14 Apr, 2021
Bắt đầu một doanh nghiệp
Một sinh viên hỏi tôi: “Dễ nói về công ti khởi nghiệp nhưng khó đi tới ý tưởng mới và áp dụng công nghệ để hỗ trợ nó. Làm sao chúng em có được ý tưởng kinh doanh mới? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Ý tưởng doanh nghiệp không khó như bạn tưởng. Cứ nhìn vào mọi vấn đề mà bạn thấy quanh bạn mọi ngày và coi từng vấn đề là cơ hội kinh doanh mới. Người thường có thể thấy chúng là vấn đề nhưng nhà doanh nghiệp bao giờ cũng thấy chúng là cơ hội; và đó là khác biệt giữa hai loại người này. Bằng việc hiểu vấn đề bạn cũng nghĩ về giải pháp. Bạn có thể tự hỏi mình cách giải quyết nó và cách dùng công nghệ tạo khả năng cho nó, và rồi bạn có ý tưởng doanh nghiệp tốt. Từ ý tưởng này bạn có thể phát triển một mô hình doanh nghiệp mới và kiểm nghiệm nó với khách hàng. Nếu nó thuận lợi, bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp mới.
Bắt đầu một doanh nghiệp là không khó bởi vì mọi người bắt đầu kinh doanh mọi lúc. Có trên triệu doanh nghiệp khởi đầu mọi năm. Trong quá khứ, thành công của công ti khởi nghiệp thường tuỳ thuộc vào “may mắn.” Ngày nay khởi đầu một công ti là phương pháp khoa học với qui trình được xác định để đảm bảo rằng nó có cơ hội tốt nhất để thành công. Đó là lí do tại sao khởi nghiệp và công ti khởi nghiệp được dạy trong các đại học như một lĩnh vực học tập. Như một qui trình khoa học, bạn nên bắt đầu với viễn kiến và mô hình doanh nghiệp để nhận diện điểm mạnh điểm yếu của bạn rồi trải qua phân tích thị trường để kiểm nghiệm mô hình của bạn. Là nhà doanh nghiệp, bạn tuân theo các hướng dẫn xác định và các qui tắc doanh nghiệp để khởi đầu một công ti. Bạn không theo xu hướng thời thượng nào hay thôi thúc tình cảm để bắt chước ai đó. Ý tưởng doanh nghiệp tốt nhất không phải là cái gì đó mới hoàn toàn, nó thường tiến hoá cải thiện cái gì đó đã tồn tại trong thị trường bằng việc làm tốt hơn, nhanh hơn hay rẻ hơn.
Chúng ta hãy hình dung rằng bạn đi tới cửa hàng mua cái gì đó nhưng không hài lòng với cách cửa hàng này vận hành. Thay vì giận dữ, bạn nghĩ về điều bạn có thể làm tốt hơn. Đây là điều Sam Walton đã làm khi ông ấy đi tới một cửa hàng bán lẻ để mua cái gì đó mà cửa hàng đã quảng cáo. Cửa hàng đã bán hết sản phẩm đó cho nên họ bảo ông ấy quay lại vài ngày sau khi sản phẩm mới có thể tới. Ông ấy quay lại nhưng cửa hàng vẫn không có mặt hàng đó. Ông ấy quay lại nhiều lần nhưng mỗi lần cửa hàng đều không có nó. Ông ấy thấy ra rằng người tiếp thị chịu trách nhiệm về quảng cáo; người quản lí cửa hàng chịu trách nhiệm bán hàng; người quản lí nhà kho chịu trách nhiệm đặt hàng, và nhà cung cấp xây dựng sản phẩm đã không trao đổi với nhau. Tất cả những chức năng này đã hoàn toàn độc lập và được quản lí ở mức trên đỉnh của công ti. Những người điều hành quá bận rộn với cái gì đó khác và không chú ý tới vận hành của công ti. Sản phẩm đã được quảng cáo và bán nhưng không ai nói cho nhà cung cấp để sản xuất thêm; không ai bảo nhà kho đặt hàng thêm; và nhân viên cửa hàng cứ bảo khách hàng quay lại.
Việc ngắt quãng giữa các chức năng then chốt của công ti bán lẻ lớn nhất này đã cho Sam Walton một ý tưởng về cách sửa nó. Ông ấy đã nghĩ về cách kết nối và tích hợp tất cả các chức năng này lại với nhau. Tuy nhiên vào thời đó (những năm 1970) máy tính chưa được dùng trong công nghiệp bán lẻ. Ông Walton đã phát triển một mô hình doanh nghiệp về cách tự động hoá mọi thứ cho cửa hàng bán lẻ. Ông ấy đã là người đầu tiên áp dụng công nghệ thông tin để tự động hoá doanh nghiệp bán lẻ. Cửa hàng Wal-Mart của ông ấy đã dùng máy tính để theo dõi và giám sát mọi sản phẩm được bán và giữ thông tin về mọi thứ trong nhà kho. Khi Internet tới vào những năm 1990 công ti này đã sẵn sàng và mọi thứ được kết nối đầy đủ. Wal-Mart là công ti bán lẻ đầu tiên có hệ thống Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP) được tích hợp đầy đủ với hệ thống Quản lí quan hệ khách hàng (CRM) và hệ thống Quản lí dây chuyền cung cấp (SCM). Ông Walton đặt ra qui tắc đặc biệt: “Phải chắc rằng giá trong cửa hàng không bao giờ rỗng mà bao giờ cũng đầy sản phẩm để bán; Khách hàng không bao giờ rời cửa hàng mà không mua cái gì đó mà vì chúng họ tới; và bao giờ cũng có giá thấp nhất có thể được.” Việc tích hợp tất cả các hệ thống CNTT đã cho phép Wal Mart có năng suất hơn đối thủ cạnh tranh của ông ấy. Thay vì kiểm kho, số bán sản phẩm lập tức được kiểm ở quầy bởi máy tính theo số sản phẩm trong nhà kho. Nếu sản phẩm tụt xuống dưới một mức đã đặt, máy tính lập tức liên lạc với các công ti cung cấp và đặt họ chuyển hàng tự động. Mọi thứ trong cửa hàng đều được tự động đầy đủ tới mức chi tiết thấp nhất. Trong vòng mười năm, Wal-Mart trở thành cửa hàng bán lẻ lớn nhất ở Mĩ và Sam Walton trở thành một trong những người giầu nhất trên thế giới. Ngày nay các cửa hàng Wal-Mart đang bành trướng trên khắp thế giới như doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử.
Nhiều người mơ việc khởi đầu doanh nghiệp nhưng chưa bao giờ làm cái gì. Phần lớn sợ thất bại nhưng nhà doanh nghiệp phải sẵn lòng nhận rủi ro và dùng thất bại làm bài học để được học. Steve Jobs đã nói: “Bạn không thể về nhà và cảm thấy cay đắng về bản thân mình, nếu bạn thất bại, cố gắng và cố gắng nữa cho tới khi bạn thành công.” Vào lúc đó, ông ấy bị “đuổi” khỏi công ti mà ông ấy đã khởi đầu, ông ấy không cay đắng hay giận dữ nhưng dùng điều đó như bài học để chuẩn bị cho bản thân mình về cơ hội mới. Đó là lí do tại sao ông ấy quay lại và cứu công ti sắp phá sản của mình và làm cho nó thành công ti thành công nhất trên thế giới. Điều cũng quan trọng cần lưu ý là Steve Jobs đã không phát minh ra máy tính cá nhân, ông ấy làm cho nó phổ biến; ông ấy đã không phát minh ra chuột máy tính, ông ấy đã làm cho nó dễ dùng thế; ông ấy đã không phát minh ra iPads, ông ấy đã tạo ra nhu cầu về nó. Tất cả những thứ này đã được phát minh bởi ai đó trước đó nhưng họ đã KHÔNG thấy cơ hội mà Steve Jobs thấy. Nhà doanh nghiệp là ai đó có viễn kiến, hiểu cơ hội tốt và nắm lấy nó.
Trong lớp khởi nghiệp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên nhìn vào các vấn đề mà họ thấy xung quanh họ để phát sinh ý tưởng doanh nghiệp. Khi họ bắt đầu nhận diện cái gì đó và thảo luận cái đó trong lớp, nhiều người bắt đầu hiểu nhu cầu và cơ hội rồi phần lớn bảo tôi rằng họ cảm thấy tự tin hơn về khởi đầu doanh nghiệp. Tất nhiên, một số người ngần ngại về khởi đầu doanh nghiệp trong thời suy thoái khi nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Tôi bảo họ rằng thời suy thoái là thời tốt nhất để khởi đầu công ti vì có ít người cạnh tranh hơn.
Khởi đầu một doanh nghiệp mới thường không yêu cầu nhiều tiền. Điều quan trọng nhất là tìm ra nhu cầu đặc biệt rồi tìm ra giải pháp cho nó. Vài năm trước, một sinh viên trong lớp khởi nghiệp của tôi tới tôi với một ý tưởng đơn giản. Anh ta nói phần lớn các sách giáo khoa đều đắt và sinh viên thường chỉ dùng chúng một học kì. Ý tưởng doanh nghiệp của anh ta là khởi đầu một công ti để “Cho thuê sách giáo khoa” bằng nửa giá sách bán. Anh ta giải thích mô hình doanh nghiệp của anh ta như sau: “Một cuốn sách giáo khoa có giá $50 nhưng anh ta có thể mua sỉ nó với giá $40. Anh ta cho thuê $25 một học kì cho nên trong vòng một năm anh ta có thể làm ra $10 mỗi sách. Trong một đại học quãng 10,000 sinh viên, sinh viên trung bình cần 3 cuốn sách giáo khoa một học kì hay 30,000 sách giáo khoa một trường. Anh ta giả định rằng nếu chỉ nửa số họ thuê sách giáo khoa hay 30,000 việc thuê thì anh ta có thể làm được $300,000 một năm.” Sau khi anh ta khởi đầu công ti cá nhân của mình bằng việc quảng cáo nó trên website mà anh ta đích thân tạo ra, hưởng ứng vang khắp nơi. Anh ta thành công vì nhiều sinh viên đã thuê trong năm thứ nhất cho nên anh ta mở rộng sang nhiều đại học. Năm ngoái, anh ta bảo tôi rằng anh ta đã có 200 đại học và đã làm ra hơn vài trăm triệu đô la.
Vài năm trước khi tôi viếng thăm Ấn Độ, tôi thấy người làm dịch vụ đưa cơm trưa đặc biệt bằng xe đạp ở nhiều thành phố chính. Trong giờ ăn trưa, cả nghìn người đi xe đạp đưa cơm cho các công nhân trong văn phòng trên khắp thành phố. Bạn tôi bảo tôi rằng có trên nửa triệu công nhân văn phòng trong khu vực trung tâm của thành phố. Họ cần có bữa trưa nhưng không đủ tiền đi ăn ở nhà hàng bên cạnh vì chúng rất đắt. Nhu cầu là làm sao cung cấp bữa trưa rẻ hơn cho các công nhân văn phòng này. Giải pháp là đơn giản: thay vì họ phải đi tới thức ăn; ai đó có thể đưa cơm cho họ. Công nhân đặt bữa trưa của họ qua websites, công ti tổ chức bữa trưa kí thầu phụ với hàng trăm nhà hàng nhỏ chuẩn bị món ăn, và thuê hàng nghìn người đi đưa cơm. Kết quả là công nhân văn phòng có bữa trưa với giá phải chăng. Công ti bữa trưa lấy 20% giá bán, nhà hàng thầu phụ lấy 60% và người đưa cơm lấy 20% và mọi người đều hài lòng. Đây là mô hình doanh nghiệp tuyệt vời khác cho công ti khởi nghiệp. Ai đi tới ý tưởng này? Đó là các sinh viên khoa học máy tính những người đã phát triển website và tuyển nhiều nhà hàng nhỏ để làm việc với họ. Họ cũng thuê nhiều người đi đưa cơm bằng xe đạp. Doanh nghiệp đơn giản này cũng cung cấp việc làm cho hàng nghìn người nghèo ở Bangalore, Mumbai, New Delhi, và Hyderabad.
Ý tưởng công ti khởi nghiệp có thể rất đơn giản, cũng như là đưa cơm hay cho thuê sách giáo khoa. Chừng nào nó đáp ứng được cho một nhu cầu; chừng nào nó có khách hàng những người sẵn lòng trả tiền; chừng nào nó là sinh lời được, thì bạn có thể khởi đầu một doanh nghiệp.
—-English version—-
Starting a business
A student asked me: “It is easy to talk about startup but it is difficult to come up with a new idea and apply technology to support it. How do we get the new business idea? Please advice.”
Answer: Business idea is not as difficult as you think. Just look at all the problems that you see around you every day and consider each problem is a new business opportunity. A common person may see them as problems but entrepreneurs always see them as opportunities; and that is the difference between the two. By understand the problem you also think about a solution. You can ask yourself how to solve it and how to use technology to enable it, and then you have a good business idea. From this idea you can develop a business model and validate it with customers. If it is favorable, you can start a new business.
Starting a business is not difficult because people start business all the time. There are over a million businesses starting every year. In the past, startup’s success is often depending on “luck”. Today starting a company is a scientific method with defined process to ensure that it has the best chances to succeed. That is why entrepreneurship and startup are taught in universities as a field of study. As a scientific process, you should start with a vision and a business model to identify your strengths and weaknesses then go through a market analysis to validate your model. As entrepreneur, you follow the defined guidelines and business rules to start a company. You do not follow any fashionable trend or an emotional urge to imitate someone. The best business ideas does not have to be something completely new, it often involve improving something that is already exist in the market by doing better, faster or cheaper.
Let’s imagine that you go to a store to buy something but are not happy with the way the store operates. Instead of being angry, you think about what you can do better. This is what Sam Walton did when he went to a retail store to buy something that the store has advertised. The store already sold out the product so they told him to go back in the next few days when new products may arrive. He went back but the store still did not have the merchandise. He came back several times but each time the store did not have it. He found out that the marketing people who is in charge of advertising; the store managers who is responsible for selling; the warehouse manager who is responsible for ordering, and the supplier who builds the products did not communicate with each other. All of these functions were completely independent and managed at the top level of the company. The executives were too busy with something else and not paid attention to the company operation. The products were advertised and sold out but nobody told supplier to produce more; no one told the warehouse to order more; and the store clerks kept telling customers to come back.
The disconnection among key functions of this largest retail company gave Sam Walton an idea on how to fix it. He thought about how to connect and integrate all of these functions together. However at that time (1970s) computer was not used in retail industry. Mr. Walton developed a business model on how to automate everything for a retail store. He was the first person to apply information technology to automate retail business. His store Wal-Mart used computer to track and monitor all products sold and kept inventory of everything in the warehouse. When the Internet came in 1990s the company was ready and everything was fully connected. Wal-Mart was the first retail companies that have an Enterprise Resource Planning system (ERP) fully integrated with Customer Relationship Management system (CRM) and Supply Chain Management system (SCM). Mr. Walton sets specific rules: “Make sure that store shelves never empty but always full of products to sell; Customer never leaves the store without buying something that they come for; and always having the lowest price possible.” The integration of all IT systems allowed Wal Mart to be more productive than his competitors. Instead of inventory, product sales were immediately checked at the cashier by computer against the number of products in the warehouse. If the product fell below a set level, computer immediately contacted supply companies and ordered them to ship automatically. Everything in the store was fully automated to the lowest level of detail. Within ten years, Wal-Mart becomes the largest retail stores in the U.S. and Sam Walton become one of the richest people in the world. Today Wal-Mart stores are expanding all over the world as the largest and most successful business in history.
Many people dream of starting a business but never do anything. Most are afraid of failure but an entrepreneur must be willing to take risk and using failure as a lesson to be learned. Steve Jobs said: “You cannot go home and feel bitter about yourself, if you fail, try and try again until you succeed.” At that time, he was “Fired” from the company that he started, he was not bitter or angry but using that as a lesson to prepare himself for the next opportunity. That is why he came back and rescued his bankrupted company and made it the most successful company in the world. It is also important to note that Steve Jobs did not invent the personal computer, he made it popular; he did not invent the computer mouse, he made it an useful devices; he did not invent the iPod, he make it so easy to use; he did not invent the iPads, he created a need for it. All of these things have been invented by somebody before but they did NOT see the opportunities that Steve Jobs saw. An entrepreneur is someone who has vision, understands a good opportunity and seizes it.
In my entrepreneurship class, I often ask student to look at problems that they see around them to generate business ideas. When they begin to identify something and discuss that in class, many start to understanding the needs and opportunities then most tell me that they feel more confident about starting the business. Of course, some are hesitating about starting a business during a recession when many businesses are closing. I told them that recession time is the best time to start a company because there are fewer competitors.
Starting a new business often does not require a lot of money. The most important thing is to find a special need then find solution for it. Few years ago, a student in my entrepreneurship class came to me with a simple idea. He said most textbooks were expensive and students only used them for one semester. His business idea was to start a company to “Rent textbooks” at half price. He explained his business model as follow: “A textbook is priced at $50 but he can buy it wholesale at $40. He rent for $25 per semester so within one year he can make $10 per book. In a university of 10,000 students, the average student needs 3 textbooks per semester or 30,000 textbooks per school. He assumed that if only half of them rent textbooks or 30,000 rentals then he could make $300,000 per year.” After he started his one person company by advertised it on a website that he created himself, the response was overwhelming. He succeeds as more students were renting in the first year so he expanded into several universities. Last year, he told me that he already had 200 universities and made over several hundred million dollars.
Few years ago when I visited India, I saw a special lunch catering service deliver on bicycles in many major cities. During lunch time, thousands of people riding bicycle deliver foods to workers in offices all over the city. My friend told me that there were over half million office workers in the central area of the city. They need to have lunch but could not afford to eat at nearby restaurants because they are very expensive. The need was how to provide cheaper lunch for these office workers. The solution was simple: instead they have to go for foods; someone can deliver foods to them. Workers ordered their lunch via a websites, the lunch company subcontracted to hundred small restaurants that prepare the meal, and hired thousands of people to deliver the foods. The result was office workers had lunch at reasonable price. The lunch company took 20% of the sale price, the subcontracted restaurant got 60% and the delivery person got 20% and everybody was happy. This is another excellent business model for startups. Who come up with the idea? It was three computer science students who developed the website and recruited many small restaurants to work with them. They also hired many people to deliver the food on bicycles. This simple business also provides jobs to thousand of poor persons in Bangalore, Mumbai, New Delhi, and Hyderabad.
Startup idea can be very simple, just like deliver lunch or renting textbooks. As long as it fulfills a need; as long as it has customers who are willing to pay; as long as it is profitable, then you can start a business.