Công nghệ thay đổi nhanh chóng và tạo ra những thách thức mới cho mọi công ti và cấp quản lí của nó nhưng một số công ti có thể không biết phải làm gì. Công nghệ có thể cho những ích lợi lớn cho công ti nếu cấp quản lí hiểu rõ nó nhưng có thể là khó và tốn kém nếu cấp quản lí không hiểu nó. Vì nỗi sợ đó, nhiều người quản lí công ti thường lấy thái độ “đợi cho mọi sự thành rõ ràng” trước khi làm bất kì cái gì thế rồi họ bỏ lỡ cơ hội. Một số người quản lí có triệu chứng “tôi biết” bằng việc bất chấp điều họ không biết và tiếp tục làm cùng điều cũ như không cái gì xảy ra.

Khi máy tính cá nhân (PC) được tạo ra, hầu hết người quản lí đều coi nó là “đồ chơi” chứ không phải là “phát kiến” thực. Một người quản lí nói với báo chí: “Làm sao một chiếc máy tính nhỏ do hai người tạo ra, người thậm chí còn không hoàn thành đại học mà có thể thay thế được máy tính năm triệu đô la do IBM xây dựng? Điều đó là nực cười.” Nhưng PC đã làm thay đổi mọi thứ và đẩy mọi công ti máy tính lớn như Digital Equipment, Data General, và Wang Computer v.v. ra khỏi kinh doanh và cũng gần như buộc IBM rơi vào phá sản. Vào lúc đó không ai tin rằng một máy tính nhỏ có thể làm tăng hiệu quả văn phòng, giảm chi phí và bắt đầu cuộc cách mạng điện tử kéo dài mãi tới ngày nay.

Cùng điều đó cũng đã xảy ra khi Internet được lập ra. Phần lớn những người quản lí đã không thấy nó như một “phát kiến” thực khác. Một quan chức điều hành cấp cao tuyên bố: “Không có nhu cầu để kết nối máy tính với nhau, máy tính được tạo ra để làm việc, không để nói chuyện với nhau. Chúng tôi không muốn “tán gẫu” giữa các máy tính.” Phần lớn các công ti đều bỏ qua Internet như thứ “vô dụng” chỉ ít công ti thấy nó như một cách mới để làm kinh doanh và họ đã tạo ra Amazon và Google.

Khi các kĩ sư ở một công ti điện thoại lớn chứng tỏ rằng có thể tích hợp máy tính vào trong điện thoại di động, một người quản lí kêu lên: “Máy tính là máy tính và điện thoại là điện thoại và hai thứ này không trộn lẫn nhau. Không ai sẽ mua máy tính bên trong điện thoại.” Nhưng Steve Jobs nghe nói về điều đó và ngay lập tức ra lệnh cho các kĩ sư Apple tạo ra “iPhone” và cách mạng hoá hoàn toàn ngành công nghiệp viễn thông lần nữa. Ông ấy thường nói: “Phát kiến là về kết nối mọi chấm để tạo ra sản phẩm mà không ai đã từng mơ tới trước đây. Nó yêu cầu 50% tưởng tượng và 50% tri thức kĩ thuật.” Tuy nhiên, phần lớn những người quản lí nghĩ họ đã “biết mọi thứ” do việc thiếu tưởng tượng của họ và đó là lí do tại sao nhiều người bỏ lỡ cơ hội này.”

Công nghệ thông tin làm thay đổi cách các công ti làm kinh doanh và cách mọi người làm việc. Với công nghệ, nhiều công việc được tự động hoá và một số việc làm bị gạt bỏ nhưng đồng thời nó tạo ra những việc làm mới nữa. Ngày nay mọi người kiểm email thay vì thư từ; họ đọc tin tức từ máy tính hay điện thoại thông minh thay vì báo chí; họ nhận câu trả lời cho câu hỏi của họ bằng việc dùng động cơ tìm như Google và Bing; họ mua và bán các thứ trực tuyến thay vì mở cửa hàng vật lí; họ có thể mua và bán chứng khoán trực tuyến hay đặt vé du lịch trực tuyến bằng việc dùng máy laptop riêng của họ. Từ khía cạnh kinh doanh, công nghệ thông tin có thể tự động hoá nhiều công việc, làm tăng hiệu lực và hiệu quả cũng như giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho bất kì công ti nào. Công nghệ cho công ti nhiều ưu thế mà chưa bao giờ có trước đây và với những người lãnh đạo, có nhiều thông tin sẵn có hơn từ đó họ có thể làm quyết định nhanh chóng. Thay vì chờ đợi hàng tuần hay hàng tháng để có báo cáo, ngày nay người lãnh đạo có thể có được bất kì thông tin nào họ cần chỉ trong vài phút.

Vài tháng trước, tôi đã tới thăm một công ti ô tô ở Hàn Quốc nơi người điều hành chỉ cho tôi “bảng điều khiển” trong văn phòng anh ta. Nó chỉ ra thu nhập, chi phí vận hành, lợi nhuận, và các thông tin khác mà người điều hành cần, bảng điều khiển này được cập nhật cứ mỗi mười lăm phút. Anh ta nói: “Với hệ thống trinh sát doanh nghiệp này, tôi cũng có thể thấy được điều các đối thủ cạnh tranh của tôi đang làm, số bán của họ, chi phí của họ và lợi nhuận của họ nữa. Đó là lí do tại sao tôi có thể làm quyết định nhanh chóng vì phần mềm của tôi thu thập hàng triệu thông tin thị trường trên khắp thế giới cứ mỗi năm phút, phân tích và tổ chức chúng rồi hiển thị cho tôi để làm quyết định. Tôi không cần cuộc họp quản lí; tôi không phải đọc báo cáo. Mọi thứ đều ở đây, đơn giản và nhanh chóng vì công nghệ thông tin.” Đêm đó trong bữa tối, anh ấy bảo tôi rằng khi anh ấy thấy một trong những đối thủ cạnh tranh của anh ấy giảm giá xe đi $500 để thúc đẩy bán hàng, anh ấy lập tức gọi điện thoại cho cấp quản lí và ra lệnh giảm $700 cho xe của anh ấy nữa. Anh ấy nói: “Ông có lẽ tự hỏi tại sao tôi làm quyết định nhanh thế. Hệ Trinh sát doanh nghiệp đã dự báo rằng nếu tôi giảm giá đi $200 đô la nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của tôi thì tôi có thể tăng được số bán xe lên 5% mặc dầu lợi nhuận của tôi sẽ ít hơn nhưng tôi sẽ thâu tóm thêm được 0.5% phụ thêm của thị trường và đến cuối năm, giá trị công ti của tôi có thể tăng lên trên một tỉ đô la. Tất cả những điều này là có thể do phần mềm phân tích dữ liệu Big data phức tạp dự đoán thị trường tương lai và giúp tôi làm quyết định đúng.”

Ngày nay nhiều công ti lớn đang dùng hệ Trinh sát doanh nghiệp và phân tích Big data để giúp cho người quản lí cấp cao làm quyết định dựa trên sự kiện và dữ liệu. Mọi thứ họ làm đều thuần tuý logic và thống kê, không có tình cảm hay thiên kiến cá nhân trong các kiểu làm quyết định này, điều hoàn toàn khác với “cách quản lí cũ”, những người tin rằng họ “đã biết mọi thứ” và từ chối học điều mới. Những người này thường làm quyết định dựa trên thiên kiến và ý kiến cá nhân thay vì sự kiện và logic. Tôi biết ai sẽ thắng và công ti nào sẽ thành công trong thế giới cạnh tranh cao này. Lãnh đạo ngày nay cần viễn kiến, tri thức và rồi dựa vào sự kiện và dữ liệu để làm các quyết định cần thiết.

Công nghệ có thể đưa chúng ta tới mức độ mới nhưng là con người, chúng ta cũng phải nghĩ cẩn thận về cái gì là đúng và sai, và cái gì là đạo đức. Internet mở ra cách mới để làm kinh doanh toàn cầu thay vì địa phương nhưng nó cũng mở ra cánh cửa cho các hackers nữa. Điện thoại di động cho phép công nhân làm việc từ bất kì chỗ nào, nhưng nó có thể can nhiễu vào cuộc sống cá nhân vì người quản lí có thể liên lạc với công nhân bất kì lúc nào. Công nghệ số thức tạo ra sản phẩm mà không có chi phí chế tạo, nhưng nó cũng tạo ra việc sao chép lậu phần mềm, âm nhạc và các sản phẩm khác nữa. Phần lớn mọi người thường nghĩ về công nghệ nào sẽ “làm cho chúng ta”, nhưng ít người chú ý tới “làm cho chúng ta” có thể là gì.

Là người kĩ thuật, tôi yêu thích công nghệ và điều chúng có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhưng tôi cũng báo trước cho sinh viên của tôi rằng họ phải học cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của điều công nghệ có thể làm. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật, họ phải hiểu đạo đức, luân lí và nhận biết rằng bản thân công nghệ là trung lập nhưng chính con người dùng nó, người tạo ra nó và người kiểm soát nó theo mục đích nào đó. Sinh viên phải học về tác động của công nghệ lên cuộc sống của chúng ta, xã hội chúng ta, cũng như lên thế giới vì chúng ta đang sống trong một thế giới được kết nối nơi mọi thứ đều có quan hệ tương hỗ và được tích hợp.

—English version—

Information technology and our world

Technology changes fast and creates new challenges for every company and its management but some may not know what to do. Technologies can give significant benefits for companies if management understands it well but it can be difficult and costly if the management does not understand it. Because of that fear, many company managers often take the attitude of “Wait until thing is clear” before doing anything then they miss the opportunity. Some managers have the “I know” syndrome by disregard what they do not know and continue to do the same thing as nothing has happened.

When the Personal Computer (PC) was created, most managers considered it as a “Toy” rather than a real “Innovation”. A manager told a newspapers: “How a small computer created by two persons who did not even finish college can replace a five million dollars computer developed by IBM? It is ridiculous.” But PC changed everything and put all big computer companies like Digital Equipment, Data General, and Wang Computer etc. out of business and almost forced IBM into bankruptcy. At that time no one believed that a small computer could increase office efficiencies, reduce cost and started the electronic revolution that last until today.

The same thing also happened when the Internet was founded. Most managers did not see it as another real “innovation”. A senior executive declared: “There is no need to connect computer together, computer is created to do work, not to talk to each other. We do not want “Gossip” among computer.” Most companies ignored the Internet as “useless” only few saw it as a new way of doing business and they created Amazon and Google.

When engineers at a large phone company demonstrated that it was possible to integrate a computer into a mobile phone, a manager shouted: “Computer is computer and phone is phone and the two do not mix. No one would buy a computer inside a phone.” But Steve Jobs heard about it and immediately ordered Apple engineers to create the “iPhone” and completely revolutionize the telecommunication industry again. He often said: “Innovation is about connecting all the dots to create products that nobody ever dreams of before. It requires 50% imagination and 50% technical knowledge.” However, most managers think they already “know everything” due to their lack of imagination and that is why many miss the opportunity.”

Information technology changes the way companies do business and the way people work. With technology, many works are automated and some jobs are eliminated but at the same time it creates new jobs too. Today people check emails instead of letters; they read news from computers or smartphones instead of newspapers; they get answers to their questions using search engines such as Google and Bing; they buy and sell things online instead of open physical stores; they can buy and sell stocks online or book their travel online using their own laptops. From the business aspect, information technology can automate many works, increases efficiency and effectiveness as well as reduce costs and increase profits for any company. Technology gives companies a lot of advantages that never exist before and for the leaders, there is more information available from which they can make decisions fast. Instead of waiting for weeks or months for reports, today leaders can get any information they need in matter of few minutes.

Few months ago, I visited an automobile company in S. Korea where the executive showed me a “Dashboard” in his office. It showed revenues, operating costs, profits, and other information that executive needs, the dashboard were updated every fifteen minutes. He said: “With this business intelligence system, I can also see what my competitors are doing, their sales, their costs and their profits too. That is why I can make decision quickly because my software collects millions of market information all over the world every five minute, analyzes and organizes them then display for me to make decisions. I do not need management meeting; I do not have to read reports. Everything is here, simple and fast because of information technology.” That night during dinner, he told me that when he saw one of the competitors reduced their car price by $500 dollars to boost sale, he immediately made phone call to his management and ordered a $700 dollars reduction for his car too. He said: “You probably wonder why I make decision that fast. The Business Intelligence systems has predicted that if I reduce the price by $200 dollars more than my competitor then I could increase car sales by 5% although my profit will be less but I will capture additional 0.5% of the market and by the end of the year, my company value could increase over a billion dollars. All of these are possible due to the sophisticated Big data analytics software that predict the future market and helps me to make the right decision.”

Today many large companies are using Business Intelligence systems and Big data analytics to help senior managers to make decisions based on facts and data. Everything they do is purely logic and statistics, there is no emotional or personal bias in these types of decision making which is completely different from the “old management style” who believes that they “already know everything” and refuse to learn new things. These people often make decisions based on personal biases and opinions rather than facts and logic. I know who are going to win and which company will succeed in this highly competitive world. Today leadership needs vision, knowledge and then relies on facts and data to make necessary decisions.

Technology can takes us to a new level but as person, we also must think carefully about what is right and wrong, and what is ethical. The Internet opens a new way to do business globally instead of locally but it also opens the door to hackers as well. Mobile phones allow workers to work from anywhere, but it could interfere with personal life as manager can contact workers anytime. Digital technology creates products with no manufacturing costs, but it also creates piracy for software, music, and other products too. Most people often think about what technology will “do for us”, but few would pay attention to what it might “do to us”.

As a technical person, I love technologies and what they can make our lives better but I also caution my students that they must learn the positive as well as the negative of what technologies can do. Beside technical skills, they must understand ethics, moral and be aware that technologies itself is neutral but it is the people who use it, who create it and who control it to certain purposes. Students must learn about the impact of technology in our lives, our society, as well as the world because we are living in a connected world where everything in interrelated and integrated.