20 Apr, 2021
Cách tiếp cận dạy mới
Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Công nghệ đã làm thay đổi nhiều thứ nhưng hệ thống giáo dục vẫn quá chậm chạp với thay đổi và một số thầy giáo thậm chí chống lại việc thay đổi. Tại sao họ vẫn hội tụ vào cách dạy cũ thay vì đổi sang cách mới, công nghệ mới?”
Đáp: Với một số người, việc làm của họ là quan trọng và bất kì cái gì tác động tới nó đều có thể bị coi là đe doạ. Phương pháp dạy cổ điển dựa trên việc thầy giáo truyền tri thức cho học sinh qua bài giảng và trong nhiều năm, thầy giáo được đào tạo để hội tụ vào bài giảng. Ngày nay tri thức có thể được thu lấy từ internet, websites, e-books, bài học trực tuyến, và các nguồn khác cho nên phương pháp dạy đã dịch chuyển từ truyền thụ tri thức sang áp dụng tri thức. Để có khả năng áp dụng tri thức sinh viên phải hiểu rõ nó cho nên hội tụ của việc dạy chính là vào cách sinh viên học, không mấy vào cách thầy giáo đọc bài giảng. Tuy nhiên với một số thầy giáo, việc dạy vẫn là về đọc bài giảng và không chú ý tới cách sinh viên học.
Có thể là nhiều thầy giáo không biết về cách tiếp cận mới hay không nhận được đào tạo về phương pháp mới. Ở Mĩ phần lớn các thầy giáo đều phải trở lại trường cứ sau hai năm để học những điều mới, kĩ thuật mới và cải tiến tri thức của họ để làm mới lại chứng danh thầy giáo của họ. Tuy nhiên ở các nước khác, việc học liên tục không phải là yêu cầu cho việc gia hạn chứng chỉ thầy giáo. Một khi họ có được chứng chỉ thầy giáo, nó không bao giờ hết hạn. Trong tình huống này, người lãnh đạo giáo dục phải cung cấp phương hướng về phương pháp mới và cung cấp đào tạo phụ thêm.
Cho dù thầy giáo hiểu thay đổi và phương pháp mới, điều đó không có nghĩa là họ đồng ý với nó. Mọi người thường sợ cái gì đó mới hay không quen thuộc với họ. Vì mọi người coi việc làm của họ là nguồn ổn định trong cuộc sống của họ, bất kì cái gì làm ngắt quãng nó đều là không tốt. Nhiều người sợ điều có thể xảy ra cho họ và việc làm của họ cho nên họ chống lại thay vì thích nghi với chiều hướng mới. Những thầy giáo đã từng thành công trong nghề nghiệp của họ thường biểu lộ thái độ tiêu cực và hoài nghi về bất kì cái gì mới. Họ đã từng làm tốt dựa trên đào tạo và kinh nghiệm của họ cho nên họ không muốn làm cái gì khác. Với họ, đem thay đổi vào có thể làm phát sinh những câu hỏi về liệu kĩ năng và kinh nghiệm hiện có của họ có còn thích hợp để phát triển mạnh trong cách tiếp cận mới không. Sự bất an ninh này về liệu kĩ năng của họ có đủ để đảm bảo cho thành công sau khi thay đổi có thể đóng góp vào sự chống đối với thay đổi.
Mọi thay đổi đều đem tới bất định và sợ hãi. Mọi người bao giờ cũng sợ cái không biết cho nên làm việc chấp nhận cách tiếp cận mới, phương pháp mới là không dễ dàng. Điều quan trọng là bắt đầu với thay đổi trong một số lớp và tiếp tục giải thích và trao đổi với những người khác để đặt nền tảng cho việc vượt qua sợ hãi. Với thời gian, một số thay đổi sẽ xảy ra, đặc biệt khi sinh viên nhận ra rằng họ cần phương pháp mới, chương trình mới vì điều đó làm lợi cho họ.
—-English version—-
The new teaching approach
A young teacher asked me: “Technology has changed many things but the education system is still too slow to change and some teachers are even resisting the change. Why are they still focusing on the old way of teaching instead of changing to new methods, new technology?
Answer: “For some people, their job is important and anything that impacts it can be considered a threat. The classic method of teaching is based on teachers transfer the knowledge to students via lecture and for many years, teachers are trained to focus on the lecture. Today knowledge can be obtained from the internet, websites, e-books, online tutorials, and other sources so the teaching method has shifted from transfer the knowledge to apply the knowledge. To be able to apply the knowledge students must understand it well so the main teaching focus is on how students learn, not much on how the teachers lecture. However to some teachers, teaching is still about lecturing and not pay attention on how students learn.
It is possible that many teachers may not know about the new approach or receive training on the new method. In the U.S. most teachers must go back to school every two years to learn new things, new techniques and improve their knowledge in order to renew their teacher’s credentials. However in other countries, continuous learning is not a requirement for teachers’ certificate renewal. Once they obtain a teacher’s certificate, it never expires. In this situation, education leaders must provide the direction about the new method and provide additional trainings.
Even teachers understand the change and the new method; it does not mean they agree with it. People are often feared of something new or unfamiliar to them. Since people view their job as a source of stability in their life, anything that disrupts it is not good. Many are afraid of what could happen to them and their jobs so they are resisting rather than adapting the new direction. Teachers who have been successfully in their career often exhibit negative attitudes and doubtful of anything new. They have been doing well based on their trainings and experience so they do not want to do anything different. To them, bringing change can raise questions about whether their existing skills and experiences will be adequate to thrive in the new approach. This insecurity about whether their skills will be enough to ensure success after the change can contribute to the resistance to change.
Every change brings uncertainty and fear. People are always afraid of the unknown so to make the adoption of a new approach, a new method is not easy. It is important to start with change in some classes and continue to explain and communicate to others to lay the foundation for overcoming fear. Giving time, some changes will happen, especially when students realize that they need the new method, the new program as it benefits them.