01 Feb, 2021
Chiến lược chế tạo của Ấn Độ
Tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận chính sách chế tạo quốc gia nhằm tạo ra 100 triệu việc làm trong 10 năm tới.
Trong cuộc họp báo, bộ trưởng thương mại Anand Sharma nói rằng chính sách này là để tạo ra các vùng công nghiêp sẽ được thuế thấp hơn, cấp phép nhanh hơn, và luật lao động dễ dàng hơn để làm cho Ấn Độ thành điểm đến tiếp cho chế tạo sau Trung Quốc. Ấn Độ sẽ thiết lập bẩy vùng đặc biệt, kể cả hai vùng ở bang miền tây Maharashtra. Vùng chế tạo mới sẽ có kích cỡ tối thiểu 5,000 hectares và đảm bảo ích lợi của công nhân bằng việc thiết lập ngân quĩ để cung cấp đào tạo và đãi ngộ cho họ để chuyển tới những khu vực như vậy. Mục đích là để nắm lấy thị phần chế tạo toàn cầu 25 phần trăm trước năm 2022 và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người Ấn Độ.
Ông Sharma nói rằng chính phủ thừa nhận rằng khu vực chế tạo có nhiều tác động lên việc tạo ra hai tới sáu việc làm phụ cho từng việc làm trong khu vực chế tạo. Mặc dầu nó không có tác động vào việc tạo ra mười hai tới mười sáu việc làm cho từng việc làm trong công nghệ thông tin nhưng tất cả những điều này trong tổ hợp lại sẽ có thể hỗ trợ cho 600 triệu việc làm trong mười năm tới. Chính sách này là nỗ lực của chính phủ của thủ tướng Manmohan Singh để tạo ra nhiều việc làm hơn cho đất nước trên một tỉ người này. Ngày nay mọi chính phủ đều hiểu rằng việc làm là yếu tố then chốt cho kinh tế cũng như chính phủ ổn định. Trong số những sản phẩm được chế tạo cần nhắm tới then chốt là: ô tô, điện tử, quần áo, và các ngành công nghiệp nặng như hàng không, máy móc và đóng tàu thuỷ.
Theo nhiều nhà phân tích, đây cũng là dấu hiệu nữa rằng Ấn Độ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong chế tạo sau khi nó đã thành công trong công nghệ thông tin. Thành công của việc làm khoán ngoài CNTT điều đem lại nhiều thu nhập cho đất nước cho phép Ấn Độ chuyển vào trong khu vực chế tạo mà không phải lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Một số nhà phân tích coi đây là chiến lược lỗi lạc để tăng trưởng nền kinh tế mạnh hơn và tốt hơn bằng việc bắt đầu với kinh doanh sinh lời nhất như công nghệ thông tin. Bằng việc bắt đầu từ CNTT, người Ấn Độ học nhiều về công nghệ và quản lí và bằng việc có tri thức quản lí mạnh và tri thức công nghệ, Ấn Độ có thể dựa trên sức mạnh riêng của nó và người riêng của nó khi chuyển vào trong khu vực chế tạo nơi nó có thể hỗ trợ cho người không kĩ năng và người nghèo.
Chiến lược này là hoàn toàn đảo ngược lại với điều Trung Quốc đã làm trong hai mươi năm qua. Trung Quốc đã bắt đầu bằng chế tạo trước để hỗ trợ cho công nhân không kĩ năng trước khi chuyển vào kinh doanh tốt hơn như công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược này là nó không có tri thức công nghệ để tự động qui trình chế tạo của nó cho chất lượng và hiệu quả. Nó cũng không có năng lực quản lí để quản lí khu vực công nghiệp riêng của nó và phải dựa nhiều vào quản lí nước ngoài. Một nhà phân tích dự báo rằng nếu chế tạo của người Ấn Độ có chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn và được quản lí tốt hơn thì sẽ có dịch chuyển chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Điều đó có thể đem tới hiệu quả tàn phá cho nền kinh tế dựa quá nhiều vào xuất khẩu chế tạo. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất năm năm nữa cho tới khi những vùng chế tạo đặc biệt này có hiệu quả và nhiều điều có thể xảy ra trong thời gian đó.
—-English version—-
India’s Manufacturing strategy
Last week, India government approved a national manufacturing policy that aims to create 100 million jobs in the next 10 years. During the press conference, Trade Minister Anand Sharma said that the policy is to create industrial zones that will offer lower taxes, faster permits, and easier labor laws to make India the next destination for manufacturing after China. India will set up seven special zones, including two in the western state of Maharashtra. The new manufacturing zones will have a minimum size of 5,000 hectares and ensure workers’ benefits by setting up fund to provide training and compensate them to move to such area. The goal is to capture the global manufacturing share 25 percent by 2022 and create more jobs for Indian.
Mr. Sharma said that the government recognizes that the manufacturing sector has a multiplier effect in the creation of two to six additional jobs with each job in manufacturing sectors. Although it does not have the effect in create twelve to sixteen jobs with each job in the information technology but all of these in combination will be able to support 600 million jobs in the next ten years. The policy is an attempt by Prime Minister Manmohan Singh’s government to create more jobs for the over billion people country. Today every government understand that job is the key factor for a stable economy as well as politics. Among the key target manufactured products are: automobile, electronics, clothing, and heavy industries such as aerospace, machinery and ship buildings.
According to several analysts, this is also another sign that India will compete directly with China in manufacturing after it has been successful in information technology. The succeed of IT outsourcing which bring in a lot of revenues to the country allows India to move into the manufacturing area without have to depend on foreign investments. Some analysts consider this is a brilliant strategy to grow a stronger and better economy by starting with the most lucrative business such as information technology. By starting with IT, Indian learn more about technology and management and by having a strong management and technology knowledge, India can rely on its own strengths and its own people when moving into the manufacturing area where it can support its unskilled and poor people.
This strategy is completely a reverse of what China did in the past twenty years. China started with manufacturing first to support its unskilled workers before moving into better business such as information technology. However, the weakness of this strategy is it does not have the technology knowledge to automate its manufacturing process for quality and efficiency. It also does not have the management capability to manage its own industry sector and has to rely more on foreign management. An analyst predicts that if Indian manufacturing has better quality, efficiency and better managed then there will be a major shift from China to India. That could bring devastating effect to an economy that over relying on manufacturing exports. However, it will take at least another five years until these special manufacturing zones take effect and many things can happen during that time.