16 Mar, 2021
Định hướng nghề nghiệp phần 2
Trong bài trước của tôi về định hướng nghề nghiệp, tôi đã gợi ý rằng sinh viên định hướng nghề nghiệp của họ trước hết rồi chọn lĩnh vực học tập khớp với định hướng của họ. Tất nhiên bạn cần định hướng nghề nghiệp của bạn và lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên mối quan tâm và kĩ năng cá nhân của bạn. Không có lí do để học cái gì đó mà bạn không quan tâm, không thích, hay không có kĩ năng để thành công. Sau đây là vài bước đơn giản mà bạn có thể dùng để định hướng nghề nghiệp của bạn:
Bước thứ nhất là xác định kĩ năng và mối quan tâm của bạn; một số sinh viên có kĩ năng về toán học, số khác giỏi hơn về kinh doanh. Một số thích làm việc với con số; số khác có kĩ năng trong nghệ thuật. Điều quan trọng cần lưu ý là những kĩ năng này có thể được cải tiến nhưng mối quan tâm còn lại với bạn. Nếu bạn không giỏi về toán nhưng quyết tâm cải tiến nó và sẵn lòng đưa nỗ lực vào nó, bạn có thể phát triển kĩ năng toán học giỏi. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm tới cái gì đó thì dù bạn đưa bao nhiêu thời gian vào nó cũng không thành vấn đề, bạn sẽ không bao giờ được hài lòng.
Biết kĩ năng và mối quan tâm của bạn sẽ giúp bạn xác định loại việc làm nào bạn thích làm việc. Đây là bước thứ nhất trong xác định nghề nghiệp của bạn. Bạn cần tự hỏi mình loại môi trường nào bạn muốn làm việc trong đó. Một số người muốn làm việc trong tổ, số khác ưa thích làm việc độc lập. Một số người thích chỗ yên tĩnh, số khác ưa thích văn phòng thân thiện có nhiều người. Một số thích làm việc cho chính phủ hay dịch vụ công, số khác ưa thích công ti tư v.v. Biết ưa thích của bạn sẽ giúp bạn có ý tưởng tốt hơn về kiểu công việc bạn muốn.
Bước tiếp là xác định mục đích nghề nghiệp mà sẽ cho bạn sự thoả mãn cá nhân. Một số người thích được thách thức và làm việc chăm chỉ để đạt tới tiềm năng của họ nhưng số khác chỉ muốn việc làm ổn định. Một số muốn làm ra nhiều tiền; số khác muốn làm đủ cho việc sống thoải mái để nuôi gia đình. Mọi người có những ưu tiên và mục đích cá nhân khác nhau. Khi thiết lập mục đích nghề nghiệp điều quan trọng là làm cho nó đạt được và hiện thực. Đừng đặt mục đích quá cao hay bên ngoài việc đạt tới mà bạn không bao giờ có khả năng đạt tới chúng và cảm thấy thất vọng. Trong định hướng nghề nghiệp, bạn cần thiết lập mục đích cá nhân của bạn về điều bạn muốn làm trong 5, 10, 15 năm tới. Bạn cần lập định hướng về loại việc làm, kiểu công ti nào, lớn hay nhỏ, mà bạn muốn làm việc cho. Ngày nay có thể đặt địa điểm hay nước mà bạn muốn làm việc vì với toàn cầu hoá, nhiều thứ là có thể.
Bước cuối cùng là xác định bạn sẵn lòng làm gì để đạt tới những mục đích đó. Đây là chỗ nhiều sinh viên gặp phải vấn đề. Câu hỏi là liệu bạn có quyết tâm đạt tới mục đích của bạn không, bạn phải từ bỏ cái gì để được nó? Bạn có sẵn lòng dành 40 tới 60 giờ một tuần cho học tập không? Bạn có tạm thời ngưng quan hệ với bạn gái hay bạn trai của bạn để cho bạn có thể tập trung vào học tập không? Đây là bước thực sự sẽ xác định động cơ thực của bạn và cái gì là quan trọng cho bạn cho nên bạn cần trung thực với bản thân mình.
Ngày nay, nhiều việc làm yêu cầu kinh nghiệm. Học nội trú và việc làm mùa hè cung cấp cho sinh viên cơ hội thu được kinh nghiệm trong khi vẫn còn trong trường. Bên cạnh việc cho sinh viên kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực họ đang học tập, tương tác với người khác trong lĩnh vực này có thể cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin về con đường nghề nghiệp của họ. ĐỪNG chờ đợi cho tới khi bạn lên năm thứ ba hay thứ tư mới nghĩ về học nội trú hay việc làm mùa hè. Làm bất kì cái gì bạn có thể làm trong khu vực khớp với định hướng nghề nghiệp của bạn để cho bạn có thể phát triển kinh nghiệm và quan sát thực tại về cách làm việc trong lĩnh vực đó. Ở Mĩ và châu Âu, trên 78% sinh viên làm việc trong mùa hè nhưng ở châu Á, ít hơn 38% bởi vì nhiều phụ huynh không muốn con họ làm việc. Một số phụ huynh nói với tôi rằng họ có đủ tiền để chăm lo cho con cái họ cho nên chúng không cần làm việc. Điều quan trọng cần hiểu là việc làm mùa hè hay nội trú KHÔNG là để kiếm tiền mà là cơ hội cho sinh viên học, thực hành, và được phơi ra với môi trường làm việc thực. Những việc làm này nơi để sinh viên thu được kinh nghiệm để cho họ có thể định hướng nghề nghiệp của họ tương ứng.
Lập kế hoạch nghề nghiệp không chấm dứt một khi bạn có việc làm mà tiếp tục trong phần còn lại của đời bạn. Một khi bạn có việc làm, bạn phải lập kế hoạch nghề nghiệp của mình để tiến lên. Bạn phải tìm kiếm lời khuyên từ những người quản lí, bạn bè và thành viên tổ nhưng giữ kiểm soát nghề nghiệp riêng của bạn. Chỉ bạn mới có thể quyết định chọn lựa nào là tốt nhất cho bạn. Bạn cần khám phá đào tạo hay giáo dục phụ thêm nào sẽ làm tăng vị thế của bạn trong công ti, giá trị của bạn trong thị trường việc làm và giữ cho bạn hạnh phúc.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi sự thay đổi thường xuyên. Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn là chủ đề cho thay đổi vì cuộc sống hiếm khi xảy ra như bạn đã lập kế hoạch. Bạn cần đi theo xu hướng công nghệ, xu hướng thị trường và xu hướng kinh tế để cho bạn có thể điều chỉnh được kế hoạch của bạn với những thay đổi trong thị trường việc làm, nền kinh tế, và cạnh tranh. Bạn cần tích cực, linh hoạt, và sẵn sàng chấp nhận thách thức vì chúng là một phần của cuộc sống. Cần được chuẩn bị cho việc làm tiếp, bất kì cái gì và bất kì khi nào điều đó có thể hiện hữu. Với toàn cầu hoá, mọi thứ đều bất định với việc giảm kích cỡ, sa thải và khủng hoảng kinh tế, nhưng nhớ rằng thay đổi cũng mang tới cơ hội, tiềm năng phát triển và việc làm mới.
—-English version—-
Career planning part 2
In my previous article on career planning, I have suggested that students plan their career first then select the field of study that fit their plans. Of course you need to plan your career and select your field of study based on your personal interests and skills. There is no reason to study something that you are not interested, do not like, or do not have the skills to succeed. Following are few simple steps that you can use to plan your career:
The first step is to determine your skills and interests; some students have skill in mathematics, others are better with business. Some like to work with number; others have skill in arts. It is important to note that skills can be improved but interest rest with you. If you are not good with mathematics but determine to improve it and willing to put effort into it, you could develop good math skills. However, if you are not interested in something then no matter how much time you put in it, you will never be happy.
Knowing your skills and interest will help you to determine what kind of job that you like to work in. This is the first step in determine your career. You need to ask yourself what kind of environment that you want to work in. Some people want to work in team, others prefer to work independently. Some people like quiet place, other prefer friendly office with many people. Some like to work for government or public service, others prefer private company etc. Knowing your preference will help you to have a better idea on what types of work that you want.
The next step is to define career goals that will give you personal satisfaction. Some like to be challenged and work hard to reach their potential but others just want stable jobs. Some want to make a lot of money; others want to make enough for comfortable living to raise a family. Everybody has different priorities and personal goals. When setting career goals it is important to make it achievable and realistic. Do not set too high or beyond achievement that you never are able to achieve them and feel frustrated. In career planning, you need to establish your personal goals of what you want to do in the next 5, 10, 15 years. You need to plan for kinds of job, what type of company, large or small, that you want to work for. Today it is possible to set locations or country that you want to work in because with globalization, many things are possible.
The last step is to determine what you are willing to do to reach those goals. This is where many students are having problem with. The question is if you are committed to achieve your goals, what do you have to give up getting it? Would you willing to spend 40 to 60 hours a week to study? Would you set aside other activities to focus on achieving your goals? Would you temporarily disengage a relationship with your girlfriend or boyfriend so you can concentrate on your study? This step will really determine your true motivation and what is important to you so you need to be honest with yourself.
Today, many jobs require experience. Internships and summer jobs provide students with opportunity to gain experience while still in school. In addition to giving students direct experience in the field that they are studying, interaction with others in the field can provide students more information about their career paths. Do NOT wait until your third or fourth year to think about an internship or summer jobs. Do whatever you can to work in the area that fits your career plan so you can develop experience and observe the realities of how to work in that field. In the U.S and Europe, over 78% of students work during the summer but in Asia, it is less than 38% because many parents do not want their children to work. Some parents told me that they have enough money to take care of their children so they do not need to work. It is important to understand that summer jobs or internship is NOT about making money but an opportunity for students to learn, to practice, and have exposure to the real working environment. These jobs are where students gain experience so they can plan their career accordingly.
Career plan does not end once you have a job but continue for the rest of your life. Once you are on the job, you must plan your career for advancement. You must seek advice from managers, friends, and team members but keep control of your own career. Only you can decide what choices are best for you. You need to discover what additional training or education will increase your position in the company, your value in the job market and keep you happy.
We are living in a time when things change often. Your career plans are subject to change as life seldom happens as you have planned. You need to follow technology trends, market trends, and economy trends so you can adjust your plan to changes in the job market, the economy, and the competition. You need to be positive, flexible, and ready to accept challenges as they are part of life. Be prepared for the next job, whatever and wherever that may be. With globalization, everything is uncertain with downsizing, layoffs, and economic crises but remember that change also bring opportunities, growth potential and new jobs.