Hôm qua, tôi nhận được một email người gửi viết: “Em là sinh viên Công nghệ thông tin học tại một đại học trực tuyến. Em lo lắng về điều thầy viết trong blog của thầy về “Đại học rởm”. Làm sao em biết được rằng trường của em là hợp pháp hay không? Bố mẹ em trả nhiều tiền cho giáo dục của em. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Tôi đã viết về các đại học “rởm” trong các blog trước. Về căn bản có nhiều đại học rởm đang trao bằng cấp mà không có thừa nhận của cơ quan công nhận chính thức về giáo dục. Sinh viên trả tiền để có bằng với học tập hàn lâm dưới chuẩn và vô giá trị trong thị trường việc làm. Nhiều công ti coi nó là “lừa đảo” nếu bạn xin việc với bằng đó. Ngay cả sau khi thuê bạn, khi họ tìm ra, bạn sẽ bị đuổi việc và hồ sơ của bạn có thể có câu: “Đuổi do lừa đảo.” Sẽ rất khó về sau để tìm việc làm với hồ sơ kiểu như thế.

Tại sao sinh viên vào “đại học rởm”? Hoặc sinh viên không biết (họ bị lừa) hoặc họ biết nhưng muốn lừa ai đó bằng việc nói rằng họ có bằng hàn lâm. Bất kể tình huống nào, đại học rởm đều làm tiền, nhiều tiền.

Ngày nay với internet, có hàng nghìn “đại học rởm” ở Mĩ với website quảng cáo đủ mọi loại đào tạo kể cả các bản sao để có vẻ như hợp pháp. Bằng cấp của họ thường được trao dựa trên đào tạo nào đó, hoặc trực tuyến hoặc trong lớp nhưng đào tạo của họ dễ dàng tới mức mọi sinh viên có thể qua được dù họ học hay không. Chương trình của họ KHÔNG được thừa nhận bởi cơ quan có thẩm quyền được chính thức công nhận về giáo dục hợp pháp. Một số đại học trực tuyến nói rằng họ được chính thức công nhận nhưng thường bởi “các tổ chức công nhận vô danh” do đích thân họ lập ra với mục đích đưa ra xác nhận giả. Vì bạn học về công nghệ thông tin ở Mĩ, trường trực tuyến của bạn phải được chính thức công nhận bởi tổ chức có tên là ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), nếu nó không phải vậy thì bạn có thể không đăng tuyển vào một trường được chính thức thừa nhận.

Cách nhận ra “đại học rởm”:

Đại học rởm thường mang tên có vẻ giống như các đại học danh tiếng. Chẳng hạn:  New Mexico Institute of Technology (N-MIT) là rất tương tự với trường danh tiếng Massachusetts Institute of Technology (MIT) hay Harvard University in the Caribbean là rất tương tự với Harvard University ở Boston. Nhiều người cũng dùng tên bang để có vẻ tương tự với các trường bang chẳng hạn: University of Northern Washington là rất giống với University of Washington. North America University là tương tự American University; University of North California State trông giống như trường đối lại University of Southern California. Những trường này tiếp tục dùng các phương pháp đa dạng và đổi tên của họ thường xuyên để tránh việc viện tới pháp lí.

So với các đại học hợp pháp, “đại học rởm” có xu hướng có yêu cầu được hạ rất thấp tiền để được nhập học. Họ thường chấp nhận bất kì sinh viên nào có đủ tư cách hay không chừng nào sinh viên trả tiền trước. Sinh viên được động viên “đăng tuyển bây giờ” trước khi học phí bị tăng lên, hay họ có đủ tư cách có “tiền trợ giúp học tập”, “học bổng” hay “được giảm 50% học phí” hay họ cung cấp việc đăng tuyển nhiều bằng cấp đồng thời. (Bạn có thể có được cả bằng Khoa học máy tính và MBA với cùng một giá). Trường có thể ở Mĩ nhưng văn phòng chính đặt ở nước khác. Lớp học có thể ở Mĩ nhưng giấy tờ kinh doanh được làm hồ sơ ở các nước khác. Việc chia doanh nghiệp và cung cấp lớp học ở nhiều nước là cách để tránh các hoàn cảnh pháp lí của chính phủ.

Một số đại học rởm cung cấp giấy tờ nhập học để cho sinh viên nước ngoài có thể tới học tập trong nước họ. Thường không có khuôn viên trường mà chỉ có một toà nhà đi thuê với vài lớp học. Không có thư viện, giảng đường, nhân viên hay phòng thí nghiệm nghiên cứu. Ít hay không có tương tác giữa sinh viên và giáo sư. (Nhiều giáo sư không đủ tư cách hay thậm chí có bằng cấp giả). Nếu sinh viên không học tốt ở lớp, điều đó không ảnh hưởng tới họ để có được bằng. Trong loại trường này, chương trình của họ là dễ nhưng bằng cấp của họ là vô giá trị.

Một số “đại học rởm” còn nói được công nhận bởi “tổ chức công nhận chính thức” và tự quảng cáo họ là “được chính thức công nhận đầy đủ”. Một số nói họ là chi nhánh của các tổ chức như Liên hợp quốc (Liên hợp quốc chẳng liên quan gì tới việc chính thức công nhận trường). Tài liệu quảng cáo của họ dùng các từ như “được cấp phép đầy đủ”, “có thẩm quyền ở Mĩ”, hay “được bang chấp thuận” để gợi ý cái gì đó hợp pháp. Chẳng hạn, University of Northern Washington quảng cáo rằng bằng cấp của nó được “chứng nhận và đóng dấu về tính đích thực bởi công chứng được chính phủ Mĩ bổ nhiệm” mặc dầu không có điều như vậy. LaSalle University nói là “được công nhận” bởi “Ban tổ chức công nhận” được một công ti tư nhân lập ra, công ti này là chi nhánh của người chủ của trường.

Ngày nay hơn bao giờ hết, các đại học “rởm” đang nở rộ trên khắp thế giới. Chỉ riêng trong năm qua, trên một trăm trường rởm đã bị đóng cửa bởi FBI khi số sinh viên nước ngoài tới Mĩ học nhưng phát hiện ra rằng trường của họ thực sự là toà nhà trống rỗng hay với địa chỉ  giả. Tương ứng, các trường rởm này tập trung hầu hết sinh viên nước ngoài bởi vì họ có thể tránh được vấn đề với nhà cầm quyền địa phương. Đại học rởm vận hành ở Mĩ nhưng bán bằng rởm cho người ở châu Á, châu Âu hay châu Phi có thể thoát khỏi chú ý của chính phủ. Cảnh sát không quan tâm chừng nào nạn nhân là người nước ngoài, không phải là người của họ.

Vài năm trước, FBI đã bắt người chủ của CaliforniaPacificaUniversity về giả mạo bằng cấp và ông ta phải đi tù. Sau khi báo chí in ra nội tình, hàng trăm người có bằng từ trường đó bị đuổi việc bởi công ti của họ “bị lừa”. Vì phải mất vài năm để theo dõi những người vận hành trường rởm, nhiều người trong số họ vẫn hoạt động trong thế giới ảo như trường trực tuyến bởi vì dễ dàng chuyển website trước khi bị bắt. Chừng nào sinh viên còn trả tiền, họ còn tiếp tục đăng tuyển sinh viên. Vì trường là trực tuyến, sinh viên không bao giờ đặt chân tới trường cho nên họ không có ý niệm nào về trường là hợp pháp hay không. Chẳng hạn khi cảnh sát Texas đóng cửa Dallas State College, người chủ lập tức mở JacksonStateUniversity ở California. Khi cảnh sát California đóng website của họ ở đó, họ chuyển sang Oregon và mở JohnQuincyAdamsUniversity. Phải mất 12 năm và nỗ lực chính của FBI để bắt những người này. Họ tìm thấy hơn 10 triệu đô la tiền mặt ở nhà người chủ và thấy rằng họ đã tuyển trên một trăm nghìn sinh viên từ khắp thế giới.

Không may, ngay cả ngày nay nhiều báo chí và website vẫn tiếp tục cho phép đại học rởm quảng cáo. Tôi vẫn thấy nhiều trường rởm quảng cáo trên báo chí và tạo chí như The Economist, Forbes, Time and Newsweek v.v. Cho nên lời khuyên của tôi: sinh viên nên thận trọng về loại đào tạo rởm này và kiểm tra mọi đại học bạn muốn xin vào học. Đó là tiền của bạn, bằng cấp và tương lai của bạn.

—-English version—-

Phony university

Yesterday, I received and email where the sender wrote: “I am a Information Technology student attending an online university. I am worry about what you wrote in your blog about “Phony university”. How do I know that my school is legitimate or not? My parents pay a lot of money for my education. Please advise.”

Answer: I have written about “Phony” universities in previous blogs. Basically there are many phony universities that awards degrees without the recognition by educational accrediting offices. Students pay money for a degree with substandard academic study and worthless in the job market. Many companies consider it “Cheating” if you apply for jobs with that degree. Even after hiring you, when they find out, you will be fired and your record may have the clause: “Fire due to cheating” It will be very difficult later to find jobs with a record like that.

Why do students go to “Phony university”? Either students do not know (They are cheated) or they know but want to cheat somebody by claiming that they have an academic degree. Regardless of the situation, the phony university is making money, a lot of money.

Today with the internet, there are thousand “phony universities” in the United States with websites advertise all kinds of training including transcripts in order to seem legitimate. Their degrees are often awarded based on some trainings, either on-line or classroom but their trainings are so easy that every students can pass whether they study or not. Their programs are NOT recognized by the any legitimated educational accreditation authority. Some online universities claim that they are accredited but often by “unknown accrediting organizations” set up by themselves for the purposes of providing a fake authenticity. Since you are studying Information technology in the U.S. Your on-line school should be accredited by the  organization called ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), if it is not then you may not enroll in an official recognized school.

How to recognize a “phony university”:

A phony university frequently named to sound similar to those of prestigious universities. For example:  New Mexico Institute of Technology (N-MIT) is very similar to the prestigious Massachusetts Institute of Technology (MIT) or Harvard University in the Caribbean is very similar to Harvard University in Boston. Many also use the state name to look similar to state schools for example: University of Northern Washington is very similar to University of Washington. North America University is similar to American University; University of North California State look like a counter to the University of Southern California. These schools continue to use various methods and change their names often to avoid legal recourse.

Compared to legitimate universities, “Phony universities” tend to have drastically lowered requirements for admission. They often accept any students with or without qualifications as long as they pay money upfront. Students are encouraged to “enroll now” before tuition fees are increased, or they qualify for a “fellowship”, “scholarship” or “grant of 50% of tuition fees” or they are offered to enroll for multiple degrees at the same time. (You can earn both a Computer Science and a MBA for the same price). The school maybe in the United States but the main office is situated in another country. The classrooms maybe in the U.S. but the business paper is filed at different countries. Splitting the business and class offering across multiple countries is a way to avoid government legal jurisdiction.

Some phony universities provide admission papers so foreign students could come to study in their countries. There is often no campus but only a rented building with few classrooms. There are no library, auditorium, staff or research laboratory. There is little or no interaction between students and professors. (Many professors are not qualified or even with fake degrees). If students did not do well  in class, it does not affect them from getting the degree. In this kind of school, their programs are easy but their degrees are worthless.

Some “Phony universities” claim accreditation by a “Accreditation organization” and advertized themselves as being “fully accredited”. Some claim of affiliation with organizations such as the United Nations (The UN has nothing to do with school accreditation). Their promotional materials use words such as “Fully licensed”, “United States authorized”, or “State-approved” to suggest something legitimate. For example, the University of Northern Washington advertises that its degrees are “attested and sealed for authenticity by U.S government appointed notary” although there is no such thing. LaSalle University claim to be “accredited” by “Accreditation organization board” set up by a private company affiliated with the owner of the school.

Today more than ever, “Phony” universities are flourishing all over the world. In the past year alone, over one hundred phony schools were shut down by the FBI when number of foreign students arrived in the U.S. to study but found out that their schools were indeed an empty buildings or with phony addresses. Accordingly, these phony schools focus mostly on foreign students because they can avoid problem with local authority. A phony university operates in the U.S. but sell phony degrees to people in Asia, Europe or Africa may escape government notice. The police do not care as long as the victims are foreigners, not their own people.

Few years ago, the FBI arrested the owner of CaliforniaPacificaUniversity on degree fraud, and he went to prison. After newspapers printed the story, hundred people with degrees from that school were fired by their companies on “Cheating”. Since it take several years to catch up with phony university operators, many of them are still operating in the virtual world as on-line schools because it is easy to switch websites before getting caught. As long as students pay money, they continue to enroll them. Since the school is on-line, students never set foot on school so they have no idea whether the school is legitimate or not. For example when Texas police shutdown Dallas State College, the owner immediately opened JacksonStateUniversity in California. When California Police shutdown their website there, they moved to Oregon and open JohnQuincyAdamsUniversity. It took 12 years and a major effort by the FBI to arrested these people. They found over $10 million in cash at home of one of the owners and found out that they have enrolled over hundred thousand students from all over the word.

Unfortunately, even today many newspapers and websites continue to permit phony university to advertise. I still see many phony schools advertise in newspapers and magazines such as The Economist, Forbes, Time and Newsweek etc. So my advice: students should beware about these kind of phony trainings and check out any university that you want to enroll. It is your money, your degree and your future.