Ngày nay, khi sinh viên vào trường kinh doanh, họ được dạy rằng lợi nhuận là mọi thứ. Sinh viên kinh doanh sẽ dành nhiều năm học về tài chính, thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Sau khi tốt nghiệp nhiều người trở thành người quản lí và họ thực hành điều họ đã học trong trường.

Khi một công ti làm tốt, người quản lí được thưởng nhưng khi công ti làm kém, người quản lí sa thải công nhân để giảm chi phí. Lí do là một số người quản lí coi công nhân là có thể phế bỏ được. Họ để công nhân đi khi họ không cần công nhân vì họ bao giờ cũng có thể thuê công nhân khi cần. Công nhân lao động ít giáo dục thường không có chọn lựa. Với mọi việc làm lao động mở ra, hàng trăm người xin vào làm. Tình huống đó sẽ tồi tệ hơn với toàn cầu hoá, nhiều công nhân lao động hơn là có sẵn và cạnh tranh là dữ dội.

Tháng giêng vừa rồi, tôi ngạc nhiên khi đọc một bài báo từ một tờ báo của Australia. Bài báo này nói rằng công nhân tại xưởng nickel Australia bị ngạc nhiên rất lớn vào buổi tiệc Nô en. Ông Clive Palmer, người chủ của nhà máy luyện Nickel Yabulu đã cho từng người trong 860 nhân viên của ông ấy một món quà trong việc thừa nhận thành tích của họ trong suốt 18 tháng qua. Những món quà này không phải là các hộp kẹo truyền thống như được mong đợi mà nhiều hơn nhiều. Trong số họ, 55 công nhân nhận được xe Mercedes Benz, 750 người nhận được kì nghỉ sang trọng hai tuần ở đảo Fiji, và 50 người vừa vào công ti nhận được một tuần nghỉ ở khác sạn sang trọng ở Queensland.

Ông Palmer nói với báo chí: “Công nhân đã làm việc không mệt mỏi từ tháng 7/2009 để làm cho kinh doanh này thành công cho nên tôi muốn thưởng cho họ. Phần thưởng cho mọi công nhân sánh với hiệu năng của từng cá nhân và đó là lí do tại sao phần thưởng là lớn thế – tổng 20 triệu đô la bởi vì họ xứng đáng với điều đó.”

Ông Palmer đã mua công ti này 16 tháng trước, khi nó mất nhiều tiền. Công ti này đã sẵn sàng nộp đơn xin phá sản và mọi công nhân đều trông đợi rằng công ti sẽ đóng cửa. Ông Palmer đã mua công ti này, đuổi hầu hết những người quản lí, nhưng giữ lại mọi công nhân. Đó là quyết định bất thường bởi vì điều ông ấy làm là khác toàn bộ với những người chủ công ti khác. Rồi ông ấy đã làm “điều kì lạ” nữa bằng việc nâng mức lương cho mọi nhân viên. Với ngành công nghiệp này, đó là cái gì đó chưa bao giờ xảy ra trước đây cho một công ti sắp thất bại. Một người chủ doanh nghiệp bình luận: “Ông ấy mong đợi gì để đạt được khi cho công nhân trong một công ti thất bại nhiều tiền?” Nhiều người nghĩ ông ấy mất trí.

Ông Palmer đã là “điều kì lạ” khác bằng việc yêu cầu nhân viên cho ông ấy ý tưởng về cách cải tiến công ti. Ông ấy gợi ý rằng họ gửi cho ông ấy email với khuyến cáo của họ. Điều này đã tạo ra nhiều câu hỏi từ ngành công nghiệp kinh doanh. Nhiều người chủ hỏi: “Thay vì có những người quản lí ra quyết định, ông ấy lại hỏi công nhân phải làm gì. Ông ấy có biết gì về kinh doanh không? Đề nghị công nhân cho gợi ý là ý tưởng ngu xuẩn mà chưa bao giờ tạo ra cái gì.”

Ông Palmer giải thích rằng ông ấy đã không theo các qui tắc doanh nghiệp thông dụng. Ông ấy đã nghe gợi ý của công nhân và đã thực hiện ý tưởng của họ. Kết quả là, nhiều công nhân bắt đầu đưa ra nhiều gợi ý, với điều đó ông ấy lại lắng nghe và thực hiện chúng. Trong vòng sáu tháng, nhiều thay đổi xảy ra trong công ti. Kết quả là thành công tới mức đến cuối năm đó, công ti đã tiết kiệm được $16 triệu đô la trong chi phí vận hành. Ông Palmer giải thích: “Khi tôi mua công ti, tôi đã nhận ra rằng tôi không biết cách quản lí nó cho tốt như công nhân ở đó nên tôi để họ làm điều họ nghĩ là tốt nhất.”

Sự kiện là nhiều công nhân đã nêu gợi ý tốt, những người đang đi xe Mercedes mới bây giờ, là những người cải tiến qui trình cơ xưởng và giúp tiết kiệm cho công ti. Từ năm 2009, sản xuất ở nhà máy tinh luyện đã tăng lên đáng kể và công ti lần nữa thu được lợi nhuận lớn. Ông Palmer thưởng cho công việc được làm tốt của họ. Ông ấy nói: “Chính công nhân làm mọi thứ; thành công của công ti thuộc vào công nhân.”

Tháng trước, ông ấy đã được mời tới đại học để gặp gỡ với sinh viên kinh doanh. Họ muốn biết về thành công của ông ấy và ông ấy giải thích: “Là sinh viên, các bạn được dạy bầy tỏ đánh giá của bạn với công nhân qua việc ca ngợi họ, có thể vào cuối năm, bạn cho họ một món quà nhỏ nhưng điểm thưởng lớn bao giờ cũng đi về bạn, người quản lí. Trong nhiều năm, trường kinh doanh hội tụ vào người quản lí bởi vì họ được giáo dục và họ được quyền về điều họ nghĩ thuộc về họ. Tôi tin thưởng nên đi thẳng xuống công nhân vì họ làm hầu hết công việc. Tôi tin rằng phần thưởng phải được dùng để đặt ra chiều hướng hướng tới kết quả đặc thù. Theo truyền thống kinh doanh, công nhân không có ý tưởng về điều họ sẽ nhận được cho dù họ làm tốt. Trong nhiều năm, công nhân biết rằng điểm thưởng lớn bao giờ cũng đi về người quản lí. Nếu họ may mắn, họ có thể nhận được cái gì đó như hộp kẹo. Điều đó là không công bằng. Tôi tin công nhân biết đích xác điều họ sẽ nhận được từ trước. Họ nên biết điều họ có thể nhận được nếu công ti làm tốt. Đó là lí do tại sao tôi cho viết ra rằng nếu công ti đạt tới lợi nhuận nào đó, công nhân sẽ nhận được điểm thưởng nào đó. Không nên có hoài nghi, không lẫn lộn về bất kì cái gì. Công nhân là một phần của công ti cũng như người chủ. Điều tôi muốn là thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với công ti.”

Ngày nay công ti này đang tăng trưởng nhanh, nhiều công nhân muốn tham gia công ti. Cho tới giờ nó phá mọi kỉ lục về chất lượng cao, năng suất cao và thoả mãn của khách hàng. Phần thưởng được viết ra rõ ràng, nếu lợi nhuận đạt tới mức nào đó, sẽ có nhiều Mercedes hơn và các kì nghỉ sang trọng hơn. “Điều kì lạ” khác cũng xảy ra ở đó nữa, công ti có ít người quản lí hơn trước đây vì công nhân tự tổ chức. Họ biết điều phải làm và không cần ai đó giám sát họ.

Có cái gì đó mọi sinh viên có thể học được từ bài học này. Đây là cách một người biến công ti kém thành công ti lớn. Đây là cách một công ti gần nộp đơn phá sản trở thành công ti thành công và sinh lời cao. Nó bắt đầu với người lãnh đạo có viễn kiến và trái tim tốt bụng. Tôi cũng muốn nhắc tới rằng hôm nay, ông Clive Palmer là một trong những người giầu nhất ở Queensland, Australia.

http://www.qni.com.au/news/Pages/media-releases-item.aspx?NewsID=15

http://www.newser.com/story/105733/worlds-best-boss-gives-workers-mercedes-vacations.html

—-English version—-

A business story

Today, when students go to business school, they are taught that profit is everything. Business students will spend many years study finance, revenues, costs and profit. After graduate many become managers and they practice what they learned in school. When a company does well, managers are rewarded but when company does poorly, managers fire workers to reduce costs. The reason is some managers consider workers are disposable. They let them go when they do not need them because they can always hire workers when needed. The less educated labor workers often have no choice. For every open labor job, hundred are applying. That situation will get worst as with globalization, more labor workers are available and competition is fierce.

Last January, I was surprised to read an article from an Australian newspaper. The article stated that workers at an Australian nickel factory got a very big surprise at their Christmas party. Mr. Clive Palmer, the owner of Yabulu Nickel Refinery gave each of his 860 employees a gift in recognition for their achievements over the past 18 months. These gifts were not the traditional box of candies as expected but much more. Among them, 55 workers received Mercedes Benz cars, 750 received two week luxury vacation in Fiji island, and 50 who have just joined the company received a week stays at a luxury hotel in Queensland.

Mr. Palmer told the newspaper: “The workers have worked tirelessly since July 2009 to make this business a success so I want to reward them. The rewards for all workers match the performance of each individual and that is why the prizes are so big – a total of 20 million dollars because they deserve it.”Mr. Palmer bought the company 16 months ago when it was losing a lot of money. The company was ready to file for bankruptcy and every worker expected that the company would close down. Mr. Palmer bought the company, fired most managers, but kept all workers. That was an unusual decision because what he did was completely difference from other company owners. Then he did another “strange thing” by raise the level of pay for all employees. To the industry, it was something that never happened before for a company that about to fail. One business owner commented: “What would he expect to achieve when giving more money to workers in a failed company?” Many people thought he was insane.

Mr. Palmer did another “strange thing” by asking employees to give him ideas how to improve the company. He suggested that they send him email with their recommendations. This created a lot of questions from the business industry. Many owners asked: “Instead of having managers making decision, he asks workers what to do. Did he know anything about the business? Asking for workers suggestion is a stupid idea that never produces anything.”

Mr. Palmer explained that he did not follow the common business rules. He listened to workers’ suggestions and implemented their ideas. As a result, more workers began to made more suggestions to which he again listened and implemented them. Within six months, many changes happened in the company. The results were so successful that by the end of that year, the company saved $16 million dollars in operation cost. Mr. Palmer explained: “When I bought the company, I recognized that I did not know how to run it as good as the workers there so I let them do what they thought was best.”

The fact was many workers who made good suggestions, who are driving new Mercedes cars now, are people who improve the factory process and help save the company. Since 2009, production at the refinery has increased significantly and the company is once again turning a big profit. Mr. Palmer rewards them for their works well done. He said: “It is the workers that do everything; the success of the company belongs to the workers.”

Last month, he was invited to the university to meet with business students. They wanted to know about his success and he explained: “As students, you are taught to show your appreciation for workers by praising them, maybe at the end of the year, you give them a small gift but the big bonus always goes to you, the manager. For years, business school is focusing on the managers because they are the educated and they are entitled for what they think belong to them. I believe reward should go directly to workers because they do most of the work. I believe that reward must be used to set the direction toward a particular result. According to business tradition, workers have no idea what they will receive even if they do well. For years, workers know that big bonuses always go to managers. If they are lucky, they may receive something like a box of candies. That is not fair. I believe workers should know exactly what they will receive in advance. They should know what they could receive if the company does well. That is why I put in writing that if the company achieves certain profit, workers will receive certain bonus. There should be no doubt, no confusion about anything. Workers are part of the company just like the owner. What I want is to promote long-term relationships to the company.”

Today the company is growing fast, more workers want to join the company. So far it breaks all records for high quality, high productivity and customers satisfaction. The reward in clearly put in writing, if profit reach certain level, there will be more Mercedes and more luxury vacation. Another “strange thing” also happens there too, the company has fewer managers than previously since the workers are self-organized. They know what to do and do not need someone to supervise them.  There is something every student could learn from this lesson. This is how a single person turns a bad company into a great company. This is how an almost bankrupt company became a successful and highly profitable company. It starts with a leader with vision and good heart. I also want to mention that today, Mr. Clive Palmer is one the richest person in Queensland, Australia.

http://www.qni.com.au/news/Pages/media-releases-item.aspx?NewsID=15 http://www.newser.com/story/105733/worlds-best-boss-gives-workers-mercedes-vacations.html