Chuyến đi đầu tiên của tôi tới Ấn Độ là vào năm 1996, khi tôi đi tìm các công ti có thể làm việc trên vấn đề Y2K. Lúc đó chỉ có vài công ti làm khoán ngoài CNTT. Nhiều công ti là nhỏ, quãng 250 tới 500 công nhân và họ không có kĩ năng để thực hiện các nhiệm vụ phần mềm lớn hơn. Vào lúc đó, Ấn Độ có vài máy tính lớn, không mấy máy tính cá nhân nhưng lương thì thấp và phần lớn các công ti đều hăm hở để sửa Y2K như một kinh doanh mới.

Bạn tôi giới thiệu tôi với các công ti “vô danh tiểu tốt” với phương tây như Infosys, TCS, và Wipro. Chúng tôi đã thảo luận về các yêu cầu và kí vài hợp đồng nhỏ, trị giá quãng một trăm nghìn đô la. Người quản lí của tôi không chắc liệu họ có thể cung cấp được dịch vụ không nên ông ấy yêu cầu tôi đi Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga để tìm các phương án khác. Tuy nhiên, sau vài cuộc viếng thăm các chỗ đó tôi thấy rằng lương của họ quá cao cho công việc. Tôi quay trở lại Ấn Độ và bắt đầu thương lượng nghiêm chỉnh nơi công ti của tôi sẽ cung cấp đào tạo thêm cho công nhân của họ để chắc họ có thể làm được công việc. Tôi thấy rằng họ sẵn lòng học hỏi điều chúng tôi có thể dạy. Lớp đào tạo đầu tiên là trong một khách sạn nhỏ ở Bangalore. Tôi có trên trăm người tới dự, mặc dầu tôi đã khăng khăng rằng kích cỡ của lớp bị giới hạn cho năm mươi người. Nhiều công nhân đứng trong phòng để ghi chép, một số xin tôi cho phép họ ở lại vì họ muốn học. Sự hăm hở của họ gây ấn tượng cho tôi cho nên tôi quyết định ở lại thêm vài tuần và dạy thêm lớp. Mỗi lần, tôi lại bị tràn ngập với nhiều người tới và họ tất cả đều muốn học.

Đến thời điểm lỗi Y2K được sửa, những công ti “vô danh tiểu tốt” đó đã bành trướng hoạt động của họ, thuê thêm nhiều người, xây dựng nhiều kĩ năng, và cũng biết nhiều hơn về doanh nghiệp phương tây. Họ dùng điều này như bàn đạp để đi vào những vị trí chiến lược hơn của làm khoán ngoài. Kinh doanh của họ tăng trưởng nhanh thế, khi tôi quay lại Ấn Độ năm 2001, những công ti “vô danh tiểu tốt” này đã trở thành “nổi tiếng” với nhiều công nhân hơn, quãng mười tới hai mươi nghìn người. Phần mềm đã trở thành nghề mong muốn cho nhiều thanh niên Ấn Độ. Đã có câu truyền miệng trong các cô gái trẻ: “Không việc phần mềm, không hôn nhân.” Tất nhiên điều đó là dễ hiểu tại sao. Việc làm phần mềm được trả lương trung bình $350 một tháng khi phần lớn các việc làm khác được trả quãng $80 tới $150. Vào thời đó, sức ép của chi phí thấp để cạnh tranh trong thế giới toàn cầu đã buộc nhiều công ti phải khoán ngoài. Ấn Độ đã sẵn sàng nhận nhiều việc làm khoán ngoài hơn và đã cải thiện kinh tế của mình.

Trong chỉ mười năm, các thao tác viên trung tâm gọi điện thoại Ấn Độ đang hỗ trợ cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Từ bệnh viện tới ngân hàng và mọi thứ cần có người trả lời cho các câu hỏi của khách hàng. Phần mềm của nó đã giúp tối ưu phần lớn các giao tác tài chính và ngân hàng cũng như hợp lí hoá chế tạo cho các công ti lớn và nhỏ. Công nhân của nó đã đi từ viết mã và kiểm thử để phát triển hệ thống phần mềm lớn và phức tạp. Lương của họ không còn $300 hay $500 nhưng đã trở thành $2000 tới $4000. Các cô gái trẻ có câu truyền miệng mới: “Không việc làm ở Mĩ, không hôn nhân”, vì nhiều công nhân phần mềm bây giờ được sử dụng bởi công ti CNTT Ấn Độ làm việc ở Mĩ cho gần với khách hàng của họ. Khi nhiều người làm việc trong CNTT, khi nhiều người kiếm được lương cao, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ được tạo ra để phục vụ cho họ. Ấn Độ đã nhanh chóng tự biến đổi bản thân mình từ một nước nông nghiệp nghèo nàn thành một cường quốc công nghệ toàn cầu.

Ngày nay, năm công ti CNTT hàng đầu của Ấn Độ như TCS, HCL, Wipro, Infosys và Mahindra đã tăng trưởng thành những công ti khổng lồ CNTT, từng công ti có hàng trăm nghìn công nhân và cạnh tranh trực tiếp với những công ti khổng lồ khác như IBM, Accenture. Có hàng nghìn công ti CNTT nhỏ hơn đang tăng trưởng và thuê người trong mọi thành phố. Năm ngoái, họ đã xuất khẩu trị giá $97 tỉ đô la về phần mềm và sẽ vượt qua $100 tỉ đô la trong vài tháng tới. Mặc dầu tăng trưởng nhanh đã dẫn tới vấn đề chính, quãng hai phần ba người tốt nghiệp CNTT của họ có thể không có kĩ năng đúng để làm việc trong công nghiệp. Các công ti hàng đầu của Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng các trường riêng của họ để đào tạo những công nhân này để bắt kịp với nhu cầu toàn cầu cao.

Năm nay người Ấn Độ đang lấy bước đi lớn tiếp theo của họ trong giáo dục số đông cho công dân của họ để chuyển vào trong thời đại thông tin. Trên khắp Ấn Độ, có đợt sóng mới các nhà doanh nghiệp người phát triển sản phẩm riêng của họ như ứng dụng di động và trong các khu vực đặc biệt như chăm sóc sức khoẻ, kết mạng xã hội v.v.. Sau trên mười năm làm việc cho các nước đã phát triển, Ấn Độ bây giờ có hàng trăm nghìn công nhân có kĩ năng người có kinh nghiệm và tri thức. Nhiều người đang nhận rủi ro của việc bắt đầu công ti riêng của họ. Mặc dầu phần lớn trong các công ti vẫn còn nhỏ nhưng họ có thể thành lớn. Cũng như những công ti khổng lồ CNTT của họ vào những năm 1980 với vài trăm người và bây giờ tăng trưởng lên vài trăm nghìn công nhân, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh chóng.

—-English version—-

India IT industry: Yesterday and today

My first trip to India was in 1996, when I look for companies that can work on the Y2K problem. There was only a few IT outsourcing companies at that time. Many were small, about 250 to 500 workers and they did not have the skills to perform larger software tasks. At that time, India had few mainframe computers, not many personal computers but the salary was low and most companies are eager to fix the Y2K as a new business.

My friend introduced me to “unknown” companies with the western names like Infosys, TCS, and Wipro. We discussed requirements and signed few small contracts, worth about hundred thousand dollars. My manager was not sure if they can provide the services so he asked me to go to Japan, S. Korea and Russia to find alternatives. However, after several visits there I found that their salaries were too high for the work. I went back to India and began serious negotiations where our company would provide additional trainings to their workers to make sure that they could do the works. I found that they are willingly to learn what we can teach. The first training class was in a small hotel in Bangalore. I had over hundred people came, even I insisted that class size was limited to fifty people. Many workers stood in the hall to take notes, some asked me to allow them to stay because they wanted to learn. Their eagerness impressed me so I decided to stay few more weeks and offered more classes. Each time, I was overwhelmed with more people came and they all wanted to learn.

By the time the Y2K bug was fixed, these “Unknown” companies had expanded their operations, hired more people, build more skills, and get to know more about western business. They used this as a launching pad to move into more strategic positions of outsourcing. Their business grew so fast, when I returned to India in 2001, these “Unknown” companies has became “Well known” with more workers, about ten to twenty thousands. Software had become a desirable profession for many young Indians. There was a saying among young girls: “No software job, no marriage”. Of course it was easy to understand why. Software job paid on the average $350 a month when most other jobs paid about $80 to $150. At that time, the pressure of lower cost to compete in a global world had forced many companies to outsource. India was ready to take more IT outsourcing works and improved its economy.

In just ten years, India’s call centre operators are supporting hundreds of million people all over the world. From hospitals to banks and everything that need people to answer customers’ questions. Its software has helped optimize most financial and banking transactions as well as streamlines manufacturing for large and small companies. Its workers have moved from coding and testing to developing large and complex systems. Their salary is no longer $300 or $ 500 but has became $2000 to $4000. Young girls have new saying: “No software job in U.S, No marriage”, as more software workers are now being employed by Indian IT companies to work in the U.S to be near their customers. As more people work in IT, as more people earn high salary, more supporting businesses are created to cater to them. India has rapidly transformed itself from a poor agriculture country to a global technology power.

Today, India’s top five IT companies such as TCS, HCL, Wipro, Infosys and Mahindra have grown into IT giants, each with several hundred thousand workers and compete directly with other giants such as IBM, Accenture. There were thousands of smaller IT companies growing and hiring in every city. Last year, they exported $97 Billion dollars worth of software and will pass the $100 billion in the next few months. Although the fast growing has led to major problem, about two third of their IT graduates may not have the right skills to work in industry. India’s leading companies have quickly developed their own schools to train these workers to keep up with high global demand.

This year Indian is taking its next big step in massively educate its citizen to move into the Information age. Throughout India, there is a new wave of entrepreneurs who are developing their own products such as mobile applications and in special areas such as healthcares, social networking, etc. After over ten years working for developed countries, India now has hundreds of thousands of skilled workers who have the experience and knowledge. Many are taking the risk of starting their own companies. Although most of them are still small but they could be big. Just like their IT giants in 1980s with few hundred people and now grow to several hundred thousand workers, things could change very quickly.