26 Jan, 2021
Cơ hội thứ hai để học tập
Năm ngoái khi tôi dạy kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc, tôi thường cho sinh viên bài kiểm tra hàng tuần và bài kiểm tra “lại”.
Tôi nhớ một số giáo sư rất ngạc nhiên về điều đó. Một giáo sư hỏi tôi: “Tại sao thầy cho sinh viên làm bài kiểm tra lại khi họ không làm tốt bài kiểm tra đầu. Nếu họ không biết câu trả lời, họ trượt chứ.” Tôi giải thích: “Đó là quan niệm truyền thống đã được dùng trong hàng nghìn năm. Mục đích là đánh trượt học sinh và chọn lựa chỉ vài người, những người giỏi nhất để làm quan phục vụ nhà vua. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục truyền thống có nhiều kì thi thế và nhiều chướng ngại thế cho học sinh. Ngày nay, mục đích của giáo dục là khuyến khích học sinh học tập, thu nhận kĩ năng chứ không phải là đánh trượt hay trừng phạt họ.” Điều này dẫn tới vài thảo luận với các thầy trong khoa. Vài người đồng ý với tôi nhưng phần lớn đều bất đồng vì họ tin rằng cho học sinh cơ hội thứ hai trong làm bài kiểm tra lại sẽ khuyến khích lười biếng, thái độ vô trách nhiệm, và không công bằng với các sinh viên khác. Về sau một giáo sư bảo tôi rằng điều đó có nghĩa là nhiều công việc hơn cho các thầy trong khoa và không ai muốn việc làm thêm cả. Tôi bảo ông ấy rằng khái niệm về cho học sinh cơ hội thứ hai được thiết kế để khuyến khích học tập. Điều đó có nghĩa là sinh viên đã không học tốt tài liệu có cơ hội khác để học lại chúng lần nữa. Nếu việc học tập là mục đích giáo dục tối hậu, thế thì tại sao chống đối lại điều đó?
Đây là cách bài kiểm tra lại làm việc: Trong kiểm tra hàng tuần, học sinh phải xác định liệu họ có thực sự biết câu trả lời hay không. Nếu họ không biết hay không chắc, họ có thể đánh dấu câu hỏi đó bằng dấu “SC” (Second chance – cơ hội thứ hai) rồi sao chép nó lên một mảnh giấy. Sau bài kiểm tra, họ có thể đem tờ giấy đó về nhà và tìm câu trả lời đúng. Ngày hôm sau, họ phải nộp câu trả lời đúng cho tôi để cho tôi có thể cho điểm cả bài gốc và bài kiểm tra lại đồng thời. Nếu học sinh bỏ lỡ câu hỏi ở bài kiểm tra thứ nhất nhưng trả lời đúng trong bài kiểm tra lại, thì họ được nửa số điểm. Chẳng hạn, nếu có mười câu hỏi trong bài kiểm tra, học sinh chỉ có năm câu trả lời đúng sẽ nhận được năm điểm. Tuy nhiên, nếu người đó có cả năm câu trả lời sai đã được sửa trong bài kiểm tra lại, thì người đó sẽ nhận được hai điểm rưỡi. Điểm cuối cùng sẽ là bẩy điểm rưỡi.
Nhiều giáo sư hỏi tôi: “Sao bận tâm giúp họ làm gì?” Tôi giải thích rằng học sinh học nhiều hơn bằng việc phải tự mình tra cứu câu trả lời. Điều đó có nghĩa là họ phải quay về và học những điều họ không biết hay đã bỏ lỡ trong học tập của riêng họ. Phần lớn các sinh viên bảo tôi rằng bằng việc có cơ hội thứ hai, họ cảm thấy đỡ bị căng thẳng hơn trong bài kiểm tra, họ thấy thoải mái hơn vì họ học từ sai lầm của họ. Trong bài kiểm tra, họ phải nghĩ về từng câu hỏi một cách nghiêm chỉnh, xác định câu trả lời và quyết định liệu họ có biết câu trả lời hay không hay cần yêu cầu cơ hội thứ hai. Trong trường hợp này, họ biết đích xác liệu cách học tập của họ là hiệu quả hay không cho nên họ có thể cải tiến nó. Tất nhiên, để công bằng với các sinh viên khác, sinh viên dùng cơ hội thứ hai sẽ phải chịu thiệt bằng việc chỉ nhận được nửa số điểm do việc không biết câu trả lời trong bài kiểm tra. Họ có thời gian ngắn (24 giờ) để tìm ra câu trả lời đúng mà có nghĩa là họ phải làm việc học tập phụ thêm. Về căn bản, học tập là điều tôi muốn có ở học sinh của tôi, KHÔNG phải là bao nhiêu người trong họ qua được bài kiểm tra.
Để xoá bỏ vấn đề học sinh lười lợi dung ưu thế của cơ hội thứ hai, tôi cũng có qui tắc khác: Học sinh chỉ có thể có tối đa ba “cơ hội thứ hai” trong từng học kì. Điều đó nghĩa là 3 cơ hội trong 12 bài kiểm tra hàng tuần. Trong nhiều năm, tôi hiếm khi thấy người nào vi phạm qui tắc này hay lợi dung nó. Thường học sinh bảo tôi rằng họ được khuyến khích học tập, biết rằng họ có “lưới an toàn” trong trường hợp cái gì đó xảy ra. Tôi đã thấy nhiều sinh viên giỏi đã không làm tốt trong bài kiểm tra vì họ ốm vào ngày đó. Thỉnh thoảng họ có vấn đề cá nhân hay xung đột gia đình trong lúc kiểm tra cho nên có cơ hội thứ hai sẽ giúp cho họ theo kịp với lớp.
Tất nhiên, tôi không nghĩ việc có bài kiểm tra lại là cách tốt nhất để làm cho học sinh học tập. Tôi cũng không tin vào trừng phạt ai đó vì không làm bài kiểm tra theo cách tốt hơn. Một điều tôi chắc chắn là cách học sẽ ở lại cùng họ trong phần còn lại cuộc đời họ nhưng tài liệu môn học là tốt chỉ cho vài năm vì công nghệ thay đổi nhanh chóng.
—-English version—-
A second chance to learn
Last year when I taught software engineering in China, I often gave students weekly tests and “make-up” tests. I remembered some professors were very surprised about it. One professor asked me: “Why would you give students “make-up” tests when they did not do well on the first tests. If they do not know the answers, they failed”. I explained: “That is the traditional concept that has been used for thousands of years. The purpose is to eliminate students and to select only the few, the best to be officials to serve the Emperor. That is why traditional education systems have so many exams and so many obstacles for students. Today, the purpose of education is to encourage students to learn, to acquire skills not to eliminate or punish them.” This led to several discussions with the faculty. Few agreed with me but most disagreed as they believe that giving students a second chance in make-up tests would encourage laziness, irresponsible attitudes, and unfair to other students. Later a professor told me that it means more work for the faculty and no one want extra works. I told him that the concept of giving students a second chance is designed to encourage learning. It means that students who have not know the material well have another chance to learn them again. If learning is our ultimate education goal, then why oppose it?
This is how the make-up test works: During the weekly test, students must determine whether they really know the answer or not. If they do not know or not sure, they may mark the question with the sign “SC” (Second chance) then copy it on a piece of paper. After the test, they can take that paper home and look up the correct answers. The next day, they have to turn in their corrected answers to me so I can grade both their original tests and their make-up tests at the same time. If students missed the question on the first test but answered it correctly on the make-up test, then they received half of the grade. For example, if there are ten questions on the test, a student only have five correct answers will receive five points. However, if he has all five wrong answers corrected in the make-up test, then he will receive two and a half points. The final grade would be seven and a half points.
Many professors asked me: “Why bother to help them?” I explained that students learned more by having to look up answers themselves. That means they have to go back and learn the things that they do not know or missed in their own study. Most students told me that by having a second chance, they felt less stressful in the test, they were more comfortable as they learned from their mistakes. During the test, they had to think about each question seriously, determine the answer and decide whether or not they knew the answer or asked for second chance. In this case, they know exactly whether their way of study is effective or not so they can improve it. Of course, to be fair with other students, second chance students still suffer by only receive half of the point from not knowing the answer during the test. They have a short time (24 hours) to find out the correct answers that means they have to do extra study. Basically, learning is what I want from my students, NOT how many of them pass the test.
To eliminate the problem of lazy students to take advantage of the second chance. I also have another rule: Students can only have maximum three “second chances” per semester. That means 3 opportunities in 12 weekly tests. For many years, I rarely seen anyone violate this rule or took advantage of it. Often students tell me that they are motivated to learn, knowing that they do have a “safety net” in case something happen. I have seen many good students did not do well in a test because they were sick that day. Sometime they had personal problems or family conflict during test time so having a second chance would help them to catch up with the class.
Of course, I do not think having a make-up test is the best way to make students learn. I also do not believe in punishing someone for not do well on a test is a better way either. One thing I am sure is the way they learn will stay with them for the rest of their lives but the course materials are only good for few years as technology changes quickly.