25 Jun, 2021
Cuộc sống sau đại học
Theo một cuộc điều tra đại học mới, nhiều người tốt nghiệp đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường. Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi. Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Người tốt nghiệp sẽ nhận ra rằng cuộc sống đi làm là khác với cuộc sống đại học. Người tốt nghiệp sẽ làm việc với phạm vi rộng nhiều người ở chỗ làm việc. Một số có giáo dục đại học nhưng nhiều người không có. Tại đại học sinh viên làm việc theo tổ cùng các sinh viên khác, những người đại thể là cùng lứa với những mối quan tâm tương tự. Nhưng trong công việc, đây không phải là hoàn cảnh: người tốt nghiệp sẽ thấy mọi người đủ các lứa tuổi, một số trẻ hơn vì họ không vào đại học và nhiều người già hơn nhiều, kể cả một số người sẵn sàng về hưu. Những người này thường có miền kinh nghiệm và mong đợi rộng hơn nhiều. Công ti mà bạn làm việc cho là một phản xạ nhỏ của bản thân xã hội với đa dạng động cơ và thái độ. Thách thức khó khăn nhất là tìm ra cách hoà hợp với miền rộng những con người này trên cơ sở hàng ngày.
Mọi người đi làm với những thái độ khác nhau. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc ở công ti trong nhiều năm và bây giờ tập trung vào hỗ trợ gia đình họ, cái nhìn của họ về dự án, những giờ làm thêm và lịch biểu có thể không giống như với cách nhìn của người mới tốt nghiệp, người muốn làm việc chăm chỉ với việc làm đầu tiên của họ. Nếu đồng nghiệp của bạn là người mới tốt nghiệp như bạn, họ sẽ có thái độ khác vì ganh đua là thông thường trong những người mới được thuê. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc trong vài năm nhưng không có tri thức và kĩ năng hiện hành, họ có thể nhìn bạn như mối đe doạ cho vị trí của họ. Cho dù bạn muốn chứng tỏ rằng bạn có năng lực để làm công việc cho tổ bạn tham gia, bạn cần có nhạy cảm. Bạn phải học quan sát và lắng nghe để xem làm sao bạn có thể đóng góp cho tổ.
Trong phần lớn các công ti, công việc hàng ngày là có tính thường lệ hơn với ít biến thiên hơn công việc ở trường. Bạn phải học kiên nhẫn khi bạn muốn là một phần của tổ. Một sinh viên tốt nghiệp có lần đã phàn nàn với tôi: “Em không biết rằng em phải viết mã hầu hết thời gian, rồi kiểm thử công việc của người khác. Em không thể đi ra quán cà phê cùng bạn bè trong thời gian làm việc. Bây giờ em nhớ trường nơi chúng em thường bỏ lớp và dành hàng giờ trong quán cà phê hay chơi videogames.” Tất nhiên, ở trường bạn chịu trách nhiệm chỉ cho bản thân bạn. Bạn có thể bỏ lớp bất kì khi nào bạn muốn hay tới muộn. Mặc dầu có những bài kiểm tra nhưng bao giờ cũng có giáo sư ‘dễ dàng” người sẽ chấp nhận cớ của bạn và cho phép “làm bù”. Nhưng trong công việc, mọi thứ đều bị kiểm soát chặt chẽ; bạn có những giờ làm việc nào đó xác định khi nào bạn đi làm và khi nào bạn có thể đi về, năm ngày một tuần. Nếu bạn bỏ giờ hay đi muộn, bạn không có khả năng giữ được việc làm của bạn vì “không có cớ” cho những hành vi như vậy.
Ở trường, bạn có thể là sinh viên đầu lớp, vì bạn đọc nhiều và học nhiều. Bạn được kính trọng bởi các bạn trong lớp vì bạn bao giờ cũng có điểm cao nhất trong các kì thi. Có lẽ bạn thậm chí còn nổi tiếng trong trường vì tài năng của bạn. Tuy nhiên, ở công việc bạn không biết gì về công ti, hay về cách dự án vận hành. Tri thức lí thuyết của bạn thậm chí không thể áp dụng được cho việc làm. Không ai biết bạn hay kính trọng bạn và bạn cảm thấy không thoải mái. Học làm việc với những người khác nhau là nhiệm vụ vô tận, bạn sẽ học nhiều khi bạn làm việc nhưng nó cũng giúp xây dựng tính cách của bạn khi bạn quản lí công việc của bạn tương ứng. Đây là nơi bản kế hoạch nghề nghiệp tốt là có ích vì nó sẽ nhận diện mọi bước cần thiết mà bạn phải làm để đi lên. Bạn sẽ cần nhận diện các vấn đề và gợi ý giải pháp nào đó cho người quản lí của bạn. Bạn sẽ học cải tiến mọi thứ ngay cả khi nó không phải là trách nhiệm trực tiếp của bạn và chứng tỏ rằng bạn có khả năng làm nhiều hơn.
Trong 16 năm ở trường, bạn lên lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác tương ứng với cấp học của bạn. Trừ phi bạn lười hay là sinh viên rất kém, người không tiến sang mức độ khác, phần lớn sinh viên đều đi lên với nỗ lực tối thiểu. Nhưng tại công việc, việc đề bạt không bao giờ là tự động. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng kĩ năng kĩ thuật là nền tảng của bạn. Kĩ năng của bạn càng vững, bạn sẽ càng có khả năng tốt hơn để giữ được việc làm nhưng chính kĩ năng mềm mới nâng bạn lên vị trí tiếp. Sau vài năm, bạn quen thuộc với mọi công việc kĩ thuật thì đó là lúc để tình nguyện làm một số công việc phụ. Bạn sẽ học cách nói chuyện với người quản lí của bạn và giải thích bạn muốn gì hay gợi ý một số ý tưởng mới. Bạn sẽ biết người quản lí của bạn muốn hay mong đợi bạn làm gì. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng bạn phải hiểu phân công của bạn và lập lịch để đặt các ưu tiên. Bạn học cách làm cho việc làm được hoàn thành đúng thời gian, nếu điều đó nghĩa là công việc thêm, thời gian thêm, bạn phải làm điều đó để xây dựng thanh danh rằng bạn là công nhân cần cù. Bạn sẽ học rằng làm việc tốt là không đủ mà bạn phải chú ý tới mọi thứ đang diễn ra quanh bạn. Bạn phải để cho người quản lí biết việc tốt bạn đang làm bằng việc dành nhiều thời gian hơn với cả đồng nghiệp và người quản lí của bạn ngay cả sau công việc.
—English version—
Life after college
According to a new college survey, many graduates are facing difficulties after they left school. Of course getting a job is a priority but even graduates who have job also having difficulty because life after college is not simple as expected. For over 16 years, these students went to school and did well but now they must do something completely different and many are not prepared for it. The start of any career is exciting but also confusing because many do not know what to expect.
Graduates will realize that working life is different than university life. Graduates will be working with a much wider range of people in the workplace. Some are college educated but many are not. At university students work in teams with other students who are roughly the same age with similar interests. But at work, this is not the case: graduates will find people of all ages, some younger as they do not go to college and many are much older, including some who are ready to retire. These people often have had a much wider range of experiences and expectations. The company that you are working for is a small reflection of the society itself with diverse motivations and attitudes. The most difficult challenge is to work out how to get along with this wide range of people on a daily basis.
People go to work with different attitudes. If your co-workers have been working at the company for many years and now are focused on supporting their family, their view of the projects, extra working hours and schedules may be not the same with newly graduates who want to work hard at their first job. If your co-workers are new graduates like you, they will have different attitudes as competition is common among new hires. If your co-workers have been working for few years but do not have the current knowledge and skills, they may see you as a threat to their positions. Even you want to prove that you are capable to do the work for the team you are joining, you need to be sensitive. You must learn to observe and listen to see how you can contribute to the team.
In most companies, daily work is more routine with less variety than school works. You must learn to be patient as you want to be part of a team. A graduate student once complained to me: “I did not know that I have to write code most of the times, then test others people’s works. I cannot go out to a Coffee shop with friends during work time. Now I missed school where we often skip classes and spent hours in a coffee shop or playing videogames.” Of course, at school you are responsible only to yourself. You can skip class whenever you want or come late. Although there are quizzes but there is always “easy” professor who will accept your excuse and allow for a “make up”. But at work, everything is strictly controlled; you have certain working hours that determine when you go to work and when you can leave, five days a week. If you skip works or being late, you may not be able to keep your job because there is “no excuse” for such behavior.
At school, you may be the top student because you read more and learn more. You are respected by your classmates as you always have the highest scores in exams. Perhaps you even are well known in your school for your other talents. However, at work you know nothing about the company, or about the way the project operates. Your theoretical knowledge may not even be applicable to the job. No one knows you or respects you yet and you feel uncomfortable. Learning to work with different people is an endless task, you will learn a lot as you work but it also helps build your characters as you manage your works accordingly. This is where a good career plan is helpful as it will identify all the necessary steps that you must do to move upwards. You will need to identify problems and suggest some solutions to your managers. You will learn to improve things even when it is not your direct responsibility and prove that you are capable to do more.
For 16 years in school, you move up from one class to another according to your grades. Unless you are lazy or very bad student who fail to advance to another level most students do move up with minimum effort. But at work, promotion is never automatic. You will learn quickly that technical skills are your foundation. The stronger your skills, the better you will be able to keep your job but it is the soft-skills that elevate you to the next position. After a few years, you are familiar with all the technical works then it is time to volunteer for some extra works. You should learn how to talk to your manager and explain what you would like to do or suggest some new ideas. You will learn what your managers want or expect you to do. You will learn quickly that you must understand your assignments and schedule to set priorities. You learn to get the job done on time, if that means extra works, extra time, you must do it to build a reputation that you are a hard worker. You will learn that doing a good job is not enough but you must pay attention to things that is going on around you. You must let managers know the good job you are doing by spending more time with both your co-workers and your managers even after works.