04 Jun, 2021
Cải tiến giáo dục
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Là một giáo viên mới, tôi muốn dạy giáo trình mới dùng phương pháp dạy mới nhưng nhiều giáo viên ở trường tôi không đồng ý. Họ đã từng dạy cùng giáo trình trong nhiều năm và không muốn thay đổi. Chúng tôi đã có nhiều thảo luận nhưng không thu được kết quả nào và tôi nản lòng. Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Giáo trình thay đổi và khác biệt ý kiến về phương pháp dạy như cái gì nên được dạy và nó nên được dạy thế nào bao giờ cũng tạo ra xung đột giữa các giáo viên. Một trong những khác biệt lớn là liệu sinh viên có nên được dạy các kĩ năng thực hành đối lập với các lí thuyết hàn lâm không. Nhiều giáo viên không thích đào tạo sinh viên vì thị trường việc làm ngày nay vì họ vẫn tin rằng mục đích của giáo dục đại học là phát triển “con người toàn bộ” chứ không phải là công nhân cho công nghiệp. Ngày nay thế giới đang thay đổi và mục đích giáo dục cần thay đổi nữa. Vài năm trước, hội các giáo viên ở nhiều nước (Mĩ, Anh, Đức, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) đã đồng ý đặt ra các mục đích giáo dục mới: “Phát triển kĩ năng và năng lực để cho học sinh có thể là thành viên có năng suất của lực lượng lao động và cộng đồng của họ; thúc đẩy việc đồng hoá tri thức để kích thích tiến bộ kinh tế và xã hội; và khuyến khích ham muốn và khả năng học cả đời.”
Là thầy giáo mới, bạn cần hiểu rằng vấn đề thực ngày nay có thể không phải là “Không muốn thay đổi” mà là “Không biết cách thay đổi.” Ngày nay phần lớn các giáo viên đều quá bận rộn giải quyết với nhiều sức ép thế trong thế giới đang thay đổi nhanh và việc cải tiến phương pháp dạy hay thay đổi giáo trình không phải là ưu tiên của họ. Bạn nên nhìn vào trong điều này như vấn đề của toàn cầu thay vì vấn đề cá nhân. Thỉnh thoảng khi bạn làm cùng một điều, trong cùng một việc làm trong nhiều năm, có khuynh hướng hình thành thói quen mà không dễ thay đổi. Lời khuyên của tôi là bạn nên tìm mảnh đất chung cho các thầy trong khoa với các ý kiến khác nhau để cộng tác. Thay đổi cần thời gian, đặc biệt truyền thống là cái gì đó không dễ thay đổi cho nên bạn không thể làm nó một mình mà cần sự hỗ trợ từ người quản trị nhà trường và từ các giáo viên khác người có cùng mối quan tâm của bạn.
Một số thay đổi giáo trình có thể cần tới từ bên ngoài nhà trường. Mặc dầu có những ý kiến khác nhau giữa các chính phủ về phương hướng của giáo dục đại học nhưng sớm hay muộn, nhiều chính phủ sẽ đi tới kết luận rằng giáo dục STEM là cần thiết và “Học qua Hành” là thích hợp cho các chủ đề STEM hơn là phương pháp đọc bài giảng truyền thống. Ngay cả ở Mĩ và châu Âu, có những ý kiến khác nhau về khu vực nào của STEM là quan trọng hơn các khu vực khác. Một số người nghĩ trường nên hội tụ vào khu vực này chứ không khu vực khác (các giáo viên khoa học bao giờ cũng nghĩ khoa học là tốt hơn công nghệ). Những người khác có thể nói, ‘Không, chúng tôi cần làm khu vực kia chứ không phải khu vực này.” Tranh cãi sẽ tiếp tục cho nên bạn không nên ngạc nhiên. Khi tôi thảo luận về thay đổi giáo trình, nếu một thầy giáo cảm thấy ủng hộ mạnh về môn nào đó, tôi bao giờ cũng muốn biết tại sao nó là quan trọng cho người này. Tôi thường hỏi “Thầy có thể giải thích cho tôi tại sao thầy cảm thấy ủng hộ mạnh thế cho nó?” Bằng việc hiểu rõ ràng ý kiến của người khác, bạn có thể đi tới hiểu biết chung để làm việc cùng nhau. Sau rốt, là giáo viên tất cả chúng ta đều muốn sinh viên của mình thành công.
Ngày nay thị trường việc làm toàn cầu chi phối nhiều thứ, người quản trị nhà trường và các giáo viên có thể tin vào môn “A” là quan trọng hơn nhưng khi sinh viên của họ không thể kiếm được việc làm với bằng cấp trong “A” thì trường sẽ không có nhiều sinh viên ghi danh do người tốt nghiệp bị thất nghiệp cao. Ở Mĩ, việc xếp hạng trường là một trong những yếu tố then chốt cho việc ghi danh của sinh viên và số sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong lĩnh vực học tập của họ là một trong những yếu tố xếp hạng then chốt. Ngay cả trong suy thoái tồi nhất, bạn không thấy những người tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu gặp khó khăn tìm việc vì những đại học này ở rất gần với nhu cầu thị trường và cập nhật chương trình đào tạo của họ tương ứng.
—English version—
Improving education
A young teacher wrote to me: “As a new teacher, I want to teach new curriculum using new teaching method but many teachers in my school do not agree. They have been teaching the same curriculum for many years and do not want to change. We had many discussions but did not get any result and I am frustrated. Please advise.”
Answer: Curriculum changes and differences of opinion about teaching method such as what should be taught and how it should be taught always create conflict among teachers. One of the big differences is whether students should be taught practical skills versus academic theories. Many teachers do not like to train students for today’s job market as they still believe that the goal of college education is to develop a “total person” not workers for the industry. Today the world is changing and education goal needs to change too. Few years ago, the society of teachers in several countries (U.S, UK, Germany, Finland, Norway, Denmark, Japan, S. Korea, and Singapore) have agreed to set new education goals: “Develop the skills and capacities so students can be productive members of the workforce and their communities; promote the assimilation of new knowledge to stimulate economic and social advancement; and encourage the desire and ability to learn throughout life.”
As new teacher, you need to understand that the real issue may not be “Do not want to change” but “Do not know how to change.” Today most teachers are too busy to deal with so much pressures in the fast changing world and improving teaching method or changing curriculum are not their priority. You should look into this as the issue of a global problem instead of a personal problem. Sometimes when you are doing the same thing, in the same job for many years, there is a tendency to form a habit that is not easy to change. My advice is you should find a common ground for faculty with different opinions to collaborate. Change takes time, especially tradition is something not easy to change so you cannot do it alone but need supports from school administrators and other teachers who share your concerns.
Some curriculum changes may need to come from outside the school. Although there are different opinions among governments on the direction of college education but sooner or later, many will come into the conclusion that STEM education is needed and “Learning by Doing” is more appropriated for STEM subjects than the traditional lecturing method. Even in the U.S. and Europe, there are different opinions in which areas in STEM are more important than others. Some people think school should focus on this but not that. (Science teachers always think science is better than technology) Other people may say, ‘No, we need to do that and not this.” The debate will continue so you should not be surprised. When I discuss about curriculum changes, if a teacher feels strongly about certain subject, I always want to know why it is important to this person. I often ask “Can you explain to me why you feel so strongly about it?” By clearly understand the other person’s opinion, you may come up to a common understanding to work together. After all, as teachers we all want our students to succeed.
Today the global job market dictates many things, a school administrators and teachers may believe subject “A” is more important but when their students could not get job with a degree in “A” then the school will not have many students enrolled due to high unemployed graduates. In the U.S. school ranking is one of the key factors for students’ enrollment and the number of students graduated having job in their fields of study is one of the key ranking factors. Even in the worst recession, you do not see graduates from top universities having difficulty finding jobs because these universities stay very close with market’s needs and update their training program accordingly.