Vài ngày trước, bạn tôi từ Ấn Độ gửi cho tôi một bài báo được một kĩ sư phần mềm Ấn Độ viết gửi cho báo chí ở nước anh ấy cảnh báo về thay đổi trong công nghiệp.

Trong bài báo này anh ta viết rằng Ấn Độ đã trở thành đích đến cho khoán ngoài phần mềm vào cuối những năm 1990. Vào thời đó, kĩ sư phần mềm đã là những anh hùng với lương cao mà phần lớn mọi người ở Ấn Độ chưa bao giờ có thể mơ tới. Trong những ngày đó, giáo dục kĩ nghệ phần mềm là rất khó với hàng triệu sinh viên tham gia kì thi nhưng chỉ vài nghìn người được chọn. Chỉ những sinh viên tài năng và làm việc chăm chỉ nhất mới có thể đỗ kì thi vào để học về kĩ nghệ phần mềm hay khoa học máy tính. Đó là lí do tại sao phẩm chất của những người này được làm rạng danh trong công nghiệp phần mềm, nảy sinh trong những câu chuyện thành công của công nghiệp khoán ngoài.

Khi hàng triệu đô la được đổ vào ngành công nghiệp mới này cả chính phủ và những người có đầu óc lợi nhuận đều chú ý. Tất nhiên, việc cung cấp hàng năm con số nhỏ những kĩ sư phần mềm hàng đầu là không đủ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thế giới. Chính phủ nhanh chóng thông qua các chính sách yêu cầu các đại học nhà nước hội tụ vào giáo dục phần mềm với chỉ tiêu cao về số sinh viên tốt nghiệp. Nhiều người có đầu óc lợi nhuận nhanh chóng thiết lập các trường đặc biệt để đào tạp kĩ sư phần mềm. Chỉ trong vài năm, con số sinh viên tốt nghiệp phần mềm nhảy lên gấp mười lần, từ 5000 mỗi năm lên 50,000 rồi 500,000 và vẫn tiếp tục tăng lên ngày hôm nay.

Kĩ sư Ấn Độ này viết: “Những người tốt nghiệp đó tới từ đâu? Họ không phải là những người thi đỗ các kì thi vào cũ. Họ chưa bao giờ đỗ nó trừ phi bằng cách nào đó điểm thi vào được hạ thấp để đáp ứng chỉ tiêu của chính phủ (tăng gấp mười lần về số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm). Các giáo sư tới từ đâu và làm sao họ được dạy kĩ nghệ phần mềm? Vì các đại học không thể tìm được giáo sư có phẩm chất trong thời gian ngắn, họ yêu cầu các giáo sư toán, giáo sư khoa học, giáo sư triết học, và thậm chí cả giáo sư thể thao dạy phần mềm và máy tính. Để làm cho dễ dàng đỗ hơn, các kì thi được thay đổi thành nhiều ghi nhớ hơn, nhiều lí thuyết và công thức hơn và ít viết mã. Với đào tạo nghèo nàn kết quả không thể tốt hơn là dưới trung bình. Ngày nay Ấn Độ có 500,000 người tốt nghiệp một năm, trong đó 10% thực tế là có tài, và làm việc chăm chỉ. Phần còn lại chỉ trần sì chẳng biết gì vì họ học từ ghi nhớ để qua được bài kiểm tra và không có kĩ năng thực hành gì. Nhiều người chấm dứt với việc nợ công ti đã thuê họ. Do vậy công nghiệp này với những kĩ sư có năng lực đã bị pha loãng ra bởi dòng khổng lồ những sinh viên kém năng lực, kém kĩ năng.

Phần lớn các công ti phần mềm phải “đào tạo lại” họ để cho họ có thể làm việc được. Kĩ sư “cũ” được yêu cầu dành nhiều thời gian hơn để kèm cặp kĩ sư “mới”. Đến cuối cùng chất lượng đi xuống tới mức thấp nhất. Vài năm trước, tổ chức phẩn mềm có uy tín của Ấn Độ (NASSCOM) đã phàn nàn với chính phủ rằng “Ấn Độ bây giờ hết công nhân phần mềm giỏi vì hơn 75% số họ là không đủ tư cách để làm việc trong ngành công nghiệp này.” Tình huống này bây giờ đạt tới điểm không còn sinh lời cho các công ti để tiếp tục thuê các sinh viên này thêm nữa. Nhiều dự án đã trở thành không thể quản lí nổi, không năng suất và kinh doanh là đang trên bờ vực của không thể sinh lời được. Việc đào tạo nghèo nàn buộc các công ti phần mềm phải mở các trường đào tạo riêng của họ để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp của họ có thể đáp ứng được chuẩn của họ. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm nữa để có được các sinh viên giỏi nhưng hư hỏng đã được thực hiện rồi. Khách hàng phương Tây bắt đầu phàn nàn về nhiều dự án thất bại, số lỗi cao trong phần mềm, chậm chuyển giao, đạo đức kém, chất lượng kém v.v. Và nhiều người bắt đầu nhìn đi chỗ nào đó khác.

Kĩ sư này viết: “Ngày nay, tài năng của Đông Âu và Trung Quốc là sẵn có cho thế giới phương tây. Nhiều nước đang nhìn vào khoán ngoài phần mềm như dẫn lái kinh tế mới. Kinh doanh này là tốt thế, nó đem về trong nước hàng tỉ đô la với đầu tư tối thiểu. Không có xưởng máy nào được xây dựng, không đất đai nào từ nông nghiệp phải cấp ra, không phố xá nào phải được xây dựng cho vận tải và chính phủ không phải chi ngân sách phụ thêm nào v.v. Đầu tư duy nhất là giáo dục tốt và một số nước đã có nó. Ngày nay dễ dàng khoán ngoài cho Ba Lan, Hungary với các kĩ sư giỏi hơn với cùng giá như Ấn Độ. Trung Quốc cũng đang phát triển năng nổ hơn trong khoán ngoài nhưng có ít người có thể nói tiếng Anh ngày nay. Cho họ vài năm nữa thì mọi sự có thể thay đổi.

Kĩ sư này kết luận: “Đây là bắt đầu của chỗ cuối của khoán ngoài ở Ấn Độ. Tôi tin rằng trong vòng hai năm nữa, Ấn Độ sẽ mất kinh doanh khoán ngoài vào nước khác. Nếu đấy không phải là Trung Quốc hay các nước Đông Âu thì đó có thể là nước không biết nào đó nơi chính phủ có khôn ngoan để cải tiến giáo dục của họ với nhấn mạnh vào chất lượng. Nếu sinh viên của họ có tài năng và làm việc chăm chỉ thì họ có thể làm hỏng giấc mơ của nhiều người Ấn Độ. Là một kĩ sư Ấn Độ, tôi sợ rằng điều đó có thể không lâu chừng nào nó còn chưa xảy ra…

—-English version—-

A letter from India

Few days ago, my friend from India sent me an article written by an Indian software engineer sent to newspapers in his country warning about changes in the industry. In the article he wrote that India has became a destination for software outsourcing in the late 1990s. At that time, software engineers were heroes with high salaries that most people in India could never dream of. During those days, software engineering education was very tough with millions students took the entrance examination but only few thousands were selected. Only the most talented and hard-working students could pass the entrance exam to study software engineering or computer science. That is why the quality of these people reflected highly in the software industry, resulting in success stories of the software outsourcing industry.

As millions of dollars were pouring in this new industry both government and profit-minded people took notice. Of course, the small annual supply of top software engineers was not sufficient to meet the huge demands of the world. Government was quickly passed policies demanding state universities to focus on software education with high quotas on number of graduates. Many profit-minded people were quickly setup special schools to train software engineers. In just few years, the number of software graduates jumped ten-fold, from 5000 per year to 50,000 then 500,000 and still continue to increase today.

The Indian engineer wrote: “Where did those graduates come from? They were not people who pass the old entrance exams. They would never passed it unless somehow the entrance exams scores was lowered to meet government’s quota (ten-fold increase in number of graduates per year). Where did professors come from and how did they get to teach software engineering? Since universities could not find qualified professors in a short time, they required Math professors, Science professors, Philosophy professors, and even Sport Professors to teach software and computer. To make it easier to pass, exams were changed into more memorizations, more theories and formulas and less coding. With poor training the result could not be better than less than average. Today India had 500,000 graduates a year, of which 10% would actually be talented, and hard-working. The rest were just barely know anything as they learned from memorization to pass the tests without any practical skills. Many end up being a liability to the company that hired them. Thus the industry with their competent engineers was getting diluted by a huge influx of less competent, less skills graduates.

Most software companies had to “retrain” them so they can work. “Old” engineers are requested to spend more time to mentor “new” engineers. In the end quality go down to the lowest level. Few years ago, the Indian prestigious software organization (NASSCOM) had complained to government that “India is now run out of good software workers because more than 75% of them are not qualified to work in the industry”. This situation has now reached a point where it is no longer profitable for companies to continue hiring these graduates anymore. Many projects have become unmanageable, unproductive and the business is on the brink of being unprofitable. The poor training forced software companies to open their own training schools to ensure that their graduates could meet their standards. However, it would take several more years to get good workers but the damage is already done. Western customers began to complain about so many failed projects, high numbers of defect in software, late delivery, bad code, bad quality etc. And many begin to look elsewhere.

The engineer wrote: “Today, the talent of Eastern Europe and China is available to the western world. Many countries are looking at software outsourcing as the new economic driver. This business is so good, it brings billion of dollars in a country each year with minimum investment. There is no factory to build, no lands from agriculture to allocated, no street have to be built for transportation and government do not have to spend any extra budget etc. The only investment is a good education and some countries already have it. Today it is easy to outsource to Poland, Hungary for better engineers at the same price as India. China is also growing more aggressive in outsourcing but there are few people who can speak English today. Given them few more years then everything could change.

The engineer concluded: “This is the beginning of the end of outsourcing in India. I believe that within the next two years, India will lost the outsourcing business to other countries. If it is not China or Eastern European countries than it could be some unknown country where government has the wisdom to improve its education with emphasize in quality. If their students have talents and hard working then they can spoil the dream of many Indian. As an Indian engineer, I am afraid that it may not be long until it happens …