13 Jan, 2021
Công nghiệp phần mềm ở Trung Quốc 2010
Tuần trước, tôi đã dạy kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc. Sau đây là tóm tắt điều tôi đã quan sát năm nay.
Về toàn thể công nghiệp phần mềm được phát triển nhanh nhưng đa số ứng dụng vẫn hỗ trợ công nghiệp chế tạo. (Phần lớn là phần mềm nhúng cho điện tử và công nghiệp mạch tích hợp) và các hoạt động công nghệ thông tin của chính phủ (Chính phủ vẫn là khách hàng lớn nhất của công nghiệp phần mềm). Có một số hoạt động trong công nghiệp phần mềm nhưng phần lớn cho tiêu thụ địa phương chứ không cho xuất khẩu, trò chơi máy tính vẫn bị chi phối bởi các nhà làm trò chơi ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo Find Solutions for Enterprises công nghiệp dịch vụ phần mềm (khoán ngoài) đang tăng trưởng chậm hơn mong đợi do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đa số các hoạt động phần mềm vẫn được tập trung vào vài địa điểm (Bắc Kinh, Thượng Hải, Vô Tích Tô Châu và Đại Liên) mặc dầu chính phủ đã chỉ định 20 thành phố mục tiêu cho tăng trưởng phần mềm. Kinh doanh khoán ngoài vẫn còn tương đối yếu khi so với các nước khác (xấp xỉ $2 tỉ đô la khi so với Ấn Độ đã làm $89 tỉ trong năm 2009). Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là điểm tới chính của phần mềm được khoán ngoài của Trung Quốc, chiếm tới 72 phần trăm của tổng số. Tôi tin rằng công nghiệp khoán ngoài phần mềm quả có nhiều tiềm năng thị trường, do chi phí thấp của họ và kết cấu nền tốt hơn nhưng họ không có đủ người quản lí có kĩ năng trong kinh doanh toàn cầu. Nhiều người trong cấp quản lí cao đã thành công ở thị trường địa phương, đặc biệt trong hợp đồng với chính phủ, nhưng không biết cách làm kinh doanh rất giỏi ở mức toàn cầu. Những lí do khác là thiếu an ninh thông tin, bảo vệ tài sản trí tuệ bị hạn chế, và vấn đề sao chép lậu phần mềm làm cho nhiều công ti toàn cầu ngần ngại khoán ngoài ở đó.
Thách thức then chốt với công nghiệp phần mềm của Trung Quốc là khủng hoảng tài chính toàn cầu nơi nhiều nhà máy chế tạo bây giờ đóng cửa khi kinh doanh xuất khẩu gần như dừng lại. Thị trường phần mềm trong nước yếu nhưng cạnh tranh tăng lên khi nhiều công ti toàn cầu đang đi vào và cạnh tranh với công ti địa phương. Nhiều công ti phần mềm Ấn Độ hàng đầu (Infosys, TCS và Wipro) bây giờ thiết lập dịch vụ ở Trung Quốc và bắt đầu thuê người phần mềm hàng đầu từ các công ti địa phương, điều làm mạnh thêm cạnh tranh rất nhiều.
Tuy nhiên, công nghiệp phần mềm Trung Quốc cũng có ưu thế: Chính phủ hỗ trợ cho chính sách bùng nổ nhu cầu nội địa đưa ra những cơ hội lớn cho nhiều công ti phần mềm cỡ nhỏ và vừa. Thúc đẩy kết cấu nền mạnh của chính quyền địa phương cũng giúp đẩy mạnh ngành công nghiệp này: Trong vài thành phố tôi tới thăm, tôi thấy nhiều công viên công nghệ cao được xây dựng với kết cấu nền phức tạp và mạng để chuẩn bị cho kinh doanh tương lai. Có vài hoạt động tích hợp và thu nhận mức công nghiệp như các công ti lớn hơn bắt đầu thu nhận các công ti nhỏ hơn để làm tăng sức mạnh của công nghiệp phần mềm Trung Quốc và chuẩn bị cho nhiều cạnh tranh hơn ở phía trước. Những hoạt động này sẽ làm giảm bớt số công ti nhỏ và tăng qui mô và tính cạnh tranh của các hãng còn lại.
Có nhiều cơ hội cho công nghiệp phần mềm bởi vì các công nghệ mới, như công nghệ ảo hoá và tính toán mây. Công nghệ ảo hoá tăng hiệu quả sử dụng của tài nguyên máy phục vụ, tích hợp các trung tâm dữ liệu và nền máy phục vụ, và nâng cao hiệu quả và năng lực của nghiên cứu và phát triển phần mềm. Tính toán mây cung cấp dịch vụ tính toán đám đông dựa trên internet, điều chỉ có thể được dùng như nền dịch vụ phần mềm, nhưng cũng cung cấp không gian cho lưu giữ, giải quyết thông tin và kinh doanh, và kiểm chứng lại mô hình kinh doanh của công nghiệp phần mềm. Nhiều trong những chi phí đầu tư này đã được chính quyền địa phương bao cấp cho nên Trung Quốc sẽ có kết cấu nền tốt hơn nhiều so với bất kì nước nào trên thế giới và tạo khả năng cho các công ti địa phương bành trướng kinh doanh ra quốc tế. Tích hợp các mạng cũng làm tăng nhanh internet di động của họ như xu hướng mới cho ứng dụng phần mềm, và tạo ra kinh doanh mới với công nghệ và ứng dụng tiên tiến hơn. Theo quản điểm của tôi, tiềm năng có đó nhưng tiến vào kinh doanh toàn cầu đòi hỏi tư duy khác, mô hình kinh doanh mới và thay đổi cách công ti vận hành ở mức đỉnh.
Bạn tôi bảo tôi rằng giáo dục phần mềm hiện thời đang được kiểm điểm lại và cải tiến nhưng có lẽ phải mất một số thời gian bởi vì “Người Trung Quốc bao giờ cũng lập kế hoạch cho thời gian dài tương ứng với chiến lược” cho nên vấn đề vẫn còn là để xem họ sẽ cải tiến thế nào nhưng sinh viên không muốn chờ đợi lâu thế. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ lập kế hoạch để đi học ở nước ngoài để có được bất kì tri thức kĩ thuật có thể nào và thế rồi tạo ra công ti riêng của họ. Dường như là công nghệ đang mở ra cánh cửa cơ hội cho nhiều người khi họ đang mơ làm lớn. Nhiều người muốn là “Bill Gates” hay “Steve Jobs” tiếp của Trung Quốc và họ học tập rất chăm chỉ vì điều đó. Trong bài giảng của tôi, dài và dồn nhiều thứ, các sinh viên đều rất tỉnh táo, họ ghi chép cẩn thận, hỏi nhiều câu hỏi, và rất quan tâm tới các chủ đề tiên tiến như kiến trúc hệ thống, tích hợp phần mềm và nhiều thực hành tốt nhất.
Khi tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu còn tiếp tục ở châu Âu năm nay, tăng trưởng của công nghiệp phần mềm của Trung Quốc có lẽ sẽ vẫn còn chậm do nhu cầu ít hơn trong công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên với việc thực hiện chính sách của quốc gia về mở rộng nhu cầu nội địa và tiến hành cải cách giáo dục và công nghệ, tiềm năng cho tăng trưởng sẽ sẵn sàng cho cơ hội tiếp.
—-English version—-
Software industry in China 2010
Last few weeks, I was teaching software engineering in China. Following is a summary of what I have observed this year.
Overall the software industry is rapidly developed but the majority of applications are still supporting the manufacturing industry (Mostly embedded software for electronics and integrated circuit industry) and government Information technology activities (Government is still the largest customers of the software industry). There are some activities in software game industry but mostly for local consumption rather than for export, computer games are still dominated by games makers in S. Korea and Japan.
The Find Solutions for Enterprises, SMBs & Service Providers at the INTERNET TELEPHONY Conference and EXPO West, October 4-6, 2010. Los Angeles, CA. Find Solutions for Enterprises, SMBs & Service Providers at the INTERNET TELEPHONY Conference and EXPO West, October 4-6, 2010. Los Angeles, CA. software service industry (outsourcing) is growing slower than expected due to the global financial crisis. The majority of software activities are still concentrated in few places (Beijing, Shanghai, Suzhou Wuxi and Dalian) even government has designated 20 cities targeted for software growth. Outsourcing business is still relatively weak as compared with other countries (Approx $2 billion dollars as compare with India who made $89 billion in 2009) Japan and S. Korea are still the main destination of China’s outsourced software, accounting for 72 percent of the total. I believe that the software outsourcing industry does have a lot of market potential, due to their lower cost and better infrastructure but they do not have enough skilled managers in global business. Many of the top managers have been successful in local market, especially in government contract, but do not know how to do business very well at the global level. Another reasons are the lack of information security, limited intellectual property protection, and software piracy issues that make many global companies reluctant to outsource there.
The key challenges of China’s software industry is the global financial crisis where many manufactures are now closed as export business is almost stopped. The domestic software market is weak but competition increases as more global companies are moving in and compete with local companies. Several top Indian software companies (Infosys, TCS and Wipro) are now set up service in China and begin to hire away top software people from local companies, which greatly intensified competition.
However, Chinese software industry does have advantages: Government supports of domestic demand expansion policies offered great opportunities for many small and medium sized software companies. Strong infrastructure incentives by local government also help boost the industry: In several cities that I visited, I saw many high tech parks being built with sophisticated infrastructure and network to prepare for future business. There are several industrial integration and acquisition activities as larger software companies began to acquire smaller companies to increase the power of China’s software industry and prepare for more competition ahead. These activities will lessen the number of small companies and increased the scale and competitiveness of remaining firms.
There are more opportunities to the software industry because of new technologies, namely virtualization technology and cloud computing. The virtualization technology increases the utilization efficiency of server resources, integrates data centers and server platforms, and enhances the efficiency and capacity of software research and development. Cloud computing provides mass computing services based on the internet, which not only can be used as the platform of software services, but also offers spaces for storage, deals with information and business, and verifies business models of the software industry. Many of these investment costs have been subsidized by local government so China would have much better infrastructure than any countries in the world and enable local companies to expand business internationally. The integration of networks also accelerates their mobile internet as a new trend for software development, and create new business with more advanced technology and applications. From my view, the potential is there but to advance into global business require different thinking, new business model and changing the way company operate at the top level.
My friends told me that current software education is being reviewed and improved but it probably will take sometime because “Chinese always plans for a long time according to a strategy” so it remain to be seen how they will improve but students do not want to wait that long. Several students told me that they are planning to study abroad to obtain whatever technical knowledge possible and then create their own companies. It seems that technology is opening opportunity door for many as they are dreaming big. Many want to be the next “Bill Gates” or “Steve Jobs” of China and they are study very hard for it. During my lecture, which are long and intensive, students are very alerted, they carefully take lot of notes, asking a lot of questions, and very interested in advanced topics such as system architecture, software integration and many best practices.
As impacts of the global financial crisis continue in Europe this year, the growth of China’s software industry will probably remain slow due to fewer demands in the manufacturing industry. However with the implementation of the country’s policies for expanding domestic demand and conducting technological and education reform, the potential for growth will be ready for the next opportunity.