Tuần trước Bs. Thompson, một nhà giải phẫu nổi tiếng tới Carnegie Mellon để kiểm điểm kĩ thuật giải phẫu mà tổ nghiên cứu của chúng tôi đang thiết kế cho robot thực hiện việc đó. Có một số chỗ trong não là khó tới, ngay cả một sai lầm nhỏ cũng có thể mang tính định mệnh cho nên người giải phẫu não muốn xây dựng robot để làm điều đó một cách chính xác mà chúng có thể vận hành trong bệnh viện. Sau cuộc họp, chúng tôi ăn tối cùng nhau và ông ấy kể cho tôi về cuộc đời ông ấy mà tôi muốn chia sẻ với các bạn.

Bs. Thompson sinh ra ở khu vực Harlem rất nghèo ở New York. Bố ông ấy bỏ mẹ ông ấy khi ông ấy mới hai tuổi cho nên tự một mình mẹ ông ấy phải chăm sóc ba đứa con. Là người da đen và sống trong khu nhà ổ chuột, tương lai của ông ấy dường như đen tối. Ông ấy nói: “Mặc dù rất nghèo, mẹ tôi đã làm hai công việc để nuôi nấng con và để chắc rằng chúng tôi có giáo dục tốt. Khi tôi còn trong trường phổ thông, tôi học không giỏi và thường bị tụi trẻ khác chế giễu. Tôi nghĩ rằng tôi ngu nhưng mẹ tôi đã không để cho điều đó xảy ra cho tôi. Bà ấy bắt đầu dạy kèm cho tôi mọi tối và giới hạn việc xem truyền hình của tôi trong hai giờ một tuần. Khi tôi lên lớp ba, mẹ tôi muốn tất cả chúng tôi ra thư viện để đọc sách rồi chúng tôi phải viết báo cáo cho bà ấy về mọi sách chúng tôi đã đọc mỗi tuần. Đòi hỏi tối thiểu của mẹ tôi là hai sách một tuần và nếu tôi đọc nhiều hơn năm sách, tôi được thưởng xem ti vi. Đọc và viết không chỉ giúp tôi học nhiều hơn mà nó trở thành thói quen cả đời.”

Ông ấy than: “Ngày nay trẻ em không đọc sách nữa mà xem ti vi và chơi trò chơi video. Đó là sai lầm lớn. Phần lớn các trò chơi video và tiết mục ti vi đều là giải trí chứ không giáo dục. Họ làm cho trẻ em trở nên lười hơn, không phát triển thói quen học tập tốt. Không có thói quen đọc tốt chúng sẽ không có khả năng thành công ở đại học và về sau trong cuộc sống. Trong nhiều năm, tôi nghĩ rằng tôi đã ngu nhưng thế rồi đột nhiên tôi thấy rằng tôi mau trí, vì tôi biết nhiều hơn hầu hết bạn tôi trong trường. Điều đó giống như được sổ số lớn. Vì thế rồi cuộc sống của tôi thay đổi và tôi vươn từ bét lớp lên đầu lớp ở cả trường cơ sở và trường trung học. Tôi không biết cái gì có thể giúp được mọi người tốt hơn việc đọc. Có nhiều sách hay thế trong thư viên, từ lịch sử tới khoa học, từ nghệ thuật tới triết học và chúng làm giầu cho cuộc sống của bạn theo nhiều cách thế. Tôi không biết tại sao các bố mẹ không khuyến khích con họ đọc thêm?”

Ông ấy giải thích về nghề nghiệp của ông ấy: “Tôi ghét nghèo, sống trong nhà ổ chuột là rất tồi tệ. Tôi có thể trở thành tội phạm hay nạn nhân nhưng không có lối ra. Điều trở nên rõ ràng cho tôi là nghèo là chọn lựa nhưng nhiều người không nhận ra điều đó. “Không chọn nghèo” cũng là chọn lựa cho nên tôi quyết định làm việc rất vất vả để vượt qua nó. Tôi đã tốt nghiệp danh dự trường trung học và được học bổng vào Carnegie Mellon để học kĩ nghệ. Sau khi tôi được bằng kĩ nghệ, tôi xin vào học trường y tại John Hopkins, trường y hàng đầu ở Mĩ. Khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc nhiều câu chuyện về y học và tôi rất thích trở thành bác sĩ. Được nhận vào trường y là không dễ, nhưng tôi đã không cho phép bất kì chướng ngại nào cản đường tôi. Tôi không muốn vào bất kì trường y nào mà chỉ vào trường hàng đầu. Vì tôi đã tốt nghiệp danh dự tại Carnegie Mellon, tôi không gặp vấn đề gì với việc xin vào John Hopkins. Tôi đã trở thành bác sĩ y khoa nhưng tôi muốn chuyên môn hoá trong một lĩnh vực đặc biệt. Vào đầu năm 1970, có rất ít bác sĩ da đen đi vào chuyên khoa nhưng tôi đã chọn giải phẫu thần kinh. Sau vài năm hành nghề, tôi trở thành trưởng khoa giải phẫu thần kinh ở bệnh viện Pennsylvania.”

Ông ấy mỉm cười: “Ông có thể không mong đợi câu chuyện thành công này từ ai đó người lớn lên trong nghèo nàn và sống trong nhà ổ chuột nhưng mẹ tôi chưa bao giờ cho phép chúng tôi là nạn nhân của nghèo nàn. Khi tôi nhìn lại, tôi cho là mọi thứ đều thuộc về sự khuyến khích của mẹ tôi với chúng tôi về đọc và viết. Bởi vì điều đó, khi tôi ở Carnegie Mellon, tôi không gặp vấn đề gì trong đọc mọi tài liệu được yêu cầu. Học tập là dễ dàng hơn nhiều khi bạn có thể đọc, phân tích mọi thứ rồi viết ra báo cáo để tóm tắt điều bạn đã học chỉ trong vài ngày. Về sau ở trường y, đã có nhiều bài đọc hơn nhưng tôi cũng không có vấn đề gì khi người khác phải vật lộn. Cuối cùng tôi đã tốt nghiệp danh dự và trở thành nhà giải phẫu não hàng đầu. Trong ba mươi năm qua, tôi đã mở cho hàng nghìn bệnh nhân và đã đào tạo hàng trăm nhà giải phẫu khác nhưng đam mê của tôi về đọc không bao giờ thay đổi. Tôi tiếp tục đọc nhiều hơn và điều đó tiếp tục làm giầu có cho cuộc sống của tôi.”

Bs. Thompson đã làm nhiều hơn là chỉ cung cấp việc giải phẫu não. Ông ấy đã tổ hợp kĩ năng kĩ nghệ và đào tạo y học và đã phát minh ra nhiều kĩ thuật giải phẫu mới giúp chữa cho nhiều bệnh nhân. Trong nhiều năm ông ấy đã nghĩ về cách chính xác nào đó để loại bỏ các mô bị nhiễm khuẩn của não mà tay con người không thể làm được. Ông ấy đã mơ ước về việc tạo ra một robot nhỏ có thể đi vào trong não và thực hiện nhiệm vụ này và điều đó đã đưa ông ấy trở lại trường cũ của ông ấy: Carnegie Mellon. Ông ấy bảo tôi: “Đại học của chúng tôi rất nổi tiếng trên toàn thế giới về robot. Chúng tôi đã tạo ra mọi loại robot, từ các robot đi trên sao Hoả và robot lái xe hơi từ Los Angeles tới Las Vegas. Tại sao không có robot có thể làm giải phẫu não hay giải phẫu tim? Ngày nay công nghệ sinh học đã thay đổi cách chúng ta làm mọi thứ cho nên để công nghệ robot được dùng trong lĩnh vực y khoa là điều đúng cần tập trung vào. Tôi nghĩ lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ là lớn. Còn lớn hơn cả phần mềm hay phần cứng bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu của chúng ta, nhu cầu sống cuộc sống mạnh khoẻ. Bằng việc có những điều tốt nhất của cả hai lĩnh vực này, máy tính và y học, tương lai của công nghệ sinh học sẽ có lợi cho cả nhân loại.”

Ý tưởng của ông ấy được hoan nghênh tại Carnegie Mellon. Trong vài năm qua chúng tôi đã làm việc cần mẫn để làm cho mơ ước của ông ấy thành sự thực. Ngày nay “robot giải phẫu” đang ở pha làm bản mẫu nhưng chúng tôi tin trong vòng vài năm nữa chúng tôi có thể bắt dùng trong bệnh viện. Khi tôi hỏi ông ấy liệu ông ấy có lời khuyên nào cho sinh viên của tôi, ông ấy nói: “Sinh viên phải đọc nhiều sách và dừng phí thời gian vào ti vi hay trò chơi video. Họ phải nghĩ về điều họ có thể làm với tri thức của họ. Họ phải nghĩ về điều họ có thể làm cho bản thân họ và gia đình họ. Họ phải nghĩ về cách làm cho cuộc sống của họ có nghĩa hơn. Họ phải nghĩ về điều họ có thể làm để giúp cho người khác. Não của họ là quí giá thế đừng phí hoài vào những thứ tầm thường, làm cho họ dùng não của họ cho cái gì đó có nghĩa.”

Ông ấy đột nhiên dừng lại và hỏi tôi: “Ông đã đọc cuốn sách hay nào mới đây không?”

—-English version—-

The story of Dr. Thompson

Last week Dr. Thompson, a famous brain surgeon came to Carnegie Mellon to review brain surgery techniques that our research team is designing a robot to do that. There are certain places in the brain that is difficult to get to, even a small mistake can be fatal so brain surgeons want to build robot to do it accurately that they can operate in the hospital. After the meeting, we had dinner together and he told me about his life that I like to share with you.

Dr. Thompson was born in a very poor section of Harlem, New York. His father left his mother when he was only two years old so his mother had to take care of three children by herself. Being black and lived in a slum, his future seemed to be bleak. He said: “Despite being very poor, my mother worked two jobs to raise her children and made sure that we had a good education. When I was in elementary school, I was not good at learning and was often mocked by other children. I thought that I was stupid but my mother did not let it happened to me. She began to tutor me every night and limited my television watching to two hours per week. When I was in third grade, my mother wanted all of us to go to the library to read books then we had to write reports to her about all books that we read each week. Her minimum was two books a week and if I read more than five books, I was rewarded with TV watching. The reading and writing not only helped me to learn more but it became a lifelong habit”.

He lamented: “Today children do not read books anymore but watch television and play video games. That is a big mistake. Most videogames and TV shows are entertainment not education. They make children become more lazy, not develop good study habit. Without good reading habit they will not be able to succeed in college and later in life. For many years, I thought that I was stupid but then suddenly I found out that I am smart, as I know much more than most of my friends in school. It is like winning a big lottery. Since then my life changed and I rose from the bottom of the class to the top in both elementary school and high school. I do not know anything that can help people better than reading. There are so many good books in the library, from history to science, from arts to philosophy and they enrich your life in so many ways. I do not know why parents do not encourage their children to read more?”

He explained his career: “I hated poverty, life in the slum was very bad. You could became a criminal or a victim but there was a way out. It became clear to me that poverty was a choice but many people did not realize that. “Not choosing poverty” was also a choice so I decided to work very hard to overcome it. I graduated with honor from high school and got a scholarship to Carnegie Mellon to study engineering. After I got the engineering degree, I applied to medical school at John Hopkins, the top medical school in the U.S. When I was young, I read so many stories about medicine and I was very interested to became a doctor. It was not easy to get accepted to medical school, but I did not allow any obstacle to get in my way. I wanted to go not just any medical school but the top school. Since I graduated with honor at Carnegie Mellon, I had no problem with my application at John Hopkins. I became a medical doctor but I wanted to specialize in a particular field. In the early 1970, there were very few black doctors who went to specialized field but I chose Neurosurgery. After several years of practice, I became the head of neurosurgery department in a Pennsylvania hospital”.

He smiled: “You may not expect this success story from someone who grew up in poverty and lived in a slum but my mother never allowed us to be victims of poverty. As I looked back, I attributed everything to her encouraging us to read and write. Because of that, when I was at Carnegie Mellon, I had no problem reading all required assignments. Study was much easier when you can read, analyzed everything then wrote reports to summarize what you learned in just few days. Later in medical school, there were much more readings but I had no problem when others were struggled. Eventually I graduated with honor and became a top brain surgeon. In the past thirty years, I have operated on thousand patients and train hundreds of other surgeons but my passion for reading never change. I continued to read more and it continued to enrich my life”.

Dr. Thompson did more than just providing brain surgery. He combined his engineering skills and medical training and invented several new surgery techniques that helped cure many patients. For many years he thought about some precise way of removing infected tissues of the brain that a human hands cannot get to. He dreamed about create a small robot that could enter the brain and perform this task and that took him back to his old school: Carnegie Mellon. He told me: “Our university is very well known throughout the world about robots. We created all kinds of robot, from robots that went to Mars and robots that drove cars from Los Angeles to Las Vegas. Why not a robot that can do brain surgery or heart surgery? Today Biotechnology has changed the way we do thing so having robotic technology to be used in medical field is the right thing to focusing on. I think Biotechnology field will be big. Much bigger than software or hardware because it serves our needs, the need to live a healthy life. By having the best of both fields, computer and medicine, the future of Biotechnology will benefit all humanity”.

His idea was welcomed at Carnegie Mellon. In the past few years we have been working hard to make his dream come true. Today the “surgeon robot” is in the prototype phase but we believe within the next few years, we could begin to use in hospital. When I asked him if he had some advices to my students, he said: “ Students must read more books and stop wasting time on TV or video games. They must think about what they can do with their knowledge. They must think about what they can do for themselves and their family. They must think about how to make their lives more meaningful. They must think about what they can do to help other people. Their brain are so precious to waste on trivial things, make them use their brain for something meaningful”.

He suddenly stopped and asked me: “Have you read any good book lately?”