Tuần trước, tôi đã ăn tối với một nhà nghiên cứu toàn cầu. Ông ấy dành hầu hết cuộc đời nghề nghiệp của mình tiến hành nghiên cứu về xu hướng công nghệ trên khắp thế giới. Ông ấy đọc nhiều hơn bất kì ai mà tôi biết và có tri thức sâu sắc về kinh tế toàn cầu. Ông ấy thường dự báo cái gì đó đúng đắn trước khi nó xảy ra. Tôi bao giờ cũng trêu ông ấy rằng ông nên dự báo xổ số hơn là công nghệ toàn cầu.

Trong đối thoại của chúng tôi, ông ấy nói rằng trong năm năm tới, thế giới sẽ có “cuộc chiến về công nhân có kĩ năng”. Một số nước sẽ hạn chế người có giáo dục của họ khỏi ra đi để chấm dứt vấn đề “chảy não”. Ông ấy nói: “Thiếu hụt công nhân có kĩ năng sẽ còn tồi tệ hơn vì nhu cầu là cao nhưng cung cấp là thấp. Mọi chính phủ đều biết rằng chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, nơi tri thức là tài sản để có ưu thế cạnh tranh. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công nhân có kĩ năng được cần và họ đang có nhu cầu cao.”

Tôi tranh cãi: “Điều đó không mới. Mọi người đều biết về thiếu hụt công nhân có kĩ năng. Tuy nhiên, có “cuộc chiến” về tài năng thì quá đáng. Tôi không nghĩ các nước sẽ đi đánh nhau chỉ để có được công nhân có kĩ năng?”

Ông ấy cười: “Tôi không ngụ ý “cuộc chiến’ là phái lính đi đánh nhau hay xâm lăng một nước đâu. Chiến tranh tương lai sẽ là trên mặt trận kinh tế như chấm dứt thương mại, trừng phạt kinh tế, giới hạn kinh doanh, hạn chế nhập khẩu, v.v. Ngày nay, các nước đã phát triển như Mĩ, Tây Âu, và Nhật Bản có tỉ lệ sinh rất thấp nhưng có số lớn người cao tuổi. Dân số lớn tuổi này sẽ có tác động lớn lên xã hội và nền kinh tế. Nó sẽ tác động lên năng suất, và tăng trưởng kinh tế. Để duy trì nền kinh tế mạnh, các nước này cần nhiều công nhân tri thức cho nên họ sẽ đổi luật di trú để khuyến khích công nhân có kĩ năng tới làm việc trong nước họ. Nếu những công nhân này sống ở đó, họ đóng thuế, cải tiến doanh nghiệp, làm tăng trưởng kinh tế, và hỗ trợ cho dân số già.”

“Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng cần những công nhân có kĩ năng này cho sự phát triển riêng của họ nữa. Cho nên sẽ có xung đột. Ngày nay, hàng trăm nghìn người Ấn Độ và Trung Quốc đã rời khỏi nước họ để sang Mĩ và châu Âu mỗi năm. Phần lớn là các nhà chuyên môn có kĩ năng cao. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi nhiều việc làm hơn đang mở ra, nhiều cơ hội hơn, và luật về di trú đang mở ra cho các công nhân có kĩ năng. Với các nước hàng tỉ dân như Trung Quốc và Ấn Độ, việc mất đi vài nghìn người không phải là vấn đề nhưng khi con số này lên tới vài trăm nghìn người hay nửa triệu người thì sẽ có vấn đề. Vấn đề “chảy não” này hiện thời được các chính phủ ở các nước này thảo luận nhưng chưa cái gì xảy ra.”

Tôi bảo ông ấy: “Chúng ta đang sống trong công việc được toàn cầu hoá nơi các công nhân có thể làm việc từ bất kì chỗ nào. Ngày nay hàng triệu kĩ sư phần mềm Ấn Độ và Trung Quốc đang làm việc cho các công ti Mĩ nhưng họ vẫn sống trong nước họ. Nhiều người làm việc từ nhà và kết nối với công ti Mĩ qua internet. Con số “công nhân ảo” sẽ tăng lên nhiều cùng với nhu cầu. Tôi không thấy vấn đề gì với điều đó. Từ điều tôi biết, các chính phủ của cả Ấn Độ và Trung Quốc ưa thích điều đó vì người của họ vẫn ở đó, đóng thuế ở đó, chi tiêu tiền bạc ở đó, tạo ra việc làm ở đó. Họ đem về nhiều thu nhập cho nền kinh tế của họ. Công việc khoán ngoài đem lại $97 tỉ đô la cho Ấn Độ trong năm 2010 và có thể vượt quá $100 trỉ đô la năm nay.”

Ông ấy giải thích: “Điều đó là đúng hôm nay nhưng không đúng cho ngày mai. Ông cần nhìn vào tiến hoá của nó. Trong quá khứ, mọi người phải đi tìm việc làm. Nhiều nước đang phát triển cho người không kĩ năng của họ đi, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, để tìm việc trong các nước đã phát triển. Những người này làm việc chủ yếu về những việc làm trả lương thấp, những việc làm mà thậm chí người nghèo nhất của nước đó cũng không muốn làm. Họ làm việc vất vả, tiết kiệm tiền và gửi về nhà cho gia đình họ cho nên điều đó làm lợi cho nước của họ. Thế rồi khoán ngoài công nghệ thông tin xảy ra. Nó yêu cầu công nhân có kĩ năng chứ không phải là công nhân không kĩ năng nhưng lần này chính việc làm đi tìm người cho nên những người này không phải rời khỏi nước bởi vì việc đi tới họ. Điều này là tốt hơn nhiều, hàng trăm lần tốt hơn vì công nhân kĩ năng cao hơn làm ra nhiều tiền hơn công nhân không kĩ năng. Ngày nay, một người Mexico không kĩ năng làm việc của nông dân ở Mĩ làm ra quãng $20 một ngày. Người đó gửi về nhà $5 bởi vì người đó cần $15 để sống ở Mĩ. Chính phủ Mĩ ước lượng rằng công nhân Mexico, hợp pháp hay bất hợp pháp, gửi về nhà quãng $5 tỉ đô là một năm. Nếu chúng ta nhìn công nhân có kĩ năng thì mọi sự thay đổi. Một kĩ sư phần mềm Ấn Độ trong công nghiệp làm khoán ngoài làm ra quãng $125 một ngày nhưng anh ta ở Ấn Độ cho nên toàn bộ tiền ở lại đó. Tưởng tượng một nước có vài triệu công nhân, mỗi người làm $125 đô la một ngày. Đó là lí do tại sao khoán ngoài CNTT là kinh doanh sinh lời nhất cho bất kì nước nào. Hai mươi năm trước, thu nhập hàng năm cho công nghiệp CNTT ở Ấn Độ là ít hơn $100 triệu đô la nhưng ngày nay nó là $100 tỉ đô la. Đó là lí do tại sao người Ấn Độ có nhiều triệu phú và tỉ phú ngày nay hơn mười năm trước. Trong một thời gian ngắn, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng vài lần lớn hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều thu nhập hơn. Vì nó tăng trưởng mạnh hơn, với hàng tỉ đô la trong đầu tư nước ngoài mỗi tháng, nó phát triển nhiều cơ xưởng hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn rồi xuất khẩu cho các nước châu Á khác. Bây giờ Ấn Độ không còn là nước đang phát triển mà nổi lên như một trong các nền kinh tế mạnh nhất và một cường quốc trên thế giới. “Phép màu kinh tế” này xảy ra trong không đầy hai mươi năm.”

“Tuy nhiên, các nước đã phát triển bắt đầu nhận ra rằng họ đang giúp các nước đang phát triển đi lên và cạnh tranh với họ. Ngày nay cả Mĩ và châu Âu đang kinh qua suy thoái kinh tế với thất nghiệp cao cho nên họ phải hạn chế loại công việc này. Vì họ vẫn cần công nhân có kĩ năng, họ sẽ thông qua luật để khuyến khích những người này tới và làm việc trong nước họ, đóng thuế ở nước họ và đầu tư vào nước họ. Khi luật di trú thay đổi, nhiều người có kĩ năng sẽ ra đi để tìm cuộc sống tốt hơn, cơ hội tốt hơn rồi điều đó sẽ trở thành vấn đề.”

Tôi tranh cãi: “Nhưng điều đó đã không xảy ra. Đó là một trong các dự đoán của ông sao?”

Ông ấy mỉm cười: “Không, đấy không phải là dự đoán mà là sự kiện rồi. Điều đó sẽ xảy ra sớm hơn ông nghĩ. Hiện thời cả Mĩ và các nước châu Âu đang thông qua luật di trú để cho phép nhiều công nhân có kĩ năng trở thành cư dân thường trú ở nước họ. Trong quá khứ, luật di trú đã dựa trên “cơ sở may rủi” nơi chính phủ cho phép một số có giới hạn những người “được chọn một cách ngẫu nhiên” di trú vào nước họ. Bây giờ điều đó đã thay đổi thành “dựa trên kĩ năng” nơi những người có thể di trú vào Mĩ và Tây Âu dựa trên nền tảng giáo dục của họ. Những người có bằng cấp về y tế, công nghệ thông tin, và chăm sóc sức khoẻ sẽ nhận được ưu tiên cao nhất để di trú. Sinh viên nước ngoài người đã tốt nghiệp từ các đại học Mĩ có thể xin qui chế đặc biệt để ở lại mãi chừng nào còn có các công ti thuê họ. Tất nhiên, sinh viên có bằng cấp về y tế, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ thông tin sẽ không có vấn đề gì bởi vì thiếu hụt trầm trọng các công nhân có kĩ năng đó. Vài năm trước đây, có hạn mức vài trăm nghìn visa mỗi năm nhưng bây giờ điều đó thay đổi để cho phép nhiều hơn, nhiều người có kĩ năng cao được sống ở đó. Hiện tượng “chảy não” sẽ tạo ra một số vấn đề. Tất nhiên, một số nước đang phát triển sẽ phải phản ứng. Đây là điều tôi nghĩ là xung đột tiếp.”

—-English version—-

The war of talent

Last week, I had dinner with a global research scientist. He spends most of his career conduct research on technology trends around the world. He reads more than anybody that I know and has profound knowledge of global economic. He often predicts correctly something before it happens. I always tease him that he should predict lottery number than global technology.

During our conversation, he said that in the next five years, the world will have a “war for skilled workers”. Some countries will restrict their educated people from leaving to stop the “Brain drain” issue. He said: “The skilled workers shortage will be getting worse as demand is high but supply is low. Every government knows that we are living in the information age, where knowledge is the asset for competitive advantage. To promote economic growth, skilled workers are needed and they are in high demand.”

I argued: “That is not new. Everybody know about the skilled workers shortage. However, having a “war” on talent is too much. I do not think countries will go to war just to get skilled workers?”

He laughed: “I do not mean “War” as sending in soldiers to fight or invading a country. Future war will be on the economic front such as stop trading, economic sanction, limit business, restrict imports etc. Today, developed countries such as the U.S, Western Europe, and Japan have very low birth rate but high number of aging people. This aging of the population will have dramatic effect on society and the economy. It will impact productivity, and economic growth. To maintain the strong economies, these countries need more knowledge workers so they will change their immigration laws to encourage skilled workers to come to work in their countries. If these workers live there, they pay taxes, improve businesses, grow the economies, and support the aging population.”

“However, developing countries also need these skilled workers for their own development too. So there will be conflict. Today, hundred thousands of Indian and Chinese left their countries for the U.S and Europe each year. Most are highly skilled professionals. This number will continue to increase as more jobs are opening, more opportunities, and laws on immigration are opening for skilled workers. For countries with billion people like China or India, losing few thousand people is not an issue but when this number go to several hundred thousand or half million then there will be issues. This “brain drain” issue is currently being discussed by governments in those countries but nothing happen yet.”

I told him: “We are living in a globalized work where workers can work from any places. Today millions of Indian and Chinese software engineers are working for U.S companies but they still live in their countries. Many work from home and connect to U.S companies via the internet. The number of “Virtual workers” will increase more with needs. I do not see any problem with that. From what I know, both Indian and Chinese governments prefer it because these people stay there, pay taxes there, spend money there, create jobs there. They bring in a lot of revenues to their economies. Outsourcing works bring in $97 billion dollars to India in 2010 and could exceed $100 billion this year.”

He explained: “That is correct today but not tomorrow. You need to look at the evolution of it. In the past, people have to go to find works. Many developing countries let their unskilled people go, whether it is legal or illegal, to seek works in developed countries. These people work mostly on low paying jobs, jobs that even the poorest people of that country do not want. They work hard, save money and send home to their families so it benefits their own country. Then information technology outsourcing happens. It requires skilled workers not unskilled workers but this time it is the jobs that seek people so these people do not have to leave the country because the jobs come to them. This is much better, hundred times better because higher skilled workers make more money than unskilled workers. Today, an unskilled Mexican does farmer’s work in the U.S make about $20 a day. He sends home about $5 because he needs $15 to live in the U.S. The U.S government estimated that Mexican workers, legal or illegal, send home about $5 billion a years. If we look skilled workers than everything changes. An Indian software engineer in outsourcing industry make about $125 a day but he stays in India so the entire money stay there. Imagine a country has several millions workers, each make $125 dollars a day. That is why IT outsourcing is the most profitable business for any country. Twenty years ago, annual revenue for IT industry in India was less than $100 million but today it is $100 billion. That is why Indian has more millionaires and billionaires today than ten years ago. In just a short time, India’s economy grew several times bigger, create more jobs, more revenues. As it grows stronger, with billion dollars in foreign investments each month, it develops more factories, creates more products then export to other Asian countries. Now India is no longer a developing country but emerges as one of the strongest economy and powerful nation in the world. This “economic miracle” happened in less than twenty years.”

“However, developed countries begin to realize that they are helping developing countries to move up and compete with them. Today both the U.S and Europe are experiencing economic depression with high unemployment so they have to restrict this kind of work. Since they still need skilled workers, they will pass laws to encourage these people to come and work in their country, pay taxes in their country and invest in their country. When immigration laws change, many skilled people will leave for better life, better opportunities then it will become an issue.”

I argued: “But it has not happened. Is it one of your predictions?”

He smiled: “No, it is not a prediction but a fact. It is will happen sooner than you think. Currently both the U.S and European countries are passing open immigration laws to allow more skilled workers to become permanent residence in their countries. In the past, immigration laws were based on a “lottery based” where governments allowed limited numbers of people “randomly selected” to immigrate to their countries. Now it has changed into “Skill based” where people can immigrate to the U.S and Western Europe based on their education background. People with degrees in Medical, Information Technology, and Healthcare will receive the highest priority to immigrate. Foreign students who graduated from U.S universities could apply for special status to stay permanently as long as there are companies that will hire them. Of course, students with degrees in medical, healthcare, information technology will not have any problem because of the critical shortage of these skilled workers. Few years ago, there is a quota of few hundred thousand visas per year but now it is changing to allow more, much more highly skilled people to live there. This “brain drain” phenomenon will create some issues. Of course, some developing countries will have to react. This is what I think is the next conflict.”