11 Jan, 2021
Chọn lĩnh vực học tập
Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về kĩ năng của kĩ sư phần mềm mà các công ti toàn cầu cần tới.
Khi nhu cầu về các công nhân tri thức tăng lên và có thiếu hụt người có kĩ năng trong công nghiệp, nhiều công ti toàn cầu phải thuê người phần mềm có kĩ năng từ hải ngoại để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi năm, Mĩ phải “nhập khẩu” trên 80,000 kĩ sư phần mềm, phần lớn từ Ấn Độ qua chương trình thị thực H1B (thị thực làm việc) để làm việc ở Mĩ. Nhiều nước ở châu Âu cũng phải đem người có kĩ năng từ Đông Âu và Nga tới làm việc ở nước họ. Ngay cả Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải thuê người phần mềm từ các nước khác để làm việc “tạm thời” ở nước họ cho tới khi họ có thể đào tạo đủ công nhân có kĩ năng.
Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá nơi mọi người sẽ đi tới bất kì đâu họ có thể tạo ra cuộc sống thoải mái và kĩ năng quan trọng nhất là khả năng trao đổi trong tiếng nước ngoài như tiếng Anh. Nếu bạn không nói rất thạo tiếng Anh, cơ hội để làm việc ở nước ngoài có lẽ là không thật lớn. Điều thứ hai là kĩ năng kĩ thuật bản chất trong các ngôn ngữ lập trình cơ sở như C, C++, C#, hay Java nhưng thế thì bạn cũng cần phải có tri thức về .NET, Unix, Linux, HTML, XML, SQL, MySQL, hay J2EE. Đây là những kĩ năng nền tảng cho phép bạn làm việc ở mức người lập trình hay kiểm thử. Những kĩ năng cao cấp hơn mà bạn sẽ cần là Phân tích Nghiệp vụ hay Kĩ nghệ Yêu cầu, quản lí dự án phần mềm, kiến trúc hệ thống, hay thiết kế mạng điều sẽ cho bạn đủ phẩm chất làm việc ở mức tiếp khi bạn đi lên trong nghề nghiệp của mình. Bạn cần chuyên môn hoá hay có kinh nghiệm trong tích hợp các sản phầm thương mại bán sẵn (COTS) như Peoplesoft, SAP, Dynamics, Siebel và chuỗi nghiệp vụ Oracle. Những kĩ năng này sẽ giúp bạn tiến lên mức cao hơn trong khu vực kĩ thuật. Bạn có thể chuyên môn hoá trong hệ thống quản lí mạng như CISCO, Novell, EMC, VMware, IBM Tripoli hay BMC. Hiện thời, có nhu cầu cao về quản lí cơ sở dữ liệu và hệ thống tin tức doanh nghiệp như xây dựng nhà kho doanh nghiệp, quản lí hiệu năng doanh nghiệp, phát triển OLAP và giải pháp siêu dữ liệu dựa trên nền hệ điều hành (Window server, Sun/HP server), Oracle, SQL, DB2, Hyperion Essbase, Cognos powercube, Oracle OLAP, và Websphere v.v.
Tuần trước, tôi có cuộc nói chuyện với văn phòng thu xếpt việc làm của chúng tôi ở Carnegie Mellon và họ bảo tôi rằng việc làm tốt nhất nhìn trong 10 năm tới là: Kĩ sư phần mềm, Y tá, và An ninh mạng. Dự đoán của họ dựa trên cung và cầu toàn cầu từ thị trường việc làm nhưng họ không biết bao nhiêu sinh viên sẽ đổi lĩnh vực học của mình dựa trên dữ liệu đó hay họ vẫn tiếp tục học điều họ thích?
Bạn có chọn một lĩnh vực học tập mà bạn thực sự thích bất kể viễn cảnh việc làm không? Sau rốt, bạn chỉ có một cơ hội trong cuộc sống vì bạn không phải là sinh viên mãi mãi cho nên tại sao không học cái gì đó bạn thích? Tuy nhiên, nếu có quá nhiều cung cấp về những kĩ năng nào đó trong thị trường, bạn có muốn học chúng nữa không? Giáo dục là đầu tư chính từ bạn và gia đình bạn dưới dạng thời gian, công sức và tài chính. Bạn có muốn vẫn xét tới điều bạn thích khi nó có thể tác động tới đầu tư của gia đình bạn được không? Bố mẹ bạn đang vật lộn để trả tiền học cho bạn tới trường, bạn có xét tới nỗ lực và mong đợi của họ trong việc chọn lĩnh vực học tập của mình không?
Đây là những câu hỏi thú vị mà không có câu trả lời đúng hay sai. Tôi kính trọng bất kì câu trả lời nào bạn chọn, sau rốt đó là chọn lựa của bạn và cuộc sống của bạn. Vấn đề tôi đề cập trong blog này là ngày nay nhiều sinh viên vẫn thiếu “khả năng nhìn” về cung và cầu của thị trường đối với lĩnh vực học tập họ đã chọn. Nhiều người không biết thị trường cần gì và cái gì sẽ là điểm nóng đến lúc họ tốt nghiệp. Tất nhiên, thị trường không phải không thay đổi cho nên không ai có thể đúng 100%. Vài năm trước, một số người đã dự đoán rằng kinh doanh, ngân hàng và tài chính là việc làm nóng nhưng không ai có thể dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính và ngày nay hầu hết sinh viên kinh doanh không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là sinh viên phải bỏ qua dự báo việc làm khi chúng ta đi vào thời đại toàn cầu nơi mọi người có thể đi làm việc ở bất kì đâu.
Như tôi đã thảo luận với đồng nghiệp của mình, họ cũng đưa ra các ý kiến khác nhau. Một giáo sư bảo tôi rằng sinh viên phải học điều họ thích bởi vì họ sẽ không là sinh viên giỏi nếu họ phải học cái gì đó chỉ để kiếm việc làm. Nếu họ không thích điều họ học thì họ có thể không giỏi về nó. Giáo dục là về học và trưởng thành và không nên là công việc khổ sở. Sau rốt mọi người có thể kiếm việc làm cho dù người khác sẽ không làm vậy cho nên có cơ hội nếu họ giỏi với điều họ học, họ bao giờ cũng kiếm được việc làm tốt.
Một giáo sư khác có quan điểm khác. Ông ấy tin rằng sinh viên phải hiểu về cạnh tranh trong theo đuổi nghề nghiệp và sẽ là khôn ngoan đi lựa lĩnh vực nghiên cứu có nhu cầu cao bởi vì khi bạn có việc làm tốt, làm ra nhiều tiền thì bạn có thể theo đuổi bất kì cái gì bạn thích. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy thích âm nhạc nhưng ông ấy biết rằng rất khó tìm việc làm nên ông ấy đã chọn máy tính và sau nhiều năm làm việc trong công nghiệp tính toán ông ấy đã trở thành giáo sư tại Carnegie Mellon nơi ông ấy dạy âm nhạc trong Trung tâm công nghệ giải trí, ông ấy nói: “Tôi có cả hai thế giới, đam mê của tôi trong âm nhạc nhưng nghề của tôi trong âm nhạc máy tính cho công nghiệp giải trí và tôi yêu mọi chi tiết của nó.”
Cho dù chúng ta phải biết cái nhìn về lĩnh vực học tập được chọn của mình, tốt hơn hay tồi hơn, phần lớn chúng ta sẽ ra quyết định của riêng mình vì chúng ta chịu trách nhiệm cho cuộc sống chúng ta.
—-English version—-
Blog146-Selecting a study field
I have received several emails asking about software engineer skills that global companies need. As the need for knowledge workers increases and there is a shortage of skilled people in industry, many global companies have to hire skilled software people from oversea to meet their demands. Each year, The U.S has to “import” over 80,000 software engineers, mostly from India via the H1B visa (Work visa) program to work in the U.S. Many countries in Europe also have to bring skilled people from Eastern Europe and Russia to work in their countries. Even India and China also have to hire software people from other countries to work “temporary” in their countries until they can train enough skilled workers.
We are living in a globalized world where people will travel wherever they can make a comfortable life and the most important skill is the ability to communicate in a foreign language such as English. If you do not speak English very well, the chance for working oversea is probably not very good. The second is the technical skills in basic programming languages such as C, C++, C#, or Java but then you also need to have knowledge of .NET, Unix, Linux, HTML, XML, SQL, MySQL, or J2EE. These are the foundational skills that allow you to work at the programmer or tester level. The more advanced skills that you would need are Business analysis or Requirements Engineering, software project manager, system architecture, or network designer that will qualify you to work at the next level as you moving up your career. You need to specialize or having experiences in the integration of commercial of the shelf (COTS) such as Peoplesoft, SAP, Dynamics, Siebel and Oracle business suites. These skills will help you to advance in higher level of technical area. You could specialize in network management systems such as CISCO, Novell, EMC, VMware, IBM Tripoli or BMC. Currently, there are high demands in database management and business intelligence systems such as Enterprise data warehouse construction, Business performance management, OLAP development and Metadata solutions based on OS platform (Window server, Sun/HP server), Oracle, SQL, DB2, Hyperion Essbase, Cognos powercube, Oracle OLAP, and Websphere etc.
Last week, I have conversations with our job placement office at Carnegie Mellon and they told me that the best job outlooks in the next 10 years are: Software Engineer, Nurse, and Network Security. They based their predictions on global supply and demand from the job market but they do not know how many students would change their field of study based on that data or would they still continue to study what they like?
Would you select a study field that you really like regardless of the job prospect? After all, you only get one chance in life since you can not be students forever so why not study something that you like? However, if there is oversupply of certain skills in the market, would you still want to study them? Education is a major investment from you and your family in term of time, effort, and financial. Would you still consider what you like as it may impact your family’s investment? Your parents are struggling to pay the tuition for your school, would you consider their efforts and expectations in selecting your field of study?
These are interesting questions that there is no right or wrong answer. I do respect whatever answer that you choose, after all it is your choice and your life. My issue in this blog is today many students still lack “visibility” of the market supply & demand for their chosen fields of study. Many do not know what the market needs and what will be hot by the time they graduate. Of course, the market does change so no one can be 100% correct. Few years ago, some people predicted that business, banking and financial are hot jobs but no one can predict the financial crisis and today most business students could not find jobs. However it also does not mean students should ignore job forecasts as we are entering the globalization era where people can travel to work anywhere.
As I discussed this question with my colleague, they also offered different opinions. One professor told me that students should study what they like because they will not be a good student if they have to study something just to get a job. If they do not like what they study then they may not be good at it. Education is about learning and maturing and should not be a suffering work. After all people can get a job even if the other people won’t so there are chances if they are good at what they study, they can always get good jobs.
Another professor has different opinions. He believe that students must understand about competition in pursuing career and it would be wise to select a field of study that is in high demand because when you have good jobs, making good money then you can pursue anything that you like. He told me that he like music but he knew that it was very difficult to find a job so he chose computer and after many years working in computing industry he become a professor at Carnegie Mellon where he teach computing music in the Entertainment Technology Center, he said: “I have both worlds, my passion is in music but my career is in computer music for entertainment industry and I love every minute of it.”
Even though we should know the outlook for our chosen field of study, for better or worse, most of us will make our own decision because we are responsible for our lives.