24 Jan, 2021
Bức thư từ Thổ Nhĩ Kì
Tuần trước tôi nhận được một email từ một sinh viên cũ cho nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn:
Thưa Thầy,
Sau sáu năm làm việc cho công ti phần mềm ở Mĩ, em tìm được việc làm mới như người quản lí công ti phần mềm ở Thổ Nhĩ Kì. Trách nhiệm của em là giúp quản lí công ti và mở rộng kinh doanh trong cả thị trường địa phương và vùng. Công ti mới của em có quãng ba trăm nhân viên, công việc chính của họ bao gồm: Sửa máy tính, phát triển phần mềm cho việc dùng địa phương như tạo ra websites, quản lí e-business nhỏ, cài đặt phần mềm bán ngoài thị trường, thiết lập mạng không dây và có dây cho các công ti khác và cung cấp hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT) phụ thêm. Công ti mới của em còn nhỏ, so với các công ti ở Mĩ nhưng họ muốn đóng vai trò lớn hơn trong thị trường vùng. Thị trường CNTT ở Trung Đông là rất triển vọng và có nhiều cơ hội tốt cho tăng trưởng vì có nhiều tiềm năng trong khu vực này. Là người quản lí, việc của em đưa em tới nhiều nước trong vùng. Trong các chuyến đi, em để ý đôi điều mà em muốn chia sẻ với thầy và các sinh viên CMU:
Từ quan điểm kĩ thuật, thế giới thực sự là một chỗ nhỏ, hay “Thế giới phẳng”. Mọi điều kĩ thuật như phương pháp phát triển, giải pháp, kết cấu nền mạng, thiết lập an ninh, v.v, dường như là như nhau ở mọi nơi. Phần lớn các công ti dùng cùng sản phẩm như chúng ta đã dùng ở Mĩ. Với giáo dục của em và kinh nghiệm phần mềm, em không có vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, từ quan điểm quản lí, mọi sự lại khác. Từng nước có phong cách quản lí riêng của họ và tư duy rất khác biệt. Mặc dầu chúng ta đều trong “Thế giới phẳng” về mặt kĩ thuật, nhưng chúng ta vẫn xa xôi từ phong cách quản lí. Vấn đề ở đây là thiếu tư duy mới, ý tưởng mới, và việc học mới. Phần lớn những người quản lí ở đây đều đã năm mươi hay sáu mươi tuổi và họ tới từ một thế giới rất khác với thế giới em tới. Họ sống trong quá khứ, họ thường nói về thành quả của họ và cách họ đi tới vị trí của họ. Họ không biết mấy về điều xảy ra bên ngoài “vùng thuận tiện” của họ hay có thể họ không quan tâm. Họ không thích ra quyết định nhanh chóng nhưng dành nhiều thời gian để suy nghĩ về nó, về căn bản họ không nghĩ mà để trễ nó lâu nhất có thể được. Họ không muốn thấy mọi sự ra ngoài kiểm soát, họ không muốn thấy thay đổi, họ chỉ tận hưởng điều họ có và không chú ý tới cái gì, chừng nào mà nó còn chưa tác động lên họ. Họ dành nhiều thời gian vào họp hành nhưng hiếm khi đi tới quyết định nào. Dường như là mọi sự thay đổi rất chậm ở Trung Đông.
Như thầy bao giờ cũng yêu cầu chúng em chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên CMU khác, cho nên đây là vào lời khuyên của em: “Trong tương lai, nhiều người trong các bạn sẽ làm việc với dự án toàn cầu hay cho các công ti nước ngoài, giáo dục CMU của các bạn sẽ là tài sản then chốt của các bạn. Nếu công việc của các bạn đưa các bạn đi khắp thế giới thì nhớ những điều này trong tâm trí: Ở nhiều nước, chẳng có gì xảy ra theo thời gian hay trong ngân sách. Người quản lí ở Mĩ thường phàn nàn về dự án chạy quá lịch biểu hay quá ngân sách nhưng khi bạn làm việc ở mức toàn cầu, vấn đề này thậm chí có thể còn tồi tệ hơn cho nên bao giờ cũng phải nhớ điều đó trong tâm trí. Nhiều người mà các bạn gặp có cách nhìn khác hơn cách nhìn của bạn. Điều đó có thể tạo ra nhiều thất vọng và hiểu lầm, cho nên bao giờ cũng nên được chuẩn bị để mong đợi ít hơn là điều bạn đã lập kế hoạch. Nhiều nơi không hiệu quả và hiệu lực và có nhiều cơ hội cải tiến nhưng bạn phải kiên nhẫn. Bạn sẽ thấy những người trẻ hơn hăm hở biết nhiều hơn và sẵn lòng học tập vậy nên dành thời gian với họ vì họ sẽ là những người giúp đỡ tốt nhất của bạn. Bạn cũng sẽ thấy những người già hơn muốn mọi sự vẫn còn như cũ cho nên bạn phải kiên nhẫn với họ nữa. Ở nhiều nước, quan liêu đã bắt rễ sâu trong hệ thống và mọi sự chậm hơn nhiều so với điều bạn mong đợi.
Quản lí không phải là kĩ thuật nhưng phần lớn là kĩ năng mềm, cho nên để thời gian cải tiến kĩ năng trao đổi của bạn, kĩ năng trình bày, kĩ năng tương tác, và trên hết, để thời gian đọc nhiều hơn và học nhiều hơn về các văn hoá khác. Khi bạn làm việc xa nhà hàng nghìn dặm, nắm lấy cơ hội này để có thêm bạn mới và tận hưởng tình bạn của họ. Phần lớn mọi người nói tiếng Anh nhưng nếu bạn học vài câu trong tiếng của họ điều đó sẽ tốt hơn. Họ bao giờ cũng đánh giá cao điều đó. Tôi thấy mọi người ở Trung Đông rất thân thiện và thậm chí còn thân thiện hơn là ở Mĩ. Họ sẽ mời bạn về nhà họ và chiêu đãi bạn với nhiều thức ăn. Nhân tiện, những người trong khu vực này biết cách làm tiệc và tiệc của họ khác với ở Mĩ, nó kéo dài ít nhất cả ngày với nhiều đồ ăn và âm nhạc. Một điều rất thông thường là về âm nhạc, điều rất phổ dụng. Bạn có thể thấy người ở Thổ Nhĩ Kì, Jordan, nghe nhạc rock and roll như U2, Lady Gaga, hay Beyonce cũng như các nhạc khác từ Ấn Độ.
Đây là những điều em học được và em nghĩ nó sẽ có ích cho sinh viên trong lớp của thầy. Em chắc các sinh viên khác có thể kinh nghiệm khác với em. Một điều em chắc là thế giới đang ngày một nhỏ hơn, khi thời gian trôi qua và một ngày nào đó tất cả chúng ta đều tận hưởng “Thế giới phẳng” này cùng nhau.
—-English version—-
Letter from Turkey
Last week I received an email from a former student so I like to share with you:
Dear Professor,
After six years working for a software company in the U.S, I found a new job as a manager for a software company in Turkey. My responsibility is to help manage the company and expand the business in both the local and regional markets. My new company had about three hundred employees, their main work consisted of: Computer repairs, develop software for local uses such as create websites, manage small e-business, install commercial off the shelf softwares, set up wireless and wired network for other companies and provide additional information technology (IT) supports. My new company is small, compare with company in the U.S but they want to play a bigger role in the regional market. The IT market in the Middle East is very promising and there are many good opportunities for growth because there are lot of potential in this area. As a manager, my job took me to many countries in the region. In my traveling, I noticed few things that I want to share with you and CMU students:
From the technical view, the world is really one small place, or “The Flat World”. All the technical things such as development methods, solutions, network infrastructure, security setup, etc, seem to be identical everywhere. Most companies use the same products that we used in the U.S. With my education and software experience, I have no problem at all.
However, from the management point of view, things are different. Each country has its own style of management and very different thinkings. Although we are in a “Flat word” technically, but we are still far away from management style. The issues here are the lack of new thinking, new ideas, and new learning. Most managers here are fifty or sixty years old and they come from a world that is very different from the world that I come from. They live in the past, they often talk about their accomplishments and how they get to their positions. They do not know much about what happen outside their “Comfortable zones” or maybe they do not care. They do not like to make quick decision but spend more time to think about it, basically they do not think but delay it as long as possible. They do not want to see things out of control, they do not want to see changes, they just enjoy what they have and not pay attention to anything, as long as it does not impact them. They spend more time in meetings but rarely come up with any decision. It seems that things change very slowly in the Middle East.
As you always ask us to share experiences with other CMU students, so here are some of my advices: “In the future, many of you will work on global project or for foreign companies, your CMU education will be your key assets. If your work takes you around the world than keep these things in mind: In many countries, nothing happens on time or within budget. Managers in the US often complain about projects running out of schedule or over budget but when you are working at global level, the problem may even get worse so always keep that in mind. Many people that you meet have different views than yours. It may create a lot of frustration and misunderstanding, so always be prepared to expect less than what you have planned for. Many places are not so effective and efficient and there are many opportunities to improve but you must be patient. You will find younger people eager to know more and willing to learn so spend time with them since they will be your best helpers. You will also find older people who want things to remain the same so you must be patient with them too. In many countries, bureaucracy is well rooted in the system and things move much slower than what you expected.
Management is not technical but mostly soft-skill, so take time to improve your communication skill, presentation skill, interaction skill, and most of all, take time to read more and learn more about other cultures. When you are working thousands of miles away from home, seize the opportunity to make new friends and enjoy their friendships. Most people do speak English but if you learn few sentences in their languages it would be better. They always appreciate that. I found people in the Middle East very friendly and even more friendlier than the U.S. They would invite you to their home and feed you a lot of foods. By the way, people in this areas know how to party and their party is different from the U.S. it lasts at least a whole day with a lot of foods and music. One thing very common is about music which is universal. You can find people in Turkey, Jordan, listen to rock and roll such as U2, Lady Gaga, or Beyonce as well as other music from India.
Theses are things that I learned and I thought it would be helpful for students in your class. I am sure other students may experience something differ from mine. One thing I am sure is the world is getting smaller and smaller, as time goes by and someday we all enjoy this “Flat world” together.