Theo Hiệp hội quốc gia các công ti phần mềm và dịch vụ (NASSCOM) của Ấn Độ, năm nay công nghiệp khoán ngoài dịch vụ CNTT sẽ vượt qua $100 tỉ đô la Mĩ trong xuất khẩu và tiếp tục mở rộng nhanh hơn mong đợi trước đây.

Chủ tịch của NASSCOM công bố: “Đây đã là năm rất tốt cho công nghiệp CNTT Ấn Độ như chúng ta đã thấy tăng trưởng trên 16 phần trăm. Tổng thu nhập của khu vực khoán ngoài CNTT được ước lượng là trên $101 tỉ đô la Mĩ. Nếu chúng ta tiếp tục xu hướng này, công nghiệp của  chúng ta có thể đạt tới $225 tỉ trước năm 2020. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần thêm 1,20,000 việc làm phần mềm thêm để hỗ trợ cho các hoạt động đang diễn ra và cho tăng trưởng tương lai. Năm 2011, chúng ta đã tạo ra trên một trăm nghìn việc làm phần mềm mới nhưng chúng ta vẫn thiếu hụt công nhân có kĩ năng khi chúng ta có thể làm thêm nữa.”

Ngược lại với khái niệm là ngành công nghiệp khoán ngoài của Ấn Độ đã lấy việc làm từ các công nhân Mĩ, NASSCOM công bố rằng các công ti CNTT Ấn Độ đã sử dụng trên  100,000 công nhân ở Mĩ và họ có kế hoạch thuê thêm người. Tuy nhiên, việc thuê công nhân địa phương không thay đổi thái độ của các nước châu Âu với Ấn Độ.

Trong nhiều năm, Ấn Độ và Liên hiệp châu Âu (EU) đã từng làm việc để có được thoả thuận thương mại tự do nhưng dường như điều đó có thể không xảy ra sớm. Lí do chính là khác biệt về thuế của Ấn Độ đánh lên xe hơi châu Âu và ‘sự ngần ngại cho phép các công ti phần mềm Ấn Độ truy nhập thị trường nhiều hơn’ của EU. Để bảo vệ thị trường địa phương, Ấn Độ đặt thuế mức cao hơn lên xe hơi châu Âu xuất khẩu sang Ấn Độ, điều làm cho chúng cao hơn gấp 10 lần xe cộ Ấn Độ.

Với Ấn Độ, Thoả thuận tự do thương mại (FTA) với EU sẽ giúp các công ti CNTT đang tăng trưởng nhanh chóng của nó bành trướng vào thị trường châu Âu và chi phối khu vực này cũng như họ đã làm ở Mĩ. Nền kinh tế Ấn Độ đã tận hưởng hai thập kỉ tăng trưởng nhanh chóng được dẫn lái bởi khoán ngoài CNTT, cho dù xuất khẩu chế tạo và lương thực của nó đã không làm tốt thời gian gần đây. Các nước châu Âu đang đối diện với khó khăn tài chính, với việc thất nghiệp lên cao và khủng hoảng nợ. Ô tô là xuất khẩu then chốt cho châu Âu và họ muốn bán nhiều cho những người mới giầu của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ đặt biểu thuế nghiêm ngặt lên mọi xe hơi nhập khẩu từ EU làm cho không thể bán được chúng. Một đại diện EU tuyên bố: “Đây là biểu thuế cấm đoán, thị trường này về căn bản là đóng với chúng ta. Chúng ta không thể để họ bán dịch vụ phần mềm khi chúng ta không thể bán được ô tô của chúng ta.”

Ấn Độ muốn EU làm dịu các qui chế hạn chế tăng trưởng cho các công ti dịch vụ phần mềm để chuyển giao dịch vụ CNTT cho khách hàng châu Âu nhưng các nước EU sợ rằng việc cho phép nhiều khoán ngoài CNTT vào lúc thất nghiệp đang lên có thể không phải là ý tưởng tốt. Bài học rút ra từ các nước khác chỉ ra rằng nếu Ấn Độ được phép bành trướng trong khu vực này, nhiều công ti phần mềm địa phương sẽ không có khả năng cạnh tranh với chi phí thấp do công ti Ấn Độ chào. Khi những công ti địa phương này mất đi rồi, chi phí từ công ti Ấn Độ sẽ tăng lên rất nhanh.

—-English version—-

India’s Technology industry 2012

According to The National Association of Software and Services Companies (NASSCOM) of India, this year IT services outsourcing industry will pass the $100 billion USD in export and continue to expand faster than previously expected. The chairman of NASSCOM announced: “This has been a very good year for the India’s IT industry as we have seen a growth of over 16 per cent. Total revenue of the IT outsourcing sector is estimated over $101 billion USD. If we continue this trend, our industry can reach $225 billion by 2020. However, we will need to add 1,20,000 more software jobs to support our ongoing activities and for future growth. In 2011, we has created over one hundred thousand new software jobs but we are still short of skilled workers as we could do more.”

To counter the notion that India’s outsourcing industry has taken jobs from U.S workers, NASSCOM announced that Indian IT companies have employed over 100,000 US workers in the U.S and they have plans to hire more. However, the hiring of local workers do not change the attitude of European countries toward India.

For years, India and the European Union (EU) have been working to get a free trade agreement but it seems that it may not happen soon. The main reason is the differences over India’s taxes on European cars and the EU ‘s reluctant to allow more market access for India’s software service companies. To protect local market, India placed a high level taxes on European car export to India, which make them about 10 times greater than Indian vehicles.

For India, a Free Trade Agreement (FTA) with EU would help its rapidly growing IT companies to expand into the European market and dominate this area just like they did in the U.S. India economy has enjoyed two decades of rapid growth driven by IT outsourcing, even its manufacturing and foods exports have not doing well lately. European countries are facing financial difficulties, with rising unemployment and a debt crisis. Autos are a key export for Europe and they want to sell more to India’s newly wealthy people. But Indian places strict tariffs taxes on all imported EU cars make it impossible to sell them. An EU representative declared: “These are prohibitive tariffs, the market is basically closed to us. We cannot let them sell software services when we cannot sell our automobiles.”

India wants EU to ease regulations that restrict the growth for the software services companies to deliver IT services to European customers but EU countries are afraid that allowing more IT outsourcing at a time of rising unemployment may not be a good idea. Lessons learned from other countries indicated that if India is allowed to expand in this area, many local software companies will not be able to compete with the low costs offered by Indian companies. When these local companies were gone, the costs from Indian companies will increase very quickly.