04 Mar, 2020
“Câu Chuyện Ly Kỳ Từ Cậu Bé Giao Báo”: Nắm Chắc 11 Bí Quyết Này Để Kinh Doanh Thành Công.
Bạn có máu khởi nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Bạn tự hỏi tại sao những nhà kinh doanh nổi tiếng lại có thể thành công như thế? Bí kíp là gì...
Ai cũng có bí kíp của chính mình, thông qua quá trình học hỏi, tích lũy. Với bạn thì sự cọ xát cũng như nhìn nhận chưa đủ thôi. Một lời khuyên luôn dành cho người muốn thăng tiến, phát triển thì phải đọc sách. Không sai và nếu đọc trúng quyển sách Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo thì bạn đang tìm được một người thầy đúng đắn rồi.
1. Khơi nguồn cảm hứng
Không cầu kỳ chỉ nhìn vào thực tế rằng bạn đã từng không tìm được việc làm, từng không biết làm gì tiếp theo, chỉ biết than rằng thời cơ chưa tới. Liệu điều đó có đúng không?
Với Ty thì không, dù không gian bị bó hẹp, thời gian gấp rút thì cậu luôn đón nhận những thứ tưởng chừng đầy khó khăn, thử thách, nhìn thấy tương lai mơn mởn với miếng bánh rơi từ trên trời xuống. Miễn phí nhưng chẳng dễ nuốt.
Từng trang viết bắt nguồn từ thực tế, xen kẽ trong nó là những từ ngữ mấu chốt để gợi mở vấn đề không hề chán.
Ty trong truyện cho ta thấy một con người tham vọng luôn vô tận, dám đầu tư, cân nhắc, lắng nghe từ nhiều phía,...
Sách cứ để đấy cũng chỉ là giấy, tiền để đó không làm gì thì thử hỏi có hơn giấy không.
Nguyện vọng đơn giản, mục tiêu đơn giản bắt đầu từ những điều không cao siêu vậy nhưng có sức hút không tưởng.
Để có được tư liệu thực tế cho cuốn sách tác giả đã tìm gặp nhiều người từ nhà điều hành, doanh nhân, giáo sư, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, hỏi họ xem họ có sẵn lòng trò chuyện về những nét đặc thù trong nghề nghiệp của mình hay không.
Bạn có biết tác giả đã phỏng vấn bao nhiêu người và vấn đề phỏng vấn là gì?
Đi cùng với tác giả để ông bật bí cho ta bí quyết trở thành doanh nhân thôi.
2. Không có gì là không thể
Cô đọng lại để thành công cũng chỉ cần 11 bí kíp thôi.
Bí quyết thành công 1: Nhận biết thời cơ
Nghe đơn giản, ấy vậy đa số chúng ta vẫn để tuột mất. Vì cái gì vậy. Vì lười, vì ngại khổ, vì đắn đo từng cắc mà để người khác lượm mất.
Ty học lớp 12, đang đứng trước thời gian thử thách, dùng vài tháng ít ỏi để làm sao tạo ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh tại các trường đại học nhóm Ivy League danh giá. Mục tiêu được nhận vào trường đại học danh giá, bắt đầu chương kế tiếp của cuộc đời.
Nhưng điều đó không hề đơn giản. Muốn học thì cần có tiền. Với tự tôn của một thiếu niên sắp trưởng thành về độ tuổi thì cậu muốn kiếm đủ tiền để tự trang trải học phí của bản thân.
Xét những vấn đề mong muốn kiếm được nhiều tiền hết mức có thể trước khi bước vào đại học, xét tình trạng khan hiếm việc làm thêm dành cho những đứa trẻ trạc tuổi Ty. Những công việc ở rạp chiếu phim, ở tiệm ăn, nhà hàng đều đã có người nhận hết rồi. Cơ hội ở đâu ra cho Ty đây...
Đây rồi, nghe người rao báo nói muốn nghỉ việc Ty lấn lại gặng hỏi cho mình sự tình cờ. Không hề đánh bóng, buông lời hoa mỹ cho công việc, thậm chí là chê bai thậm tệ luôn. Rằng chỉ có 9 nhà đặt báo, thời đại giờ ai cũng đọc báo điện tử, họ dần lãng quên báo giấy rồi.
Nhưng Ty thì cậu lại không nghĩ vậy, cái nhìn lạc quan, không bó buộc. Tìm ra ưu điểm của báo giấy, đối tượng cùng thị phần trong khu mình đang sống đã thôi thúc cậu nhận công việc này.
Không thử thì đừng chê, không lao vào thì không thấy màu gì khác ngoài màu nhọ bôi bởi người khác.
Cơ hội chứ đâu, ai khép lại nó, ai mở ra nó còn không phải bạn thì biết nói gì hơn.
Khi thời cơ đến thì bạn làm gì:
Hãy tự hỏi mình đang cần gì?
Nếu mình đi theo thời cơ thì nó có giúp gì mục đích.
Bên cạnh những thứ người khác nói không tốt thì thời cơ đó có thực sự có điểm mạnh nào, cơ hội gì...
Quan trọng là thử đi sai thì mới ngộ ra chứ ngồi đó so đo thì chả có gì đâu.
Bí quyết thành công 2: Đầu tư vào sự thành công
Đi giao báo cần gì?
Có ai quan tâm người giao báo là ai?
Làm thế nào khi vấn đề giao báo phát sinh họ có thể phản ánh lại với người giao báo?
Nhiều câu hỏi được lược ra trong đầu... vì thế loạt hành động tiếp theo của Ty khẳng định rằng cậu không hề phi lý khi đến ngân hàng rút tiền.
Để làm gì, cái gọi là đầu tư này hơi xa nhưng đúng như thế cậu đang đưa ra những khoản chính đáng cho công việc của mình: mua xe đạp, in ảnh cậu, mua thiệp gửi lời chào mừng nghe không hề cao siêu đâu nhỉ.
Một điều học hỏi được từ Ty chính từ việc không làm bừa, cậu luôn trả giá, cho mình sự lựa chọn để không bao giờ phải nuối tiếc. Đặc biệt chính sự tiết kiệm, quan sát nhiều điều của Ty thật đáng để ta phải lưu tâm.
Đã bao giờ bạn trả giá tiền sửa xe đạp chưa?
Ty thì có, cậu dùng báo mà tòa soạn phát miễn phí để gửi đến bác sửa xe để nhận được khoản chiết khấu tiền sửa. Thông minh tuyệt nhiên không ai mất lòng cả.
Cái khó ló cái khôn, phải động não chứ chả có thứ gì cho không.
Cho - nhận tương xứng trong kinh doanh chứ không thể nào như trong đời sống, chỉ cho không liệu bạn có trụ vững trong thời gian sau này.
Quan trọng, bạn sẽ nhận lại những điều tương xứng cho cái giá bạn đã trả. Điều này sẽ có ích cho sau này khi bạn mở rộng kinh doanh đấy...
Bí quyết thành công 3: Vận dụng tài khéo léo
Có bao giờ bạn giải quyết vấn đề khác thông lệ lẽ thường.
Thử nghĩ sau này con bạn khóc bạn làm gì đây, ngay lập tức đỡ dậy, dỗ dành, hay mặc kệ? Nếu bạn chọn cách mặc kệ thì bạn đã đi khác mức thông thường khác xa những điều cha mẹ chúng ta từng làm rồi. Ngạc nhiên chưa.
Nếu muốn khác người thường thì đừng bao giờ suy nghĩ theo cách thông thường, hãy thử làm theo ý mình, điều mình mong muốn có sao đâu.
Ty không giống với thông lệ tái chế số báo thừa, Ty biến nó thành phương tiện giúp cậu tăng thêm mối làm ăn. Đọc đến những chương tiếp theo thì số báo thừa không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư, cậu sẽ loại quay về mốc dùng tiền để mua báo chăng?
Đỉnh cao của sự tinh tế thể hiện: biết khảo sát sự hài lòng của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.
Với cậu đây không chỉ công việc thông thường, làm cho có lệ, Ty muốn bám trụ, nghiêm túc với nó, kiếm tiền nào đã thỏa mãn phải kiếm nhiều tiền hơn nữa.
Khéo léo không ngẫu nhiên được sinh ra đâu, nếu có thế thì bạn đã kinh doanh thành công lâu rồi...
Khi khó khăn nối tiếp, buộc phải giải quyết, không có quyền bỏ cuộc thì bạn phải nhanh chóng tìm cách, thôi thúc não hoạt động ngay.
3. Cầu tiếp nối thành công
Có những thói quen đã ăn sâu, những công việc chả cần thúc đẩy, trau dồi cứ theo lẽ tự nhiên làm có khi lại hay.
Nhưng có nhiều thứ khi ta đang đi dở lại rất hay bị bỏ đó, dừng lại. Có thể là tạm thời nhưng nhiều khi là mãi mãi. Thực chất khó khăn không bao giờ ngừng xuất hiện trên con đường đi tới thành công của bạn. Hoa hồng nào quyến rũ thơm ngát nào chả có gai.
Bí quyết thành công 4: Vượt qua trở ngại
Khó khăn của Ty đến rồi ngay sau khi nhận tiền lương tháng đầu tiên, giờ là lúc bắt đầu suy tính những điều tiếp theo, cứ tiếp tục như thế hay phải đổi mới một chút để làm sao không bị mất món hời.
Khi số tiền đầu tư ra nhưng giá trị thặng dư nhận lại không hề lí tưởng, khi sự nỗ lực bị định giá không xứng đáng thì lại bắt đầu suy nghĩ. Và những thế lực lười biếng hết hy vọng, kêu gọi sự ngừng nỗ lực bủa vây.
Tướng David Petraeus từng để lại lời khuyên:
Ta phải tập trung vào nhiệm vụ và hướng về phía trước. Cuộc đời sẽ có lúc gian nan. Ta phải nhận thức được là sẽ có khó khăn. Chúng ta không đáng giá một con người qua cách họ ứng phó với thành công - bởi chuyện đó rất dễ dàng - mà là qua cách họ đương đầu với thử thách. Cuộc sống đầy những thử thách.
Nhưng nếu tin mình đang làm hành động đúng hướng thì ta cần phải kiên cường và đủ mạnh mẽ đi tiếp. Hãy tiếp tục học hỏi, không ngừng cải thiện, không ngừng tiến bộ và đạt được mục tiêu của mình.
Đây là cách Ty đứng vững, đẩy mạnh thêm khả năng học hỏi. Không bỏ cuộc trước thử thách thì bạn đang đi dần đến những điều mình muốn rồi đó.
Cố lên.
Sự nỗ lực luôn được đền đáp đúng mực.
Cùng đến với...
Bí quyết thành công 5: Thêm giá trị, giảm chi phí
Bạn nghĩ rằng trong kinh doanh thì vấn đề lợi ích của khách hàng hơn hết thảy khi họ bắt đầu chào hàng hay không hay đó chỉ là một cuộc đối thoại tư lợi. Nếu bạn có câu trả lời thì xin mời...
Bí quyết thành công 6: Xây dựng đội ngũ hâm mộ cuồng nhiệt
Bạn phải đảm bảo mô hình của mình tạo ra đủ khả năng bán sản phẩm. Tuy nhiên tạo niềm tin là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ gặp lại khách hàng của mình bao nhiêu lần trong cả một quá trình bán hàng đó chứ? Không gặp lại thì càng cần suy nghĩ. Níu kéo người khác cũng có cả một nghệ thuật.
Bí quyết thành công 7: Vượt trội nhờ chất lượng ổn định...
Bí quyết thành công 8: Mở rộng để phát triển...
Bí quyết thành công 9: Đa dạng hóa...
Bí quyết thành công 10: Uỷ quyền...
Bí quyết thành công 11: Xây dựng thương hiệu của tương lai.
4. Tại sao lại chỉ viết đến bí quyết thứ 6?
Thực chất mới tiếp nối đến chương bí quyết 4 của câu chuyện. Bạn có muốn biết kết quả của quá trình làm việc của Ty không, muốn biết những bí quyết này thực chất vận hành thế nào...
Bạn đi cùng ai?
Bạn mở rộng bằng cách nào?
Con đường nào cũng đến lúc sinh cho mình một ngã rẽ mới.
Dừng lại những việc hiện tại, chuyển sang điều mới để đa dạng hóa trải nghiệm...
Mọi thứ bỏ ngỏ, mọi điều chưa thông tỏ nhưng vẫn nên dừng lại. Cuốn sách ngắn cô đọng mà viết hết thì còn ai tìm sách nữa.
Tác giả chỉ đem đến một sự khẳng định được lặp lại nếu bạn ứng dụng 11 bí quyết thành công:
...bạn có thể nâng tầm hoạt động kinh doanh của mình nhờ sự cống hiến, động lực và cam kết – cho dù bạn là doanh nhân hàng đầu đang mở một công ty mới, hay chỉ là cậu bé giao báo với mức lương bèo bọt.
5. Hơn nhau ở đâu khi ta muốn thành công...
Không có một hồi kết với bài học về thành công. Cùng là những nguyên tắc nhưng để vận dụng rồi đổi mới để biến nó thành thứ riêng mình.
Không có một bài văn nào tả mẹ nào mà 10 học sinh viết như nhau. Thành công cũng thế, với mỗi người là không có sự chung đụng.
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu bản thân mình copy từ những người khác. Không ai muốn đóng khuôn chính mình.
Vì thế mới có những câu chuyện về những người đi ngủ lúc 10h tối và thức dậy lúc 6h sáng cũng không thành công bằng những người đi ngủ muộn và thức dậy lúc mặt trời đã lên đỉnh đầu...
Tại sao? Chả có một điều gì là giới hạn, trong cuộc chơi ai làm chủ thế trận người đó sẽ thắng bất chấp ăn gian hay gì? Bạn có thấy nếu đi theo nguyên tắc thì phần thắng có khi lại thấp hơn không.
Bạn là chủ, bạn phải biết mình sẽ làm gì. Chứ không phải dậy 6h sáng và hỏi hôm nay mình sẽ làm gì đây, thôi xem chút Youtube, ăn sáng... cứ thế rồi tặc lưỡi coi như là xong cho giống mọi người.
Sự kiên định, lập trường và biết bản thân cần gì muốn gì, kế hoạch có sẵn thì có dậy lúc 12h trưa, hay chỉ còn 4 tiếng để làm việc... bạn vẫn tốt hơn chán người rồi.
Cuộc phỏng vấn 15 người nổi tiếng: tướng David Petraeus, Anthony Ameen, Gina Smith, Laura Huang... với những kinh nghiệm xây dựng quản lý doanh nghiệp không hề đơn giản. Họ như những người truyền cảm hứng, họ không cho bạn những gì quá cao siêu nhưng đủ sức đưa tâm hồn bạn đến nghị lực, muốn làm ngay luôn, phải thử nghiệm...
Thật ra những điều bình dị nhất, giản đơn nhất luôn cấu tạo nên điều lạ thường. Cơ bản là chúng ta chỉ mải tập trung quá nhiều đến thứ ta không với được, đạt được.
Ước mơ đúng không nhỉ?
Để thành công bạn sẵn sàng đánh đổi những gì?
Nếu thứ bạn đam mê đã có người làm rồi thì sao?
Có một khuôn mẫu hay công thứ nào đó để trở thành một doanh nhân thành công hay không?
Làm gì để IQ nảy số, tạo ra những ý tưởng thực hiện những điều không tưởng?
...
Để đến dự bữa tiệc đêm Lọ Lem cũng phải tuân thủ quy định 12h. Để bán được báo Ty cũng có quy tắc riêng minh, từng bước tiến một. Không ai đứng bậc 1 mà bước lên bậc cao nhất chỉ với một điều ước.
Cuốn sách Câu chuyện ly kỳ từ cậu bé giao báo có thể mang đến nhiều điều, nhưng bạn không thể đạt được điều gì nếu lỡ những bước đường đầu tiên...
Theo ybox.vn