27 Apr, 2021
Công thức cho thịnh vượng kinh tế
Theo một báo cáo toàn cầu, sinh viên đại học ngày nay có thể bị thất nghiệp gấp ba lần thế hệ trước. Sinh viên chỉ với bằng tú tài phổ thông sẽ có 78 % cơ hội bị thất nghiệp. Lí do được nêu là toàn cầu hoá và thay đổi công nghệ đã tác động tới hầu hết các nước khi công nhân không còn bị giới hạn trong thị trường địa phương mà phải cạnh tranh với những người khác từ khắp trên thế giới. Cùng điều này là đúng cho các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa vì họ phải cạnh tranh với những công ti toàn cầu lớn hơn và được quản lí tốt với tài sản khổng lồ và chiến lược năng nổ.
Trên khắp châu Âu, đặc biệt ở Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy hơn 40% sinh viên đại học bị thất nghiệp. Tình huống còn tồi tệ hơn ở Trung Đông và Bắc Phi nơi trên hai phần ba sinh viên đại học giữa độ tuổi 18 tới 25 bị thất nghiệp. Báo cáo này cảnh báo rằng nếu những thanh niên này không thể tìm được việc làm sớm, xã hội của họ sẽ phải được chuẩn bị cho nhiều biểu tình, nhiều tội ác, hay nhiều bạo động hơn.
Đồng thời, có thiếu hụt công nhân có kĩ năng ở mọi nước. Các nước như Mĩ, Anh và Đức đang có khó khăn tìm ra công nhân có kĩ năng cho nền kinh tế đang tăng trưởng của họ và vấn đề này đang bị tồi tệ đi. Dự báo công nghiệp năm 2012 chỉ ra rằng đến năm 2020 sẽ có thiếu hụt 15 triệu việc làm mức vào nghề trong công nghệ thông tin (CNTT) do nhu cầu cao trong khu vực này khi nhiều công nhân già hơn về hưu. Báo cáo này cảnh báo rằng những nước này sẽ không có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế nếu họ không thể tìm được đủ công nhân để lấp lỗ hổng.
Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã cảnh báo về mất cân bằng trong lực lượng lao động toàn cầu do thiếu giáo dục công nghệ nhưng không ai chú ý mãi cho tới giờ. Sự kiện là nhiều người lãnh đạo quốc gia không hiểu toàn cầu hoá và tác động của công nghệ để có chiến lược đúng xử trí với nó. Chẳng hạn với toàn cầu hoá, công việc cơ xưởng có thể được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp rất nhanh chóng. Vài năm trước, các cơ xưởng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp đã bị chuyển sang các nước Đông Âu ven biển và các nước châu Á nhưng chính phủ đã không đáp ứng tương ứng để giáo dục người của họ có kĩ năng công nghệ để thay thế cho việc làm mất đi và đáp ứng nhu cầu toàn cầu, điều dẫn tới thất nghiệp cao và kinh tế sụp đổ.
Với toàn cầu hoá, doanh nghiệp và việc làm sẽ chuyển tới bất kì chỗ nào có số lớn công nhân có kĩ năng. Bằng việc hiểu nhân tố này, hệ thống giáo dục phải hội tụ vào nhu cầu này để cho sinh viên sẽ có các kĩ năng họ cần để cạnh tranh về công việc. Điều đó cũng có nghĩa là các chính phủ phải cung cấp phương hướng rõ ràng cho hệ thống giáo dục để thay đổi và bắt kịp cơ hội này. Không may, phần lớn các chính phủ quá bận rộn không đưa ra được sự sáng tỏ nào về cái gì là quan trọng và cái gì không và phần lớn các hệ thống giáo dục đều ngần ngại đi ra ngoài vùng thuận tiện của họ.
Mùa hè vừa qua khi tôi ở châu Âu tôi thấy rằng, về trung bình, từng đại học đều cho tốt nghiệp quãng một trăm kĩ sư phần mềm một năm và một nước như Tây Ban Nha, Italy hay Hi Lạp chỉ tạo ra được vài nghìn kĩ sư phần mềm khi nhu cầu là năm mươi nghìn hay hơn. Nhiều công ti địa phương phải thuê người phát triển phần mềm Ấn Độ và Trung Quốc tới và làm việc ở đó. Khi được hỏi, một giáo sư giải thích: “Các đại học nhà nước nhận ngân quĩ tài trợ của chính phủ và phải phân phối cho hàng trăm lĩnh vực học tập, chúng tôi không thể dồn số tiền lớn vào vài khu vực như phần mềm, công nghệ hay kĩ nghệ. Chúng tôi không có đủ giáo sư có chất lượng trong các khu vực đó. Cho dù chúng tôi làm điều đó, điều gì sẽ xảy ra cho các giáo sư dạy nghệ thuật, âm nhạc, nghiên cứu xã hội, văn học hay lịch sử? Điều đó sẽ là không công bằng với họ.” Giáo sư khác nói: “Chúng tôi dạy các kĩ năng chung cho sinh viên để cho họ có thể dùng chúng trong cả đời họ. Chúng tôi không dạy kĩ năng chuyên môn để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Chúng tôi là những nhà giáo dục, KHÔNG phải thầy dạy nghề. Đại học được thiết kế để hội tụ vào lí thuyết và tri thức chung chứ KHÔNG vào kĩ năng chuyên môn cho bất kì ai.”
Khi tôi du hành ở châu Á, tôi thấy những điều tương tự với thất nghiệp cao trong những người tốt nghiệp đại học và các đại học vẫn dạy cùng những thứ mà họ đã dạy từ nhiều năm trước. Tại sao họ không thấy rằng toàn cầu hoá và công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ? Khi tôi nói chuyện với sinh viên, phần lớn không được thông tin tốt về điều xảy ra trong thị trường toàn cầu và các nhu cầu. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chọn học cái gì dựa trên mối quan tâm riêng của họ vì họ không có hiểu biết tốt về lĩnh vực học tập nào sẽ dẫn tới nghề nghiệp có mở ra việc làm và lương tốt. Một sinh viên nói: “Chúng tôi chỉ biết điều xảy ra ở nước chúng tôi, không biết ở nước khác. Chúng tôi chỉ nhìn vào nhu cầu thị trường địa phương, không nhìn vào điều thị trường toàn cầu cần. Chúng tôi không biết rằng chúng tôi có thể làm việc ở các nước khác nếu chúng tôi có những kĩ năng cần thiết. Không ai bảo chúng tôi nhìn ra ngoài về việc làm hay nghề nghiệp. Chúng tôi đã giới hạn tri thức vào điều đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hoá. Là người châu Á, bố mẹ chúng tôi và các thầy giáo có ảnh hưởng lớn đối với quyết định của chúng tôi nhưng họ cũng không biết gì mấy về thị trường thay đổi.”
Tôi nghĩ đây là lúc mà sinh viên phải nhận được đào tạo về toàn cầu hoá và có truy nhập vào các chương trình có liên quan tới nhu cầu thị trường toàn cầu. Không có thay đổi chính trong hệ thống giáo dục, tình huống này sẽ chỉ tồi tệ đi. Đại đa số việc làm bây giờ yêu cầu nhiều kĩ năng kĩ thuật, giải quyết vấn đề, và kĩ năng trao đổi. Nhưng phần lớn sinh viên không biết doanh nghiệp mong đợi cái gì và đại học không dạy cho họ những kĩ năng này. Sinh viên cần biết rằng phần lớn việc làm được tạo ra trong thập kỉ tới sẽ yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Những việc làm này trả nhiều tiền hơn bất kì việc làm nào họ thấy ngày nay. Thay vì chọn học cái gì một cách ngẫu nhiên, các đại học nên khuyến khích sinh viên học trong các lĩnh vực “STEM” và hội tụ vào việc có các kĩ năng mà thị trường toàn cầu đòi hỏi.
Để có tính cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu, một nước phải đảm bảo rằng sinh viên của họ đáp ứng các chuẩn hàn lâm nào đó mà cho phép họ nổi trội. Mọi trường nên chấp nhận chuẩn chất lượng nào đó để cho trong tương lai mọi sinh viên có thể tốt nghiệp với tri thức và kĩ năng họ cần cho thành công trong thế giới thay đổi này. Tất nhiên, đây sẽ là yêu cầu thay đổi và đầu tư lớn nhưng không có đầu tư nào tốt hơn là đầu tư vào giáo dục; bằng việc đầu tư vào thế hệ tiếp nó là đầu tư vào tương lai của đất nước bởi vì việc bảo vệ tốt nhất của một nước là các công dân của nó được giáo dục và được thông tin tốt thế nào. Bằng việc nhấn mạnh vào học có kĩ năng thực hành, nơi đào tạo được gióng thẳng với nhu cầu của thị trường toàn cầu, điều đó sẽ giúp nâng cao mức độ kĩ năng của mọi người mới tốt nghiệp và nó là yếu tố then chốt trong công thức cho thịnh vượng kinh tế.
—-English version—-
Formula for economic prosperity
According to a global report, college students today are three times more likely to be unemployed than previous generation. Students with only a high school diploma will have 78 % chance of being unemployed. The reasons given are globalization and technological changes have impacted almost every country as workers are no longer be confined in a local market but have to compete with others from all over the world. The same is true for small and medium sized local businesses as they have to compete with larger and well managed global companies with huge assets and aggressive strategies.
All over Europe, especially Greece, Spain, Portugal and Italy more than 40% of college students are unemployed. The situation is worst in the Middle East and Northern Africa where over two third of college students between the age of 18 to 25 are unemployed. The report warned that if these young people cannot find jobs soon, their society will have to be prepared for more demonstrations, more crimes, or much more violence.
At the same time, there is a shortage of skilled workers in every country. Countries such as the U.S. UK and Germany are having difficulty to find skilled workers for their growing economies and the problem is getting worst. The 2012 industry forecast report indicated that by 2020 there will be a shortage of 15 million entry level job in Information Technology (IT) due to the high demand in this industry when many older workers retire. The report warned that these countries will not be able to maintain their economic growths if they cannot find enough workers to fill the gap.
For years, economists have warned about the imbalance in global workforce due to the lack of technology education but no one pay attention until now. The fact is many country leaders do not understand globalization and the impact of technology to have proper strategies to deal with it. For example with globalization, factory works can be outsourced to lower cost countries very quickly. Few years ago, factories in Spain, Portugal and Greece were moved to lower cost Eastern European and Asian countries but government failed to respond accordingly to educate their people with technology skills to replace job lost and meeting global demands, which led to high unemployment and economic collapsed.
With globalization, businesses and jobs will go to any place that has large numbers of skilled workers. By understand this factor, education systems must focus on this needs so that students will have the skills they need to compete for work. That also means governments must provide a clear direction for the education systems to change and catch this opportunity. Unfortunately, most governments are too busy to provide any clarity on which is important and which is not and most education systems are reluctant to move outside of their comfortable zone.
Last summer when I was in Europe I found that, on the average, each university graduated about a hundred software engineers a year and countries like Spain, Italy or Greece would only produced few thousands software engineers when the demand was in fifty thousand or more. Many local companies have to hire Indian and Chinese software developers to come and work there. When asked, a professor explained: “State universities received government funding and have to distribute to hundred fields of study, we cannot put a large amount into few areas such as software, technology, or engineering. We do not have enough qualified professors in those areas. Even if we do, what will happen to professors who teach arts, music, social studies, literature, or history? That would be unfair to them.” Another professor said: “We teach general skills for students so they can use them throughout their lives. We do not teach specific skill to meet the needs of the market. We are educator, NOT vocational teachers. Universities are designed to focus on theories and general knowledge NOT specific skills for anyone.”
As I travelled in Asia, I saw similar things with high unemployment among college graduates and universities were still teaching the same thing that they did many years ago. Why are they not seeing that globalization and technology have changed everything? When I talked to students, most were not very well informed about what happened in the global market and the needs. Many students told me that they chose what to study based on their own interests as they did not have good understanding of which fields of study lead to careers with job openings and good wages. A student said: “We only know what happen in our country, not with others. We only look at what local market needs, not what global market wants. We do not know that we can work in other countries if we have the needed skills. No one tell us to look outside for jobs or careers. We have limited knowledge of what has changed in the globalized world. As Asian, our parents and teachers have a lot of influence over our decisions but they also do not know much about the changing market.”
I think it is about time that students must receive training about globalization and have access to programs that are relevant to global market needs. Without major changes in education system, the situation will only get worse. The vast majority of jobs now require more technical skills, problem solving, and communication skills. But most students do not know what businesses expect and universities do not teach them these skills. Students need to know that most jobs created over the next decade will require at least a bachelor’s degree in science, technology, engineering, and math (STEM). These jobs pay much more than any job that they see today. Instead of selecting what to study randomly, universities should encourage students to study in “STEM” fields and focus on having the skills that global market demands.
To be competitive in a global economy, a country must ensure that their students meet certain academic standards that allow them to excel. Every school should adopt certain quality standards so in the future every student can graduate with the knowledge and skills they need for success in this changing world. Of course, this will require significant change and investment but there is no investment better than to invest in education; by investing in the next generation it invests in the future of the country because the best defense of a country is how well educated and how well informed their citizens are. By emphasizing practical skilled learning, where trainings are closely aligned with the demands of the global market, it will help raise skill levels of all new graduates and it is a key factor in the formula for economic prosperity.