Công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ là trường hợp thành công lớn trong thời hiện đại.

Một ngành công nghiệp đã không tồn tại 20 năm trước đây bây giờ là một trong những ngành công nghiệp cường thịnh nhất trên thế giới. Nó cũng chứng tỏ rằng một nước đang phát triển có thể cạnh tranh toàn cầu và thành công nếu họ biết cách khơi lên sức mạnh của dân tộc. Tương tự như Mĩ, các công ti CNTT thành công nhất ở Ấn Độ đã được bắt đầu bởi những người có nền tảng giản dị và tiền bạc giới hạn. Hơn hai phần ba số họ là người phần mềm, những người biết cách dùng tài năng công nghệ của họ để xây dựng nên ngành công nghiệp thành công.

Ngày nay công nghiệp CNTT Ấn Độ đóng góp trên 15% cho GDP của cả nước và giúp cung cấp việc làm cho hơn 2.5 triệu công nhân CNTT trực tiếp và trên 15 triệu “việc làm gián tiếp”. Năm ngoái, công nghiệp CNTT chi 26 tỉ đô la vào một mình nền kinh tế nội địa, mặc cho khủng hoảng tài chính toàn cầu. Công nghiệp CNTT cũng giúp tạo ra nhiều việc làm hơn, tăng trưởng nhiều ở các khu vực khác (khu vực gián tiếp) hơn bất kì ngành công nghiệp nào. Theo Liên hợp quốc, Ấn Độ có lực lượng lao động trẻ và đang tăng lên làm tăng nhiều mức độ thu nhập. Nhóm này bao gồm chủ yếu các sinh viên tốt nghiệp đại học làm việc trong khu vực công nghệ đã giúp cung cấp chất đốt cho sự tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ. Cho dù Ấn Độ vẫn là nền kinh tế nông nghiệp với thu nhập hộ gia đình tương đối thấp nhưng tăng trưởng nhanh nhất trong công nghiệp CNTT giúp việc phát triển vùng được cân bằng giữa nông nghiệp và công nghệ. Nó làm tăng xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm & dịch vụ, nhưng phần lớn hơn trong tất cả những điều đó, nó thúc đẩy hình ảnh của nước này trên toàn cầu.

Mặc dầu hệ thống giáo dục quốc gia vẫn còn chậm đáp ứng với yêu cầu công nghiệp, nhiều đại học tư được các công ti CNTT tạo ra đang tiếp quản việc đào tạo để cải tiến kĩ năng của công nhân của họ. Khi nhiều công ti CNTT trưởng thành và mở rộng, họ cũng xây dựng nhiều công viên công nghệ với kết cấu nền, đường xá, nhà cửa và tiện nghi tốt hơn. Những công viên này phần lớn được sở hữu bởi các nhà doanh nghiệp thế hệ thứ nhất những người trở thành tỉ phú trong quá trình này. Tuy nhiên, của cải được công nghiệp CNTT tạo ra không bị hạn chế trong một mình những người sáng lập công ti mà còn bởi nhiều công nhân CNTT những người nhận được Kế hoạch tuỳ chọn cổ phần nhân viên và bản thân họ trở thành triệu phú.

Thành công của các công ti CNTT Ấn Độ có thể được qui cho sự kiện là phần lớn công nhân CNTT nói tiếng Anh giỏi (tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ) điều cho họ ưu thế lớn so với các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia. Yếu tố thành công khác là việc chấp nhận sớm các chuẩn chất lượng phần mềm cao nhất, điều cho họ ưu thế lớn so với các nước khác như Philippines, Ireland những nước có ưu thế ngôn ngữ nhưng KHÔNG có ưu thế chất lượng. Hai yếu tố này là dẫn lái then chốt đưa Ấn Độ ra khỏi điều “tầm thường” của hình ảnh lao động giá rẻ vào vị trí hàng đầu trong dịch vụ làm khoán ngoài CNTT. Trong nhiều năm, xuất khẩu của Ấn Độ đã bị hạn chế vào lao động không kĩ năng, các ngành công nghiệp chi phí thấp như quần áo, giầy dép, đồ thêu và đồ gia vị. Tuy nhiên, với tiến bộ của ngành công nghiệp CNTT, thế giới bắt đầu nhận ra rằng Ấn Độ có thể cạnh tranh với các nước khác về chất lượng dịch vụ nữa.

Theo Liên hợp quốc, dân số tuổi lao động của Ấn Độ được trông đợi tăng 36% từ 2005 tới 2025, trong khi dân số Trung Quốc và Mĩ được dự báo chỉ tăng quãng 10% nhưng cả châu Âu và Nhật Bản đang giảm 18%. Một lực lượng lao động lớn hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn, đặc biệt khi các nước khác đang giảm đi và phải dựa vào ai đó để hỗ trợ. Đó là lí do tại sao nhiều công ti nhanh chóng chuyển sang Ấn Độ để tận dụng ưu thế của nguồn công nhân tăng trưởng nhanh này. Ngày nay 75% các công ti toàn cầu hàng đầu có văn phòng và trung tâm vận hành của họ ở Ấn Độ với đầu tư lớn. Ngay cả trong khủng hoảng tài chính, khi các công ti sa thải người và đóng cửa văn phòng ở nước họ, nhiều công ti vẫn đầu tư lớn vào Ấn Độ bởi vì đó là chỗ tương lai của kinh doanh.

Công nghiệp CNTT đã là người lãnh đạo trong việc thực hành quản lí doanh nghiệp tốt. Cam kết của họ vào cải tiến liên tục tri thức và kĩ năng của công nhân đã tạo ra hình ảnh tích cực và động viên nhiều đầu tư nước ngoài ở đó. Vào lúc chuyển thế kỉ, chỗ tri thức và kĩ năng trở thành tài sản then chốt, Ấn Độ là nước duy nhất biết về nhu cầu này và sẵn sàng cung cấp điều thị trường cần. Đó là lí do tại sao các công ti CNTT ở Ấn Độ đã nhận được thừa nhận quốc tế về bí quyết doanh nghiệp của họ, đặc biệt trong khu vực dịch vụ.

Tất nhiên, nhiều người Ấn Độ đã quan sát với lòng tự hào khi các nước và dân tộc khác nhìn vào Ấn Độ với sự kính trọng và ngưỡng mộ cao. Công nghiệp CNTT Ấn Độ đã đóng góp cho thương hiện ‘Ấn Độ’ đại diện cho cái gì trong thị trường toàn cầu ngày nay. Vài năm trước, “Chế tạo tại Ấn Độ” nghĩa là “chất lượng thấp, lao động rẻ mạt” nhưng bây giờ nó đại diện cho “Sản phẩm và dịch vụ chất lượng”.

Nhiều công ti CNTT Ấn Độ không còn là “công ti địa phương” mà là “công ti toàn cầu”. Cổ phiếu của họ bây giờ được lên trên hầu hết thị trường chứng khoán toàn cầu, điều yêu cầu tuân thủ qui tắc kế toán toàn cầu một cách nghiêm ngặt, và điều này cũng giúp xây dựng một thương hiệu mạnh của công ti bên ngoài Ấn Độ. Như một nhà phân tích thị trường chứng khoán New York đã đưa ra điều đó: “Với đầu tư ngày nay, mua tốt nhất là vào các công ti CNTT Ấn Độ. Những công ti này sinh ra thu nhập lớn, họ chú ý tới sự xuất sắc kĩ thuật và thiết lập các chuẩn về thành công kinh tế trong nước họ. Họ nuôi dưỡng nhiều sinh viên sáng dạ trong khu vực kĩ thuật cho nên các công nhân tương lai có thể đối diện với kinh tế thế giới như những người tham gia lớn, không phải là người chơi nhỏ. Trong tương lai, công nghiệp CNTT thậm chí có thể làm được nhiều hơn bởi vì tầm mức của công nghệ thông tin là rộng thế và tiềm năng của nó là lớn thế.”

—-English version—-

India IT industry 2012

The Indian’s Information Technology (IT) industry is a great success case in modern time. An industry that did not exist 20 years ago is now one of the most powerful in the world. It also proves that a developing country can compete globally and successfully if they know how to unleash the power of its people. Similar to the U.S, most successful IT companies in India were started by people with modest backgrounds and limited money. More than two third of them were software people who know how to use their technology talents to build a successful industry.

Today Indian IT industry contributes over 15% to the country’s GDP and helps provide jobs to more than 2.5 million IT workers directly and over 15 millions “indirect jobs”. Last year, the IT industry spent 26 billion dollars in the domestic economy alone, despite the global financial crisis. IT industry also helps create more jobs, more growth in other areas (Indirect sectors) than any industry. According to the United Nations, India has a young and growing workforce that has significant rising income levels. This group consists mostly college graduates working in the technology area that has helped fuel the growth of India economy. Even India is still an agriculture economy with relatively low household incomes but the fastest growth in IT industry helps balanced regional development between agriculture and technology; It increases exports and improving product & service quality, but most of all, it boosts the country’s image globally.

Although the state education system is still slow to meet industry demands, several private universities created by IT companies are taking over trainings to improve the skills of their workers. As more IT companies grow and expand, they also build several technology parks with better infrastructures, roads, housing, and facilities. These parks are mostly owned by first generation entrepreneurs who became billionaires in the process. However, the wealth created by IT industry is not restricted among company founders alone but also by many IT workers who received Employee Stock Option Plan and become millionaires themselves.

The success of Indian IT companies can be attributed to the fact that most IT workers speak English well (English is their second language) which give them significant advantage over others like China, Vietnam, Malaysia. The other success factor is the early adoption of the highest software quality standards which give them significant advantage over others like The Philippines, Ireland which have the language advantage but NOT the quality advantage. These two factors are the key drivers that move India out of the “mediocrity” of cheap labor image into the top position in IT outsourcing service. For many years, Indian exports had been restricted to unskilled labors, low cost oriented industries such as clothes, shoes, apparels and spices. However, with the advent of the IT industry, the world begin to recognize that India could compete against others on service quality too.

According to the United Nations, India’s working-age population is expected to grow by 36% from 2005 to 2025, while China and the United States population are forecast to grow only about 10% but both Europe and Japan are declining by 18%. A larger workforce can promote more grow, especially when other countries are in decline and have to rely on someone to support. That is why many companies quickly move to India to take advantage of this fast growing source of workers. Today 75% of top global companies have their offices and operation centers in India with significant investments. Even during the financial crisis, when companies laid-off people and closed offices in their own countries, many were still invest heavily in India because it is where the future of business is.

The IT industry has been a leader in practicing good business management. Their commitment to continuously improve workers’ knowledge and skills have created a positive image and encourage more foreign investments there. At the turn of the century, where knowledge and skills become key assets, India is the only country that know about these demands and ready to supply what the market needs. That is why today, IT companies in India have received international recognition for their business know how, especially in the service area.

Of course, many Indians have watched with pride as different countries and people look at India and Indians with highly respect and admiration. The India IT industry has contributed to what brand ‘India’ stands for in today’s global market. Few years ago, “Made in India” means “Low quality, Cheap labor” but now it stand for “Quality Products and Services”.

Many Indian IT companies are no longer “Local companies” but “Global companies”. Their stocks are now listed in most global stock exchanges, which requires adherence to stringent global accounting rules, and this also helped build a strong brand of the companies outside India. As a New York stock market analyst put it: “For investment today, the best buy is in Indian IT companies. These companies generates significant revenues, they pay attention to technical excellence and establish standards of economic success in the country. They nurture many bright students in technical area so future workers can face the world economy as big participants, not a tiny player. In the future, IT industry can do even more because the reach of information technology is so wide and its potential is so great”.