Ngày nay, công nghệ là dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế.

Công nghệ tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều lợi nhuận hơn, nhiều thịnh vượng kinh tế hơn các lĩnh vực khác. Đó là lí do tại sao nhiều nước muốn tạo ra công nghiệp công nghệ mạnh tương tự như mô hình “thung lũng Silicon”. Một số nước đã chi hàng triệu đô là để xây dựng các công viên công nghệ; cho khuyến khích về thuế để các công ti chuyển vào khu công viên; hấp dẫn đầu tư nước ngoài bằng việc đưa ra các khuyến khích nhập khẩu và xuất khẩu đặc biệt v.v. Tuy nhiên, phần lớn các nỗ lực này đã không có tác dụng. Khi tôi tới thăm các khu công viên được các chính phủ này tài trợ, tôi thấy nhiều toà nhà trống rỗng, văn phòng trống rỗng, không có đầu tư nước ngoài; không công ti nước ngoài nào tái định vị ở đó mà chỉ có vài công ti địa phương. Không ai muốn thừa nhận rằng họ đã thất bại. Họ sao chép mô hình “thung lũng Silicon” nhưng không thể sao chép được yếu tố then chốt: công nhân có kĩ năng và nhà doanh nghiệp.

Công viên công nghệ KHÔNG phải là về việc dành ra đất đai và xây văn phòng. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về thiết lập các trung tâm nghiên cứu hay đại học. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về ban hành các khuyến khích thuế đặc biệt cho xuất nhập khẩu. Chất liệu chính của công viên công nghệ là có công nhân có kĩ năng và nhà doanh nghiệp. Để tạo ra “thung lũng Silicon”, bạn cần các nhà doanh nghiệp; những người bắt đầu công ti riêng của họ và những người này chỉ tới khi có đủ công nhân có kĩ năng. Ngày nay không khó bắt đầu một công ti. Ngày nay không khó tìm ra nhà đầu tư người sẵn lòng cung cấp tài chính cho việc bắt đầu công nghệ. Chính công nhân có kĩ năng mới xác định sự thành công hay thất bại của công viên công nghệ. Công nhân có kĩ năng tới từ hệ thống giáo dục có chất lượng. Thay vì đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, và văn phòng, tốt hơn cả là đầu tư vào giáo dục trước.

Ngày nay, sinh viên có thể có được giáo dục có chất lượng dễ hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu đất nước không có nền giáo dục tốt, sinh viên có thể đi học ở đâu đó khác. Theo một nghiên cứu giáo dục toàn cầu, số sinh viên ở ngoài nước họ đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Hiện thời, hơn ba triệu sinh viên đang học ở nước ngoài. Con số này được trông đợi gấp ba lên tới 8.5 triệu người trước năm 2025. Phần lớn các sinh viên đi sang Mĩ và các nước tây Âu nơi hệ thống giáo dục được xem là tốt hơn nước họ. Ngày nay Mĩ có hai phần ba sinh viên tốt nghiệp đại học người nước ngoài trên thế giới tại các đại học của Mĩ.

Gần đây, có những thay đổi trong một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Saudi Arabia. Tất cả họ đều thiết lập các đại học riêng của họ mà có thể cạnh tranh với các trường hàng đầu ở Mĩ và châu Âu. Các chính phủ này biết rằng giáo dục đại học là sống còn cho phát kiến và tăng trưởng kinh tế. Họ không còn bằng lòng với việc gửi sinh viên ra nước ngoài và mất tài năng của họ cho các nước chủ nhà. Họ muốn tạo ra các đại học đẳng cấp thế giới của riêng họ để đảm bảo rằng họ có thể xây dựng nền công nghiệp công nghệ mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đang hội tụ vào việc cải tiến giáo dục ở các đại học hàng đầu của họ. Họ đã công bố việc hình thành “liên đoàn ưu tú” để tuyển các thầy tốt nhất trên thế giới về dạy ở đó. Họ không bận tâm tới việc chi tiêu cho các giáo sư tài năng này với lương cao và ngân quĩ nghiên cứu. Họ cũng đầu tư nhiều tiền để phát triển các chương trình đào tạo cập nhật nhất. Năm ngoái, Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh đã vượt qua UC-Berkeley như nguồn số một về sinh viên có bằng tiến sĩ PhD. Chính phủ Trung Quốc đang làm việc hết sức tích cực để hấp dẫn những người Trung Quốc ở hải ngoại trở về Trung Quốc, những người có bằng cấp và kinh nghiệm phương Tây về phát triển nền công nghiệp công nghệ mạnh.

Ở Saudi Arabia, vua Abdullah đã đầu tư $10 tỉ đô la tiền riêng của ông ấy vào Đại học khoa học và công nghệ nhà vua Abdulla mới toanh (King Abdullah University of Science and Technology – KAUST) và thuê các nhà nghiên cứu và giáo sư giỏi nhất về giáo dục công dân của nước đó.

Hàn Quốc đang tuyển mộ các giáo sư hàng đầu cho Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc – Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) và lựa chọn sinh viên giỏi nhất cho trường danh tiếng này. Chính phủ đang tạo ra vùng hàn lâm gần sân bay quốc tế Incheon, nơi một số đại học có danh tiếng phương tây có thể mở khuôn viên ở đó.

Các trường Singapore cộng tác với nhiều đại học hàng đầu trên thế giới và đưa chương trình của họ tới cho sinh viên của nó. Nó có chương trình từ trường y của Đại học Duke, trường kinh doanh của Đại học Chicago, và trường kĩ nghệ MIT, để tăng tốc phát triển các tài năng của họ.

Khi một số nước nhận ra giá trị của giáo dục, các nước khác vẫn đang chống lại thay đổi. Chậm chạp cải tiến giáo dục là vấn đề chính cho một số nước. Trong nhiều năm, giáo dục Ấn Độ đã không cải tiến mấy, mặc cho nhu cầu khổng lồ về giáo dục. Đó là lí do tại sao sinh viên Ấn Độ học ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể từng năm. Giáo dục của Ấn Độ đã là tệ thế; nó đã làm yếu đi toàn thể hệ thống trường học quốc gia với chương trình đào tạo lỗi thời và thiếu nhiều giáo sư. Ấn Độ là thành công nhất trong việc làm khoán ngoài công nghệ CNTT với $97 tỉ đô la thu nhập và tạo ra thêm 15 triệu việc làm cho nền kinh tế của nó. Ngày nay nó có thiếu hụt nghiêm trọng công nhân CNTT có kĩ năng nhưng đồng thời, nó có vài triệu công nhân “có bằng cấp CNTT” bị thất nghiệp. Công nghiệp CNTT Ấn Độ đã ước lượng rằng 75% sinh viên tốt nghiệp CNTT thậm chí không có kĩ năng cơ bản để làm việc trong công nghiệp. Bằng việc quá chậm chạp thay đổi ở mức đại học công, Ấn Độ đã cho phép “công nghiệp đại học tư” lấp vào nhu cầu này. Phần lớn các trường tư “vì lợi nhuận” này đang làm rất tốt trong việc cung cấp sinh viên có “bằng cấp” nhưng không có kĩ năng thực. Người ta ước lượng rằng nếu vài triệu công nhân CNTT thất nghiệp có thể làm việc, nước này có thể tạo ra ba mươi lăm triệu việc làm và đem về trên $100 tỉ đô la thêm về thu nhập.

Để thúc đẩy công nghệ, bạn phải bắt đầu bằng giáo dục có chất lượng. Giáo dục chất lượng là đầu tư chính của cả nước và phải được xem xét nghiêm túc. Giáo dục có thể làm giầu cho cuộc sống của mọi người; thúc đẩy doanh nghiệp; đem lại thịnh vượng, và giáo dục thế hệ tương lai vì điều tốt cho xã hội và ích lợi cho đất nước.

—-English version—-

Technology and education

Today, technology is the main driver for economic growth. Technology creates more jobs, more profits, and more economic prosperities than any other fields. That is why many countries want to create a strong technology industry similar to the “Silicon Valley” model. Some have spent millions or billions of dollars to build technology parks; give tax incentives to companies to move in the park; attract foreign direct investment by offering special import and export incentives etc. However, most attempts did not work. When I visited these government sponsored tech parks, I saw many empty buildings, empty offices, no foreign investments; no foreign companies relocate there but only few local companies. No one wants to admit that they have failed. They copy the “Silicon Valley” model but could not copy the key factors: Skilled workers and Entrepreneur.

TechnologyPark is NOT about acquiring lands and building offices. TechnologyPark is NOT about establishing research centers or universities. TechnologyPark is NOT about issuing special tax incentives for import/export. The main ingredient of TechnologyPark is having skilled workers and entrepreneurs. To create a “Silicon Valley”, you need entrepreneurs; people who start their own company and these people only come when there are enough skilled workers. Today it is not difficult to start a company. Today it not difficult to find investors who are willing to provide the financing for technology startups. It is the skilled workers that determine the success or failure of technology park. Skilled workers come from quality education systems. Instead of invest in lands, buildings, and offices; it is better to invest in education first.

Today, students can get a quality education much easier than few years ago. If the country does not have good education, students can study elsewhere. According to a global education study, the numbers of students study outside their own country has been increased significant in the past few years. Currently, more than three million students are studying abroad. This number is expected to triple to 8.5 million by 2025. Most students go to the U.S and western European countries where education systems are considered better than their countries. Today the U.S. has about two-thirds of the world’s foreign graduate students at U.S universities.

Recently, there are changes among some countries such as China, Japan, South Korea and Saudi Arabia. They all establish their own universities that can compete with the top-rated schools in the U.S and Europe. These governments know that university education is vital to innovation and economic growth. They are no longer content to send students overseas and lose their talents to host countries. They want to create world-class universities of their own to ensure that they can build a strong technology industry.

Chinese government is focusing on improve education at their top universities. They announced the formation of an “elite consortium” to recruit best faculties in the world to teach there. They do not mind spending for these talented professors with significant salary and research funding. They also invest a lot of money to develop the most up-to-date technology training programs. Last year, Tsinghua and PekingUniversities have surpassed UC-Berkeley as the number one source of students earning PhDs. Chinese government is working hard to lure back overseas Chinese who have Western degrees and experiences to return to develop a strong technology industry.

In Saudi Arabia, King Abdullah invested $10 billion of his own money to the brand-new King Abdullah University of Science and Technology (KAUST) and hires the best research scientists and professors to educate its citizens.

South Korea is recruiting top professors to its elite Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) and selects the best students for this prestigious school. The government is creating an academic zone near the IncheonInternationalAirport, where a number of western branch universities can open campuses there.

Singapore schools collaborate with several top universities in the world and bring their programs to its students. It has programs from DukeUniversity’s medical schools, the University of Chicago’s business school, and MIT engineering school, to speed up the development of their talents.

When some countries recognize the value of education, others are still resisting the change. Slow to improve education is a major problem for some countries. For many years, India education did not improve much, despite a huge need for education. That is why numbers of Indian students study oversea has increased significantly each year. Indian’s education has been so bad; it has weakened its entire state school system with obsolete training programs and high absentee of professors. India is the most successful in IT technology outsourcing with $97 billion dollar in revenue and creates additional 15 million jobs for its economy. Today it has a severe shortage of IT skilled workers but at the same time, it has several millions of “IT degreed” unemployed workers. The India IT industry has estimated that 75% of IT graduates does not even have the basic skills to work in industry. By too slow to change at the public university level, India has allowed the “private university industry” to fill the need. Most of these “For-profit” private schools are doing very well in providing students with “degrees” but no actual skills. It is estimated that if several million unemployed IT workers can works, the country can create additional thirty five million jobs and bring in over $100 billion more in revenue.

To promote technology, you must start with quality education. Quality education is a major investment of the entire country and must be taken seriously. Education can enrich the lives of people; promotes businesses; brings prosperities, and educates the future generation for the good of the society, and the benefit of a country.