13 Nov, 2019
Áp lực vì chỉ có 7 phút để lau khoang tàu 100 ghế, người dọn tàu ở Nhật Bản vẫn tìm thấy niềm vui trong công việc và đây là bí quyết của họ!
"Nếu ikigai có thể được tìm thấy trong những việc đơn giản như lau dọn, không có lý do gì bạn không tìm được ikigai trong công việc của mình cả", cây viết Yukari Mitsuhashi cho biết.
Tại Nhật Bản, tàu siêu tốc chạy với sự chính xác cao độ, với tần suất 3 phút/chuyến trên một số tuyến đường chính. Điều này đã gây áp lực lớn cho các nhân viên lau dọn tàu ở đất nước mặt trời mọc. Chẳng hạn, mỗi người trong đội lau dọn của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản phải phụ trách một khoang tàu 100 ghế. Họ chỉ có đúng 7 phút để hoàn thành công việc này.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ai nấy đều lau dọn không chút tì vết. Đội dọn tàu làm việc bằng một sự khéo léo, nghiêm túc đáng kinh ngạc. Họ trân trọng công việc và tìm thấy niềm vui bằng việc quan sát vẻ mặt của hành khách bước lên con tàu mình vừa dọn dẹp.
Theo Yukari Mitsuhashi - một cây viết tự do chuyên nghiên cứu về văn hoá Nhật Bản, những người lau dọn không chỉ xem mình là nhân viên lau dọn. Họ đặt mình vào ngành dịch vụ (người Nhật gọi là omotenashi): Họ chịu trách nhiệm đem lại sự hài lòng cho hành khách đi tàu siêu tốc. "Họ tự hào về vai trò của họ", Mitsuhashi nói.
Nhân viên dọn tàu ở Nhật Bản
Rõ ràng, không có công việc nào là hoàn hảo, quan trọng là chúng ta phải biết cách hài lòng và tìm thấy niềm vui trong công việc.
Như nhiều người đã biết, người Nhật có từ Ikigai nổi tiếng thế giới. Ikigai có thể tạm hiểu là "lý do thức dậy mỗi sáng", có thể hiểu là niềm vui trong công việc. Sau nhiều năm làm việc cho các công ty khởi nghiệp khác nhau, rồi chuyển sang lĩnh vực viết lách, Mitsuhashi đã lĩnh hội được 5 bí quyết giúp người Nhật tìm kiếm Ikigai trong công việc - niềm vui trong công việc.
Nếu bạn đang cảm thấy chán nản để bước ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng, đây chính là những việc bạn cần làm để thay đổi tình hình.
1. Chế tác công việc
"Chế tác công việc" ở đây là tự điều chỉnh công việc sao cho phù hợp hơn với động lực, thế mạnh và đam mê của bản thân. Thay vì thụ động nhận phần việc được giao, bạn sẽ chế tác và thiết kế công việc của mình.
"Quá trình chủ động điều chỉnh công việc cho phù hợp hơn với động lực, thế mạnh và đam mê của bản thân được gọi là chế tác công việc. Đó là hành động chế tác và thiết kế công việc của mình thay vì thụ động nhận phần việc được giao", Mitsuhashi cho biết.
Để chứng minh điều này, cô đã đề cập đến một phát hiện thú vị của nhà kinh tế học Michael Housman về nhân viên chăm sóc khách hàng. Theo đó, những nhân viên trụ lại lâu hơn đều sử dụng trình duyệt Firefox hoặc Chrome. Dĩ nhiên thứ giữ họ ở lại với công việc không phải trình duyệt, mà là hành động tải về một trình duyệt phù hợp với mình hơn.
Trình duyệt mặc định trên máy vi tính chạy hệ điều hành Windows là Internet Exporer, còn trên máy Mac là Safari. Gần 2/3 số nhân viên chăm sóc khách hàng trong nghiên cứu đã sử dụng trình duyệt mặc định mà không hề băn khoăn liệu còn trình duyệt nào tốt hơn không. Thế nhưng, những nhân viên gắn bó lâu hơn không chỉ nhận công việc - và công cụ - được giao mà còn điều chỉnh nó theo nhu cầu.
Điều này không có nghĩa là trình duyệt web này làm bạn hạnh phúc hơn trình duyệt khác! Điều quan trọng là họ biết chủ động đánh giá các công cụ mặc định và điều chỉnh công việc cho phù hợp, Nhờ đó, họ có thể làm việc vui vẻ hơn.
2. Thay đổi nhận thức
Việc tìm kiếm ý nghĩa/niềm vui trong công việc không chỉ phụ thuộc vào công việc được giao, mà còn đặc biệt phụ thuộc vào cách bạn đặc biệt nhận thức công việc đó. "Thay đổi cách nhìn nhận công việc là một phần thiết yếu của quá trình chế tác công việc, và nó được gọi là định hình nhận thức", Mitsuhashi nói.
Nếu những người quét dọn trên chỉ xem mình là nhân viên lau dọn, động lực của họ cũng sẽ chỉ giới hạn ở mức làm cho xong việc. Tuy nhiên, những người này đã đặt mình vào ngành dịch vụ: Họ xem mình là người chịu trách nhiệm đem lại sự hài lòng cho hành khách đi tàu siêu tốc. Như vậy, họ tìm được niềm vui/ikigai trong công việc.
"Họ tự hào về vai trò của họ; và nhờ hiểu rõ mục đích và đối tượng mà công việc của mình hướng tới, họ đã tìm được ikigai trong công việc", Mitsuhashi cho hay.
3. Nhìn ra tác động
Đặc điểm thứ 3 trong cách tìm ikigai trong công việc của người Nhật, đó là tìm động lực từ sức ảnh hưởng của họ.
Trong một khảo sát tại Đại học Michigan, các chuyên viên vận động gây quỹ học bổng cho thấy họ có thể thu được thêm 171% số tiền nếu từng gặp các sinh viên được nhận học bổng do chính họ kêu gọi.
Hay trong một ví dụ khác, người lao công hiểu được những điều đơn giản như cách lau vòi nước cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân. Nếu họ nhìn thấy tác động của công việc họ làm và đối tượng hưởng lợi, họ tìm được ikigai ngay cả trog những nhiệm vụ đơn giản nhất.
4. Tự đặt câu hỏi cho chính mình
Mitsuhashi cũng từng phỏng vấn bà Dutton - giáo sư ngành Quản trị kinh doanh và Tâm lý học tại Đại học Michigan của Mỹ. Theo bà, bước đầu tiên để có một công việc có ý nghĩa hơn là nhận thức rõ tình trạng làm việc hiện tại. Bạn có thể ghi chép để nghiên cứu thói quen làm việc và tự đặt những câu hỏi cho bạn thân: Tôi đang làm việc gì? Tôi cảm thấy như thế nào về những công việc này? Tôi sử dụng thời gian như thế nào? Tôi đang trò chuyện hoặc kết nối với ai trên mạng hoặc ngoài đời? Mục đích của việc đặt những câu hỏi này là giúp mỗi người nhận thức rõ hơn về công việc đang làm cũng như cảm nhận của mỗi cá nhân về công việc đó.
"Sau khi đã phân tích rõ công việc, hãy suy nghĩ về một hành động nhỏ bạn có thể thực hiện để tạo ra sự hứng thú, niềm vui hay động lực lớn hơn trong từng nhiệm vụ. Bước tiếp theo là thể nghiệm bằng cách thực hiện hành động đó. Nó có hiệu quả không? Nó có dẫn bạn đến con đường mà bạn muốn đi không? Nếu sự điều chỉnh hiệu quả, hãy đưa nó vào công việc", Mitsuhashi đề nghị.
5. Phát huy sự sáng tạo
Mitsuhashi cơ hội để phát huy sự sáng tạo và thử nghiệm liên tục. "Những thay đổi có thể không quá lớn, nhưng một chú thay đổi ở đây, một chút điều chỉnh chỗ kia sẽ giúp công việc trở thành ikigai", tác giả nói trong cuốn sách.
Điều cuối cùng, tác giả cho rằng, "ngay cả khi ikigai của bạn không nằm trong công việc thì những bước hành động này vẫn giúp bạn thoả mãn hơn với công việc mình đang làm". Ikigai chính là lý do bạn thức dậy mỗi sáng. Dù bạn làm việc chỉ để có lương, nhưng vì số thời gian bạn bỏ ra cho nó, hoàn toàn có lý do để đi tìm ikigi trong công việc của mình.
"Nếu xét đến tổng sống thời gian bạn dành cho công việc mỗi tuần, thì việc tìm kiếm ikigai trong côgn việc để duy trì động lực làm việc dài hạn là điều đáng làm", cô kết luận.
(Bài viết sử dụng thông tin từ cuốn sách “Ikigai – Chất Nhật trong từng khoảnh khắc”)
Ikigai - Chất Nhật trong từng khoảnh khắc là cuốn sách nhỏ gọn bàn về Ikigai trong quan điểm của người Nhật. Cuốn sách bàn về Ikigai không chỉ trong công việc, mà còn trong sở thích và các khía cạnh khác của cuộc sống, kèm theo những nguồn cảm hứng ikigai của những người đã chọn lối sống theo đuổi ikgai. Suy cho cùng, Ikigai... là hành động theo đuổi hạnh phúc. Đây là cuốn sách giúp bạn tìm được niềm vui chân thật trong công việc và cuộc sống của bản thân bạn.
Đặt mua sách tại đây.
Theo CafeF