Khi lần đầu tiên tôi tới thăm Nga năm 1996 để tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm, tôi đã bị ấn tượng về lực lượng lao động kĩ năng cao quãng vài nghìn người phát triển phần mềm, nhiều người có bằng tiến sĩ và thạc sĩ với đào tạo chuyên sâu về toán học và vật lí.

Một số người trong họ hỏi tôi về cơ hội trong kinh doanh khoán ngoài. Tôi bảo họ rằng họ “quá tốt” cho công việc khoán ngoài vì tài năng của họ có thể được dùng trong cái gì đó tiên tiến và phức tạp hơn, không phải là lập trình hay kiểm thử cho công ti nước ngoài. Tuy nhiên, họ đã không đồng ý với tôi và họ tiếp tục giải thích rằng lương của họ tương tự như Ấn Độ, ít hơn nhiều so với châu Âu và họ không thể cạnh tranh được kinh doanh mới này. Vào lúc đó, công nghiệp khoán ngoài mới chỉ bắt đầu với vấn đề Y2K và không có nhiều người biết về kinh doanh mới này. Sau khi viếng thăng nhiều công ti phần mềm và tiến hành trên bẩy mươi cuộc phỏng vấn với những người phát triển và người quản lí, tôi kết luận rằng mặc dù tài năng của họ, công nghiệp phần mềm Nga là còn chưa phát triển với miền dịch vụ hạn chế.

Mọi sự đã thay đổi kể từ đó. Hoàn cảnh kinh tế mới và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ đã tạo ra cơ hội cho Nga xây dựng ngành công nghiệp phần mềm của nó thành nhóm công nghiệp quốc tế. Ưu thế then chốt giúp cho họ thành công là lực lượng lao động có giáo dục tốt, được đào tạo tốt, có kĩ năng cao hội tụ vào khoa học, kĩ nghệ và công nghệ. Những người phát triển Nga có thể giải quyết những dự án phức tạp lớn dựa trên kỉ luật kĩ nghệ mạnh của họ. Nhiều người được đào tạo để làm việc trên các thuật toán toán học phức tạp và ứng dụng khoa học cho nên họ làm khác biệt bản thân mình với Ấn Độ, Trung Quốc bằng hội tụ vào các dự án lớn, phức tạp được khoán ngoài. Họ để cho khách hàng biết rằng họ KHÔNG là nước làm với giá thấp nhưng họ có kĩ năng tốt hơn.

Ngày nay Nga là nước làm khoán ngoài CNTT lớn thứ ba, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu bạn nhìn vào giá trị của các hợp đồng khoán ngoài, phần lớn các hợp đồng của Nga có số tiền lớn hơn nhiều so với các nước khác (Trung bình vài triệu đô la một hợp đồng) bởi vì công việc của họ chủ yếu là ở phát triển phần mềm nhúng đầu cao, các ứng dụng phức tạp trong công nghiệp nặng, thiết kế hàng không không gian cho tới quản lí tiện nghi hạt nhân. Tất nhiên, những người phát triển Nga cũng có thể làm miền rộng các kiểu phần mềm khác nữa nhưng lương của họ cao cho nên họ không cạnh tranh trong thị trường đầu thấp. Trong cuộc viếng thăm năm 2008, một quan chức chính phủ nói với tôi: “Chúng tôi không có nhiều người phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng người của chúng tôi được đào tạo tốt hơn, có thể làm việc trên các vấn đề lớn, phức tạp. Chúng tôi không là người cạnh tranh với Ấn Độ và Trung Quốc bởi vì chúng tôi đã có “thị trường đặc biệt” của riêng mình nơi chúng tôi làm công việc được khoán ngoài phức tạp và chất lượng cao.” Mặc dầu được xếp hạng là nước làm khoán ngoài lớn thứ ba nhưng Nga chỉ có 6 phần trăm thị trường được khoán ngoài. Tất nhiên họ muốn nhiều hơn nhưng sẽ không dễ dàng bởi vì nhiều nhân tố khác: Kích cỡ công ti nhỏ, vấn đề sở hữu trí tuệ, kết cấu nền và chi phí cao của việc làm kinh doanh.

Theo thông tin chính phủ trong năm 2008, Nga có xấp xỉ 1.2 triệu người tốt nghiệp khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm. Nhiều người làm việc cho cơ quan chính phủ hay viện nghiên cứu, quãng 300,000 người làm việc trong công nghiệp CNTT tư nhân và 20,000 người làm việc trong công nghiệp làm khoán ngoài phần mềm. Nga không có các công ti phần mềm lớn như Ấn Độ, phần lớn các công ti của họ cỡ trung, nằm ở khu vực Moscow hay St Petersburg. Một số công ti cũng mở các tiện nghi ở nước ngoài  như Đông Âu hay Đông Nam Á để tận dụng ưu thế chi phí lao động thấp ở đó. Công ti lớn nhất là Luxoft với trên 3,500 công nhân với nhiều địa điểm nước ngoài, kể cả ở Việt Nam. Công ti lớn thứ hai có lẽ là EPAM, với trên 2,000 nhân viên có nhiều địa điểm ở Nga, Belarus cũng như ở Hungary và Ba Lan. Có nhiều công ti làm khoán ngoài nhỏ hơn với thị trường chuyên dụng như Reksoft, đặt căn cứ tại St. Petersburg với 600 nhân viên và có liên hệ chặt với thị trường Thuỵ Điển. StarSoft, cũng ở St. Petersburg và Ukraine với xấp xỉ 500 người. Công ti khác, Telma, đóng đô tại thành phố khoa học Nizhny Novgorod, chuyên về viễn thông và phần mềm nhúng với lực lượng lao động trên 700 người.

Mặc cho sức mạnh kĩ thuật của họ, nhiều nước còn ngần ngại khoán ngoài cho Nga bởi vì vấn đề ăn cắp phần mềm. Mặc dù tỉ lệ ăn cắp đã giảm trong vài năm qua nhưng Nga vẫn trong số các nước bị xếp hạng tồi nhất về ăn cắp phần mềm. Vài năm trước, chính phủ đã đưa ra cải cách luật pháp nghiêm ngặt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc bắt buộc thi hành không thật mạnh. Bạn vẫn có thể mua nhiều phần mềm sao chép trộm trên các phố của Moscow một cách dễ dàng. Trong cuộc viếng thăm của tôi ở đó, tôi đã thấy nhiều người bán các sản phẩm Microsoft như Window, Offices, và trò chơi video với giá vài đô la. Tất nhiên, CD, DVD và các sản phẩm giả là có sẵn ở mọi nơi cho nên đó vẫn là vấn đề chính mà chính phủ phải giải quyết để  cho nhiều kinh doanh hơn ở đó.

Có vài báo cáo phàn nàn về kết cấu nền ở Nga như vận tải, đường sá, không gian văn phòng, cấp điện, truy nhập Internet, hệ thống cấp và thoát nước và không khuyến cáo Nga như điểm tốt để làm kinh doanh. Theo ý kiến cá nhân, tôi nghĩ kết cấu nền của Nga còn tốt hơn của Ấn Độ. Khác biệt là hầu hết các công ti ở Ấn Độ có tiện nghi riêng của họ như không gian văn phòng, cấp điện và truy nhập internet và không dựa vào tiện nghi công cộng như ở Nga. Nếu chính phủ có thể cải tiên kết cấu nền tôi nghĩ họ có thể thu được nhiều kinh doanh ở đó.

Điểm yếu khác là phần lớn các công ti phần mềm Nga vẫn còn nhỏ khi so với Ấn Độ và Trung Quốc. Kích cỡ nhỏ có nhiều rủi ro và công ti lớn sợ làm kinh doanh với những công ti nhỏ hơn nhiều. Tôi nghĩ bằng cách tăng qui mô hay liên kết vài công ti nhỏ thành một công ti lớn hơn sẽ là tốt hơn cho kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, với sức mạnh kĩ thuật mạnh của họ, tôi nghĩ đấy chỉ là vấn đề thời gian bởi vì Nga có thể cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ và Trung Quốc về thị trường khoán ngoài phần mềm.

—-English version—-

Russia IT industry

When I first visited Russia in 1996 to conduct a research on software trends, I was impressed about the highly skilled workforce of severalthousand software developers, many have Ph.D.s and Master degree with extensive training in advanced mathematics and physics. Some of them asked me about the opportunity in the outsourcing business. I told them that they were “too good” for outsourced works since their talents could be used in something more advanced and complex, not programming or testing for foreign companies. However, they did not agree with me as they continued to explain that their wages were similar to India, much less than Europe and they could compete in this new business. At that time, outsourcing industry was only just begun with the Y2K issue and not many people know about this new business. After visited several software companies and conducted over seventy interviews with developers and managers, I concluded that despite their talents, Russian software industry is under-developed with limited range of services.

Things have change since then. The new economic conditions and strong government support have created an opportunity for Russia to build its software industry into an international powerhouse. The key advantage that helps them to succeed is a well-educated, well-trained, highly skilled workforce focusing on science, engineering and technology. Russian developers can handle large complex projects based on their strong engineering disciplines. Many are trained to work on complex mathematical algorithms and scientific applications so they differentiate themselves with India, China by focusing more on large, complex outsourced projects. They let customers know that they are NOT a lower priced country but they have better skills.

Today Russia is the third largest IT outsourcing country, behind India and China. If you look at the value of outsourced contracts, most Russian’s contracts have much larger amount of money than other countries (Average several million dollars per contract) because their works are mostly in the high-end embedded software development, sophisticated applications in heavy industry, aerospace design, and software to manage nuclear facilities. Of course, Russian developers can do a wide range of other types of software too but their wages are high so they do not compete in lower-end market. During a visit in 2008, a government officer told me: “We do not have as many developers as India and China, but our people are better trained, can work on large, complex problems. We are not a competitor of India or China because we already have our own “specialized market” where we do high quality and complex outsourced works.” Although ranked as the third largest outsourcing country but Russia only has about 6 percent of the outsourced market. Of course they wants more but it will not be easy because several factors: Small company size, intellectual property problems, infrastructure and the high cost of doing business.

According to the government information in 2008, Russia has approximately 1.2 million computer science and software engineering graduates. Many are working for government offices or research institutions, about 300,000 work in private IT industry and 20,000 people work in the software outsourcing industry. Russia does not have many large software company as India, most of their companies are medium size, located in Moscow or St Petersburg areas. Some companies also open facilities in foreign countries such Eastern Europe or South East Asia to take advantage of the lower costs there. The largest company is Luxoft with over 3,500 workers with several foreign locations, including Vietnam. The second largest is probably EPAM, with over 2,000 employees has several locations in Russia, Belarus as well as Hungary and Poland. There are several smaller outsourced companies with specialized market such as Reksoft, which is based in St. Petersburg with 600 employees and has strong ties to the Swedish market. StarSoft, also in St. Petersburg and the Ukraine with approximately 500 people. Another company, Telma, is located in the science city of Nizhny Novgorod, specializes in telecommunications and embedded software with a workforce of over 700 people.

Despite their technical strengths, many countries are reluctant to outsource to Russia because the issue of software piracy. Even though piracy rates have decreased in past few years but Russia is still among the worst rated country in term of software piracy. Few years ago, the government has put some strict legal reform to protect intellectual property but the enforcement is not quite strong. You can still buy a lot of pirated  software on the street of Moscow easily. During my visit there, I saw a lot of people selling Microsoft products such as Window, Offices, and video games for a few dollars. Of course, CD, DVD and fake products are available everywhere so it is still a major issue that the government must solve to get more business there.

There are few reports complained about the poor infrastructures in Russia such as transportation, roads, office space, electrical supply, Internet access, sewer and water systems and do not recommend Russia as a good place to do business. Personally, I think Russia’s infrastructures is better than India. The difference is most companies in India has their own facilities such as office space, electrical supply and internet access and not rely on public facilities as in Russia. If the government can improve on infrastructure than I think they can get more business there.

Another weak point is most Russian software companies are still small as compare with India and China. Small size has many risks and large companies are afraid to do business with much smaller companies. I think by scaling up or consolidating several smaller ones into larger company would be better for global business. However, with their strong technical strengths, I think it is a matter of time before Russia can compete directly with India and China on the software outsourcing market.