21 Mar, 2020
"Destination- Bước Ra Thế Giới'': Những Thách Thức Trong Thời Đại Mới
Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính bao gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và cuối cùng là Vật lý. Cuộc cách mạng này xảy ra sẽ cho loài người chúng ta những cơ hội và đi kèm với nó là những thách thức và rủi ro toàn cầu. Với mục đích giúp cho mọi người hiểu rõ nhất về những biến chuyển trong thời đại này, nhất là đối với giới trẻ thì Dịch giả Nguyễn Phong đã phiên dịch 3 cuốn sách của giáo sư John Vu (Viện trưởng Viện công nghệ Sinh học Đại học Carnegie Mellon- Hoa Kỳ) nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và đưa ra những kiến thức cần hấp thụ trong thời đại mới này! Cụ thể hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn 1 cuốn trong bộ sách này, đó là cuốn: Destination- Bước ra thế giới.
Cuốn sách này có gì?
Đây là 1 cuốn trong bộ sách 3 cuốn bao gồm: Destination - Bước ra thế giới, Depature - Khởi Hành và cuối cùng là Connection - Kết nối. Bộ sách này là dành cho giới trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp, nội dung của những cuốn sách này được tuyển chọn từ các bài viết trên trang Blog của giáo sư John Vu. Tiếp đó là bộ sách này giới thiệu những phương pháp học tiến bộ, cách tư duy khoa học, những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập,… nhằm giúp người đọc mở rộng góc nhìn ra thế giới, tự ý thức được sự thay đổi mang tính toàn cầu, nhận thức được các cơ hội sẵn có và chủ động với những phẩm chất, những kỹ năng của bản thân nhằm giúp đỡ cho quá trình định hướng bản thân, nghề nghiệp của bản thân.
Những điều đang thật sự thay đổi
- Thế giới thay đổi: Thế giới đang thay đổi ở 2 mặt, cụ thể là Xã hội và Doanh nghiệp.
+) Xã Hội: Thời đại ngày nay, một quốc gia không thể chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dư thừa của mình hay một lợi thế khác như nguồn lao động rẻ mạt mà giờ họ cần phải tạo ra những ưu thế kinh tế giữa trên phát triển kỹ thuật và tri thức sáng tạo. Trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm được tạo ra thông qua nghiên cứu và phát minh được thực hiện trong phòng thí nghiệm, tạo ra các ngành dựa trên vật liệu mới, vi điện tử, thiết kế được máy tính hỗ trợ, công nghệ sinh học, kiểm soát quá tình tiên tiến cùng với các dịch vụ khác. Tất cả những điều này đòi hỏi nhân công phải có kỹ năng cao hơn và ít nhất phải đạt tới trình độ Đại học.
+) Doanh nghiệp: Những nguồn lực mới hiện tại được coi là động lực cho sự phát triển hiện nay là: Tri thức và Kỹ năng. Với toàn cầu hóa, doanh nghiệp đang dịch chuyển từ kinh tế cục bộ sang kinh tế toàn cầu, theo đó các công ty mở rộng ra toàn cầu, mở cơ sở chế tạo ở nơi có chi phí doanh nghiệp hợp lý, thuê nhân công ở bất cứ nơi nào họ cần, gọi vốn từ bất kỳ nguồn nào có thể, nhưng doanh nghiệp sẽ đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường mở rộng này. Nhân tố để phân biệt thành công hay thất bại là tri thức về cách áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp để tận dụng ưu thế. Toàn cầu hóa là quá trình tương tác và tích hợp giữa con người, công ty và chính phủ của các quốc gia khác nhau. Nó mở ra thị trường mới cả nội địa và quốc tế, tác động lên môi trường kinh doanh khắp thế giới.
- Con người trong thế giới phẳng:
+) Thế hệ thứ V (Virtual): Xã hội tri thức đã tạo nên một thế hệ mới, đặc điểm của họ là: dùng phương tiện số thức trong thế giới ảo. Cụ thể hơn, đây là những người thích tham gia vào các phòng chat trực tuyến để nói chuyện, chia sẻ các Blog, chơi video game và những sở thích khác với những người cùng mối quan tâm. Đặc trưng của thế hệ V là sự sẵn lòng tương tác và cộng tác với những người khác trong môi trường ảo, tạo ra cộng đồng toàn cầu với sức ảnh hưởng chưa từng có. Bao giờ họ cũng tìm kiếm những người chia sẻ cùng ý tưởng, tri thức, mối quan tâm trong thế giới ảo (Facebook, My Page, Twitter,…). Họ quen với công nghệ và sử dụng nó hàng ngày, những người trẻ này rất khác với những người thế hệ trước và thế hệ bố mẹ họ, họ lớn lên cùng với Internet, laptop, smart phone,… nên họ thoải mái với công nghệ hơn bố mẹ họ.
+) Xu hướng tri thức: Tri thức và Kỹ năng là 2 nhân tố then chốt cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng và tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dư thừa của mình cùng lao động giá rẻ mà phải tạo ra ưu thế kinh tế dựa trên công nghệ và tri thức sáng tạo. Vào thế kỷ trước, các nước đã tiến bộ với việc áp dụng khoa học vào sản xuất số lượng lớn, nơi mà một nhóm nhỏ người lao động có kỹ năng cao quản lý một nhóm đông đảo những người lao động có kỹ năng thấp. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, sản phẩn được tạo ra bởi nghiện cứu và phát minh được thực hiện trong phòng thí nghiệm đang tạo ra và các ngành công nghiệp tri thức, nơi công nghệ dựa trên các vật liệu mới, vi điện tử, thiết kế được máy tính hỗ trợ, công nghệ sinh học, kiểm soát quy trình tiên tiến, và các dịch vụ chuyên môn khác đòi hỏi nhân công phải có kỹ năng cao hơn nhiều, ít nhất cũng phải có bằng đại học.
Các doanh nghiệp trong thế giới phẳng
- Quản lý bằng hệ thống thông tin:
Trước khi có hệ thống máy tính, phần lớn việc thu nhập và phân tích dữ liệu đều được con người thực hiện, Hệ thống thủ công như vậy đòi hỏi nhiều tuần để đưa ra báo cáo và cũng rất hay phát sinh lỗi. Ngày nay, máy tính có thể thu nhập và xử lý tất cả các dữ liệu này, làm phân tích kỹ lưỡng và đưa ra báo cáo trong vài phút. Việc sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin như công cụ chiến lược để giúp cải thiện tình hình kinh doanh của công ty là điều bình thường trong kinh doanh ngày nay. Nó là “vũ khí mới” do công ty mở rộng thành công thị trường. Để làm được điều đó, cần có tư duy mới, quan niệm mới và kiểu người quản lý mới, những người biết cách ứng dụng CNTT để giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch quản lý:
Với toàn cầu hóa, đào tạo quản lý cần thay đổi. Thay vì dựa vào bản kế hoạch cứng nhắc để quản lý doanh nghiệp, người quản lý phải học cách quyết định nhanh chóng để thích ứng với thị trường thay đổi nhanh. Khái niệm cũ về kế hoạch năm năm hay mười năm từng được dạy ở hầu hết các trường kinh doanh giờ đây đã trở nên lạc hậu, vì công nghệ thay đổi nhanh, thậm chí khó mà dự đoán điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vào năm tới và không thể nào dự báo, lập kế hoạch cho năm hay mười năm.
- Cửa hàng trực tuyến:
Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều có ít nhất từ hai kênh để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm một kênh truyền thống (nghĩa là người dùng đến cửa hàng để mua) và một kênh trực tuyến (chỉ cần 1 cú click chuột thì đồ về tới tận nhà). Hình thức Online có vẻ đã trở nên thuận tiện và dễ dàng tiếp cận hơn với đa số người dùng, điều đó càng được khẳng định rõ qua sự ra đời của Lazada, Shopee, Tiki,…
Toàn cầu hóa
- Ba làn sóng toàn cầu hóa:
Làn sóng thứ nhất của toàn cầu hóa liên quan đến yếu tố chi phí - các công ty chuyển công việc sang nước có chi phí thấp hơn để gia tăng lợi nhuận, vậy nên một số nước sẽ tiếp tục hạ thấp chi phí hơn nữa để thu hút vốn đầu tư. Chi phí chính là yếu tố chính của mọi quyết định khoán ngoài!
Làn sóng thứ hai của toàn cầu hóa liên quan đến chất lượng và tính hiệu quả. Để chuẩn bị cho làn sóng thứ hai, việc cải tiến giáo dục là một yếu tố quan trọng (nhưng chỉ có vài nước thành công). Nó được coi là sự “bùng phát kinh tế”, thúc đẩy nền kinh tế đạt đến chuẩn cao hơn. Việc trả lương cao hơn có thể đem lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế. Thay vì gia công với giao động trình độ thấp, các công ty toàn cầu sẽ đầu tư để tận dụng lực lượng lao động có kỹ năng.
Làn sóng thứ ba của toàn cầu hóa liên quan đến việc đạt hiệu quả và canh tân ở nơi mà các công ty tận dụng ưu thế thành công của các pha trước. Kỹ năng chuyên sâu là yếu tố chính của mọi quyết định cộng tác. Pha này là pha tối thượng của toàn cầu hóa vì giá trị được đặt trên sự cộng tác lẫn nhau giữa các nước, các công ty, nơi mối quan hệ chuyển từ khách hàng và nhà cung cấp thành đối tác. Nó dựa trên tính sẵn có của kỹ năng chuyên sâu ở nước được đầu tư. Trong phần này, toàn cầu hóa đi vào trạng thái cân bằng, nơi cả hai bên hình thành liên minh để tận dụng ưu thế của toàn cầu hóa. Liên minh sẽ cạnh tranh và chi phối các công ty khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Là đối tác, mức lượng sẽ là như nhau vì luồng công việc và nghiên cứu chảy tự do từ đối tác này sang đối khác khác.
- Tác động của toàn cầu hóa
Ngày nay, nhân công có kỹ năng có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không nhất thiết phải rời khỏi nhà. Ở mảng kinh tế, nó mang đến năng suất cao, tính sẵn có của sản phẩm và dịch vụ cho mọi người trên thế giới. Toàn cầu hóa cũng có nghĩa là mua và bán trên thị trường toàn cầu. Trong hoành cảnh lý tưởng, bất kỳ nước nào cũng có thể bán không chỉ sản phầm mà cả lao động và dịch vụ của nó cho cả thế giới. Ở góc độ doanh nghiệp, toàn cầu hóa tác động lớn đối với con người và thị trường việc làm địa phương. Ở góc độ môi trường, toàn cầu hóa có tác động lớn đến môi trường: ô nhiễm và chất thải độc hại….
Cách mạng công nghiệp 4.0
Phần định nghĩa cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0 thì mình đã nêu ra ngắn gọn ở đề bài nên ở đây sẽ không dài dòng nữa. Vậy cuộc cách mạng 4.0 này mang lại cho chúng ta những cơ hội gì? Ngày nay, có dự đoán cho rằng: “Bất kỳ cái gì cũng có thể được kết nối sẽ được kết nối” và nó tích hợp mọi thứ thuộc về vật lý, số thức và sinh học để bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó sẽ làm thay đổi nhiều thứ, nhiều việc làm, nhiều ngành và nhiều quốc gia. Internet kết nối vạn vật (IoT) có thể tạo ra vô vàn cơ hội khi nhiều thiết bị được kết nối. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở ra cánh cửa cơ hội cho mọi người, mọi quốc gia.
Các kỹ năng then chốt cho “thời đại mới”
- Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ: Với toàn cầu hóa, ngoại ngữ không còn phải là thứ gì đó xa xỉ mà là điều cần thiết. Nếu bạn chỉ nói 1 thứ tiếng, bạn sẽ không có mấy cơ hội trong thế giới được kết nối này. Việc học và làm chủ ngoại ngữ khá mất thời gian, cho nên tốt nhất là bắt đầu đào tạo ngôn ngữ sớm nhất có thể.
- Kỹ năng máy tính: Với việc gia tăng ứng dụng CNTT, nhân công phải có tri thức về máy tính. Nếu bạn không biết cách dùng máy tính, bạn sẽ không có khả năng có được việc làm trả lương cao. Thậm chí bạn sẽ không kiếm được việc làm, bạn không nhất thiết phải là chuyên gia hay một người lập trình mà đơn giản là bạn phải biết cái gì đó về CNTT.
- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp: Nền kinh tế toàn cầu là thị trường mở, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình. Nhà doanh nghiệp là người tạo ra và quản lý doanh nghiệp. Kỹ năng quan trọng nhất là nhận diện cơ hội và nắm bắt cơ hội trước người khác.
- Kỹ năng tài chính: Trong thị trường cạnh tranh này, tri thức kỹ thuật không đủ, mà kỹ năng doanh nghiệp như quản lý tài chính mới là mấu chốt.
- Kỹ năng tự thúc đẩy: Nhà doanh nghiệp là người tự thúc đẩy mình. Họ phải nhận ra rằng mỗi phút giây đều quý giá. Họ phải theo dõi xu hướng toàn cầu, biết cần phải àm gì và sẵn lòng chấp nhận rủi ro.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Ngày nay, phần lớn công việc đều yêu cầu phải làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp. Làm theo nhóm có thể chia công việc cho các thành viên và làm tăng năng suất nhanh hơn.
Việc làm trong thời đại mới
Sự thịnh vượng về mặt kinh tế đạt được thông qua việc làm. Nhiều việc làm hơn sẽ cho phép mọi người cải thiện chuẩn sống và thoát nghèo. Nhưng với tiến bộ của công nghệ, nhiều việc làm lao động phổ thông đang bị loại bỏ, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia. Mặc dù có nhiều việc làm mới được tạo ra, nhưng nhiều việc làm trong số này yêu cầu tri thức và các kỹ năng khác, phần lớn ở trình độ đại học, dần đến vấn đề là liệu các đại học địa phương có sẵn sàng đáp ứng cho thách thức này không.
- Những việc làm “Nóng” hiện nay: Ngày nay, có nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm. Nhiều người tốt nghiệp đại học đang phải vật lộn để có được việc làm ngay cả với mức lương tối thiểu mà chẳng liên quan gì đến chuyên ngành đào tạo của họ. Bên cạnh đó có những việc làm “nóng” được trả lương hậu hĩnh mà không có người xin làm vì người tốt nghiệp không có những kỹ năng cần thiết. Đó là những việc làm kể ra sau đây:
+) Lập trình phần mềm
+) Trinh sát doanh nghiệp (BI)
+) Quản lý hệ thống thông tin (ISM)
+) Kiểm thử phần mềm
+) Chuyên viên an ninh CNTT
+) Kỹ nghệ máy tính (CE)
+) Khoa học máy tính chuyên sâu
Qua bài viết trên, mình cùng các bạn đã tìm hiểu qua rằng những gì đã và sẽ xảy ra trong tương lai của toàn cầu, từ đó nhằm định hướng lại chiến lược cho cuộc đời của các bạn. Kèm với đó là những kỹ năng cần thiết cần phải kể đến như kỹ năng CNTT, kỹ năng ngoại ngữ,… có thể coi là bắt buộc với “thời đại mới” này, kế đó là xu hướng việc làm của tương lai. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được chút gì đó trong cuộc sống của các bạn. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi ý kiến của các bạn hay những thắc mắc thì hãy để lại ở phần bình luận giúp mình nhé.
Theo ybox.vn
Sách Bước ra thế giới, tham khảo tại đây.