên thế giới sau Boeing và Airbus khi các nước như Ấn Độ, Nhật Bản còn chưa có khả năng xây dựng máy bay thương mại lớn. Ô tô lai của chúng tôi là duy nhất vì chúng chạy bằng ethanol lấy từ công nghiệp mía đường của riêng chúng tôi cho nên chúng tôi không phải nhập dầu hoả. Vì nền kinh tế của chúng tôi không bị tác động bởi thăng giáng của giá dầu hoả, nó rất ổn định và đó là lí do tại sao hầu hết các công ti nước ngoài đều đầu tư vào đây. Ngay cả với khủng hoảng tài chính, nền kinh tế của chúng tôi vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng.”
Tôi hỏi: “Tôi quan tâm tới công nghiệp phần mềm. Các ông cạnh tranh tốt đến đâu với Ấn Độ hay Trung Quốc?”
Ts. Silva giải thích: “Brazil đã được coi là nước tốt hơn cho các công ti Mĩ để khoán ngoài do nền giáo dục mạnh và múi thời gian. Tuy nhiên, công nhân phần mềm của chúng tôi đắt hơn Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng chúng tôi là một phương án khác so với Ấn Độ và Trung Quốc, không phải là kẻ cạnh tranh. Thị trường khoán ngoài đang tăng trưởng nhanh thế, cho nên chúng tôi không cần chiếm khách hàng từ Ấn Độ hay Trung Quốc, vì có nhiều kinh doanh cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, chúng tôi làm mình khác biệt vì người kĩ sư phần mềm có kĩ năng cao có thể làm những điều mà người khác không thể làm được. Chúng tôi có nhiều công ti đã đạt chuẩn chất lượng như CMMI và ISO 9001 nhưng điều đó chỉ nói lên một phần của câu chuyện bởi vì ông cần nhìn vào cách các thách thức kinh doanh đã được người có kĩ năng của chúng tôi đáp ứng. Để tôi cho ông một ví dụ về cách hệ thống CNTT ngân hàng của chúng tôi làm việc trên hệ thống thanh toán kinh doanh và xử lí séc. Mười năm trước, chúng tôi cần có cơ chế hiệu quả và tự động hoá cao để thanh toán và chuyển ngân bởi vì chúng tôi dùng séc nhiều hơn tiền mặt. Khách thăm tới Brazil ngạc nhiên rằng séc có thể được dùng ở mọi nơi, kể cả trả tiền taxi. Hệ thống ngân hàng của chúng tôi hiệu quả tới mức chúng tôi xử lí trên 350 triệu séc hàng tháng với chuyển ngân trong vòng 24 giời. Ngày nay, tốc độ xử lí của chúng tôi là không sánh được ngay cả ở các nước đã phát triển, kể cả Mĩ. Ba năm trước, chúng tôi đã nâng cấp hệ thống ngân hàng quốc gia này, nơi hệ thống gốc đã tập trung chỉ vào tốc độ và hiệu quả, hệ thống mới nhắm tới thu được hiệu quả hơn trong khi đồng thời giảm rủi ro. Việc phát triển hệ thống thanh toán ngân hàng mới chỉ mất 21 tháng, và đáp ứng cho mọi yêu cầu chức năng và chất lượng. Không nước nào trên thế giới có thể xây dựng được hệ thống CNTT quốc gia lớn như thế trong thời gian ngắn. Ngay cả những người từ Mĩ và châu Âu cũng phải tới và học từ chúng tôi và họ lấy làm ngạc nhiên chúng tôi làm tốt thế. Người phần mềm của chúng tôi được huấn luyện rất sớm về chất lượng, canh tân, và đáp ứng mục đích doanh nghiệp bởi vì việc giáo dục được thiết lập tốt chứ không chỉ viết mã và kiểm thử như ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tất nhiên, chúng tôi yêu cầu lương cao hơn nhưng kết quả chất lượng của chúng tôi xứng đáng với mọi đồng đô la ông trả.”
Tôi biện minh: “Lí do then chốt cho khoán ngoài là giảm chi phí, nếu chi phí của ông cao hơn đối thủ cạnh tranh thì làm sao ông cạnh tranh được?”
Ts. Silva cười: “Ngược lại chứ, kinh doanh khoán ngoài CNTT của chúng tôi đang làm rất tốt. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đã lan khắp thế giới và mọi người đều đang cắt giảm chi phí nhưng chi phí thấp cũng có nghĩa là chất lượng thấp sao? Điều gì sẽ xảy ra khi sản phẩm đầy lỗi? Ai phải trả tiền để sửa chúng? Mất bao lâu để sửa một sản phẩm bị lỗi? Ông có thể làm nó rẻ tiền nhưng ông cũng phải trả tiền để sửa nó cho nên nó không còn rẻ nữa. Nếu ông khoán ngoài vài dự án phần mềm là đơn giản thì bất kì người lập trình nào cũng có thể hoàn thành được chúng, nhưng ông có để cho họ làm việc trên sản phẩm phần mềm cốt yếu của ông như hàng không hay chế tạo không? Vài năm trước, các công ti đã xô tới các nước “lao động rẻ” nơi phần lớn công nhân KHÔNG có đào tạo tốt, nhiều người chỉ được học lập trình sáu tháng và đưa vào làm việc. Tất nhiên, lương của họ thấp nhưng chất lượng của họ cũng thấp và những sản phẩm này đã tạo ra nhiều vấn đề với “khách hàng không hài lòng”. Để sửa điều đó, khách hàng phải chi nhiều tiền hơn cho nên họ học được rằng rẻ KHÔNG phải là giải pháp tốt. Bây giờ qui tắc đã thay đổi, thay vì chi phí thấp, nhiều khách hàng đang tìm chất lượng cao hơn và công nhân có kĩ năng. Đây là chỗ chúng tôi bước vào. Chúng tôi KHÔNG phát triển người lập trình lao động thấp mà người kĩ sư phần mềm chuyên sâu với kĩ năng đặc biệt. Chúng tôi KHÔNG cạnh tranh với bất kì dự án nào mà hội tụ hầu hết vào việc tích hợp qui mô lớn như các dự án chính phủ, như hệ thống ngân hàng quốc gia, hệ thống bầu cử quốc gia, dự án chính phủ điện tử, dự án hàng không, dự án chế tạo và các dự án nông nghiệp lớn. Múi thời gian thuận lợi của chúng tôi biểu thị cho ưu thế khác trong thực hiện các dịch vụ khoán ngoài phần mềm cho khách hàng Bắc Mĩ. Các thành phố chính của chúng tôi chỉ ở hai múi thời gian của bờ đông nước Mĩ, giờ làm việc thông thường trong cả hai nước trùng nhau và kết quả dễ dàng hơn nhiều để cung cấp hỗ trợ thời gian thực cho khách hàng Mĩ từ Brazil hơn là từ các điểm đến khác như Ấn Độ hay Trung Quốc. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, hàng nghìn công ti Mĩ đã khoán ngoài ở đây và số này đang tăng lên nhanh chóng do kết quả chất lượng cao của chúng tôi.”
Tôi bình luận: “Điều đó rất thú vị, Vậy ông đang cạnh tranh theo cách tiếp cận khác.”
Ts. Silva mỉm cười: “Ông có thể nói vậy. Chúng tôi không thể cạnh tranh được về giá nhưng chúng tôi có cạnh tranh về chất lượng. Tuy nhiên, chúng tôi có nhiều thứ hơn để cung cấp bởi vì hệ thống giáo dục của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi đã làm phần mềm qui mô lớn trong nhiều năm và phần lớn các công nhân phần mềm của chúng tôi đều là sinh viên tốt nghiệp đại học. Tôi biết rằng công nhân phần mềm ở Ấn Độ và Trung Quốc phần lớn là được “đào tạo hướng nghề” cho nên lương của họ rất thấp bởi vì họ cần người lập trình để đáp ứng nhu cầu khoán ngoài. Ngày nay, nhiều nước đang theo mô hình này để nhanh chóng tạo ra công nhân nhưng đó là tư duy ngắn hạn. Khi phần lớn các sản phẩm phần mềm đang ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, nhu cầu sẽ không còn là lập trình hay kiểm thử mà là toàn bộ vòng đời. Tôi không nghĩ những người có vào tháng đào tạo sẽ có khả năng làm việc trên các dự án này. Chúng tôi tin rằng không ai có khả năng làm việc trong công nghiệp phần mềm mà không có bằng đại học. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ rằng vài năm nữa kể từ giờ, ngành công nghiệp này có thể yêu cầu công nhân phải có bằng cấp chuyên sâu vì sản phẩm phần mềm đang ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn và chuyên môn hoá cao độ. Đây là lí do tại sao chúng tôi cũng lập kế hoạch cho tương lai bởi vì chiến lược là về dài hạn giữ cho mọi sự ổn định và tăng trưởng vững chắc. Ngày nay, Brazil có thể cung cấp những cơ hội tuyệt hảo cho khoán ngoài CNTT như kĩ năng tốt, tương đồng văn hoá với châu Âu và Bắc Mĩ, sự gần gũi về địa lí và múi thời gian ưa chuộng với Bắc Mĩ và châu Âu, ổn định về kinh tế và chính trị, cấu trúc hạ tầng tuyệt hảo, tiêu hao nhân viên hàng năm thấp, trộn lẫn duy nhất tài năng trẻ với sự lãnh đạo được quản lí tốt.”
Tôi bị ấn tượng bởi quan điểm của ông ấy và đồng ý với đánh giá của ông ấy rằng thị trường sẽ sớm thay đổi khi phần mềm ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn. Tôi hỏi: “Dường như là ông biết thị trường này rất rõ và kế hoạch của ông là tuyệt vời. Ông có lập kế hoạch cho cái gì khác nữa để làm tiếp không?”
Ts. Silva giải thích: “Brazil vẫn còn có vấn đề. Đại học của chúng tôi đang tạo ra vào nghìn sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm nhưng nhiều người không nói thạo tiếng Anh. Ông không thể làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm mà không có ngoại ngữ, cho dù ông chỉ làm việc cho công ti địa phương. Ngày nay phần mềm đang trở nên toàn cầu hơn với công nhân tới từ mọi nơi cho nên để duy trì trong lĩnh vực này, ông phải giỏi tiếng Anh. Đó là điểm yếu chính của chúng tôi cho nên chúng tôi đang làm việc về các yêu cầu rằng mọi sinh viên khoa học và công nghệ đều phải thành thạo tiếng Anh. Còn có vấn đề khác, phần lớn các công ti phần mềm của chúng tôi đều nhỏ hơn các công ti Ấn Độ hay Trung Quốc cho nên các dịch vụ của chúng tôi rất bị giới hạn và điều đó sẽ làm chậm tăng trưởng của chúng tôi. Tôi tin sẽ có một số thu nhận và sát nhập khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Cũng có nhiều vấn đề xã hội cần được làm việc vì chúng tôi có dân số đông và nghèo nàn vẫn còn phổ biến. Brazil nổi tiếng về nhiều khu nhà ổ chuột có tên là “favelas” nơi hàng triệu người sống không có nước sạch và điện. Vấn đề này tạo ra khác biệt chính trong nước chúng tôi về cách cung cấp hỗ trợ kinh tế cho những người nghèo này. Công nghiệp phần mềm giúp những người có giáo dục nhưng có nhiều người không được giáo dục tốt. Chúng tôi biết rằng việc làm công nghệ cao có thể tạo ra việc làm công nghệ không cao phụ thêm nhưng điều đó là không đủ. Mặc dầu công nghiệp nông nghiệp của chúng tôi được quản lí tốt và giúp cho mọi người ở các vùng quê nhưng thanh niên không muốn làm việc ở thôn quê thêm nữa cho nên họ chuyển lên thành phố. Không việc làm, họ tham gia vào tội phạm và các vấn đề xã hội như ma tuý, trộm cắp, mãi dâm v.v. Ngày nay, an ninh đang trở thành vấn đề chính với tội phạm sử dụng vũ khí và buôn bán ma tuý trên đường phố của các thành phố lớn như Rio de Janeiro và Sao Paulo. Chừng nào chúng tôi còn chưa giải quyết được những vấn đề này, chúng tôi sẽ không bao giờ là nước được phát triển đầy đủ.”
—-English version—-
A conversation in Brazil
Last week, I attended a Software Engineering Conference in Brazil. This is the first time I visit this country, so I would like to share with you some of my impressions. Brazil is the largest country in South America and the only Portuguese-speaking country on that continent. It is the fifth largest country by size and the fifth most populous country in the world. Today, Brazil is a regional power in South America, a leader among developing countries, and an emerging world power as one of the four emerging economies called BRIC (Brazil, Russia, India and China).
Brazil has the highest foreign investment in the world, its economy is growing at an amazing rate due to its large, well developed agricultural, mining, manufacturing and very strong exports economy. Export products include aircraft, coffee, automobiles, electrical equipments, ethanol, steel, soybean, iron ore, orange juice, and textiles etc. Today,Brazil is trying to shed its image as an exporter of agriculture products such as coffee, sugar and soybean and wants to emphasize its industrial power with expertise in advanced technology. Few people know that Brazil has been making highly advanced products like commercial airplanes, electronic equipments, satellites parts, radar equipments and hybrid cars that run on ethanol for many years. Brazil is the only country in the world that do NOT depend on oil import and instead using ethanol which come from its sugarcane. Without depending on oil import, its economy is very stable and with its rich natural resources and well managed agriculture, Brazil can retain its self-sufficiency economy and continue to grow steadily. As evidence of its confident in the future, Brazil will host both the FIFA Football World Cup in 2014 and the Summer Olympic Games in 2016, (First country to host two largest world events next to each other).
During the conference, I met many new friends and discussed with them about information technology (IT) industry. My new friend. Professor Da Silva, who also a CEO of a large software company told me: “Today India is the great power in Information Technology, but other developing countries such as China, Russia and Brazil are also established very well in this area too. Brazil, for the past 10 years, has been actively improving its IT industry through a government sponsor program called “Brazil IT”. Currently, we have 17 large industry parks reflecting our diversified economy with several areas such as Finance, Telecommunications, Aviation, Agribusiness, Healthcare, Oil & Gas, Mobile Applications, Information Security, and IT outsourcing. Of course, IT is still a small part of the economy but it is growing. Last year, our total IT exports is about 6 billion dollars but we think we could make 8 to 10 billion dollars this year. Although India is doing well in the outsourcing business but so do we. However we are different because we are focusing on few areas such as large scale software development for aerospace, manufacturing, finance and banking systems. You probably do not know that Brazil has one of the world’s most modern banking network, with immediate settlement of transactions. We also have developed a universal, electronic ballot that shows the results of national elections within 24 hours and have the third largest aircraft industry in the world. We are the only developing country to take part in the International Space Station. Our software industry is in alignment with our aerospace, manufacturing and automobile industries so we are very highly specialized”.
Before this visit, I always thought of Brazil as a country that exports a lot of coffee and has a very good soccer team. So I asked: “How did the transition to high technology start? I always thought your country is still focusing on agriculture”.
Dr. Silva laughed: “Many people still think that we mostly exports coffee but we have been working in science and technology for a long time. We have a good education system similar to Europe. We adopted many European education programs, we had many European professors came to teach and many decided to stay here. We also have strong research laboratories in science and agricultures. Basically our current economic success is rooted from our excellent education system. We put a lot of efforts to make sure that our education is as good as the U.S or Europe. We set a very high standard for students who enter universities. We focused on science and agricultures as two key factors to drive our economy. Because of our education system, we was able to develop a strong aerospace and manufacturing industries where our engineers built airplanes, cars and heavy equipments to compete with other industry giants such as Boeing, GM, Airbus etc. Today we are number three aerospace industry in the world behind Boeing and Airbus when countries such as India, Japan have not even able to build large commercial airplanes yet. Our hybrid cars are unique as they run on ethanol which came from our own sugarcane manufacturing so we do not have to import oil. Because our economy is not impacted by the fluctuation of oil prices, it is very stable and that is why most foreign companies are investing here. Even with the financial crisis, our economy is still very stable and continues to grow”.
I asked: “I am interested in the software industry? How well do you compete with India or China?
Dr. Silva explained: “Brazil has been considered a better country for US companies to outsource due to its strong education and the time zone. However, our software workers are more expensive than Indian and Chinese. We believe that we are an alternative to India and China, not a competitor. The outsourcing market is growing so rapidly, so we don’t need to steal customers away from India or China, as there are plenty of business for all of us. However, we are differentiated ourselves as highly skilled software engineers that can do things that the others could not do. We have many companies that have achievedquality standards such as CMMI and ISO 9001 but it only tells part of the story because you need to look at how business challenges have been met by our skilled people. Let me give you an example about our banking IT system on business payment and check processing system. Ten years ago, we needed to have a highly automated and efficient mechanism for making payments and transferring funds because we used check more than cash. Visitors to Brazil are astonished that checks can be used anywhere, including paying Taxi fare. Our Banking system is so efficient that we processed over 350 million checks per month with fund transfer within 24 hours. Today, our processing speed is unmatched even in the developed world, including the United States. Three years ago, we upgraded this national banking system where the original system was focused on increasing speed and efficiency, the new one aimed for further efficiency gains while simultaneously reducing risks. The development of the new Banking payments system only took 21 months, and met all functionality and quality requirements. No country in the world could build a large national IT systems like that within a short time. Even people from the U.S and Europe have to come and learn from us and they were so surprised at how good we are. Our software people are trained very early on quality, innovation, and meeting business goals because of the well established education rather than just code and test like in India and China. Of course, we requires higher wages but our quality results worth every dollar that you pay”.
I argued: “The key reason for outsourcing is reducing costs, if your cost is higher your competitors than how do you compete?”.
Dr. Silva laughed: “On the contrary, our IT outsourcing business is doing very well. The current economic crisis has spread around the world and everybody is doing cost-cutting but does low cost also mean low quality? What will happen when products are full of defects? Who has to pay to fix them? How long will it take to fix defective products? You can do it cheap but you also have to pay for fixing it too so it is no longer cheap. If you outsource few simple software projects then any programmers can accomplish them but would you let them work on your critical software products such as aerospace or manufacturing? Few years ago, companies were rushing to “Cheap labors” countries where most workers did NOT had good trainings, many only had about six months programming and put to work. Of course, their wages were low but also their quality and these products had created a lot of problems with “Unhappy users”. To fix that, customers have to spend much more so they learned that cheap is NOT a good solution. Now the rule has changed, instead of low cost, many customers are looking for higher quality and skilled workers. This is where we come in. We do NOT develop low labor programmers but advanced software engineers with special skills. We do NOT compete for any projects but focus mostly on large scale integration such as government projects like national banking systems, nation election systems, e-government projects, aerospace projects, manufacturing projects and large agriculture projects. Our favorable time zone represents another advantage in performing software outsourcing services for North American customers. Our major cities are only two time zones east of the US East Coast, normal working hours in both countries coincide and as a result it is much easier to provide real-time support for US customers from Brazil than from other destinations such as India or China. That is why in the past few years, thousands of US companies have outsourced here and the number is increasing fast due to our high quality results”.
I commented: “That is very interesting. So you are competing with a different approach”.
Dr. Silva smiled: “You may say so. We cannot compete on prices but we do compete on quality. However, we have much more to offer because our education system is better. We have been doing large scale software for many years and most of our software workers are college graduates. I know that software workers in India and China are mostly “Vocational trained” so their wages are very low because they need programmers to meet the outsourcing needs. Today, several countries are following this model to quickly produce workers but that is short term thinking. As most software products are getting larger and more complex, the needs will no longer be on the programming or testing but the entire lifecycle. I do not think people with a few months training would be able to work on these projects. We believe that no one would be able to work in software industry without a college degree. We even think few years from now, the industry may require workers to have advanced degrees as software products are getting larger, more complex and highly specialized. This is why we also plan for the future because strategy is about the long term to keep things stable and steadily grow. Today, Brazil can offer excellent opportunities for IT outsourcing such as good skills, cultural similarity with Europe and North America, geographical proximity and favorable time zone with North America and Europe, economic and political stability, excellent infrastructure, low annual employee attrition, unique mix of young talent with well managed leadership”.
I was impressed by his view and agreed with his assessment that the market will soon change as software are getting larger and more complex. I asked: “It seems that you know the market very well and your plan is excellent. What else are you planning to do next?
Dr. Silva explained: “Brazil still has issues. Our universities are producing several thousand IT graduates a year but many are not fluent in English. You cannot work in the software industry without a foreign language, even you only work for local company. Today software is becoming more global with workers come from everywhere so to stay in this field, you must be good in English. That is our main weakness so we are working on the requirements that all science and technology students must be fluent in English. There is another issue, most of our software companies are smaller than Indian or Chinese companies so our services are very limited and that will slowdown our growth. I believe there will be some acquisitions and mergers as the market becoming more competitive. There are also many social issues that need to be worked on as we have a large population and widespread poverty. Brazil is known for many slums called “favelas” where millions of people live without running water and electricity. This issue creates a major difficulty in our country on how to provide economic support for these poor people. Software industry helps educated people but there are many who are not well educated. We know that high tech jobs can create additional no-high tech jobs but that is not enough. Although our agriculture industry is well managed and helps people in the countryside but younger people do not want to work in the countryside anymore so they move to the cities. Without jobs, they get involve in crimes and social problems such as drugs, thefts, prostitutions etc. Today, security is becoming a major issue with gun crime and drug dealing on the streets of the big cities like Rio de Janeiro and Sao Paulo. Unless we can solve these problems, we will never be a fully developed country”.