Khoán ngoài phần mềm bắt đầu như một chiến lược giảm chi phí lao động thuần. Các công ti thuê người hải ngoại để sản xuất phần mềm với chi phí thấp làm nảy sinh ưu thế tài chính điều cho công ti ưu thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Thị trường khoán ngoài được tăng tốc trong mười năm qua do thiếu hụt gay gắt người phần mềm trong hầu hết các nước đã phát triển và tạo ra đẩy mạnh kinh tế có ý nghĩa cho các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines v.v.

Với khoán ngoài, người quản lí tài chính rất hài lòng vì chi phí cho một kĩ sư ở nước đang phát triển chỉ bằng một phần tư tới một nửa chi phí cho kĩ sư ở Mĩ hay châu Âu. Lỗ hổng chi phí giữa thế giới đã phát triển và các nước đang phát triển là đáng kể. Khi lương ở Ấn Độ, Trung Quốc đang tăng lên nhanh thì có các nước khác sẽ nhanh chóng lấp vào trong những vị trí này với chi phí lao động của họ thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong năm 2000, đã có quãng 20 nước hội tụ vào khoán ngoài phần mềm nhưng trong năm 2010, danh sách này tăng lên tới 125 nước và phần lớn đều có nhiều khuyến khích cho đầu tư nước ngoài bằng phần mềm đã phát triển tốt và các khu công viên công nghệ. Tất nhiên, mọi chính phủ đều nhìn vào 100 tỉ đô la xuất khẩu từ ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ và có kế hoạch để làm điều gì đó tương tự. Mô hình khoán ngoài của Ấn Độ có lẽ là “mô hình phổ biến” nhất trong các nước đang phát triển ngày nay. Bạn có thể đi từ châu Á sang châu Phi, từ Đông Âu sang Nam Mĩ và thấy những kế hoạch tương tự cho các khu công viên công nghệ với khuyến khích khoán ngoài phần mềm.

Tuy nhiên, thị trường toàn cầu đã thay đổi. Thay vì hội tụ chỉ riêng vào chi phí, nhiều công ti ở các nước đã phát triển đang nhìn vào “nhân tố hiệu quả” như biện pháp của thành công. Tính hiệu quả tổ hợp các các yếu tố về thời gian, chi phí, năng suất và hiệu lực. Về căn bản đó là về tri thức và kĩ năng. Ngày càng nhiều công ti đang thay đổi chiến lược của họ để tổ hợp tính hiệu quả cho nên vấn đề KHÔNG là về nước nào có chi phí thấp nhất mà là về có được việc truy nhập vào tri thức chuyên gia mà họ cần để đưa công ti của họ tiến lên đạt tới chi phối toàn cầu. Thay đổi này sẽ có tác động lớn tới nhiều nước đang phát triển trong vài năm tới, không ai sẽ dùng thuật ngữ “khoán ngoài” hay “làm ngoài” thêm nữa mà mọi người sẽ nói về chiến lược toàn cầu hoá của họ với các trung tâm chuyển giao phần mềm phân bố.

Với toàn cầu hoá, nhiều công ti sẽ trải qua “quá trình phi tập trung hoá” bằng việc chuyển công việc của họ tới thị trường tiêu thụ. Thay vì xây dựng mọi thứ ở một chỗ và bán chúng một cách quốc tế, xu hướng là phát triển và xây dựng bất kì cái gì thị trường cần mua và ở gần với người tiêu thụ địa phương. Thay vì khoán ngoài công việc cho một nước và đem chúng về sau, họ tích hợp chúng vào trong sản phẩm rồi mới bán chúng cho người tiêu thụ dù họ là bất kì ai. Xu hướng mới là mở tiện nghi trên khắp thế giới và xây dựng sản phẩm ở nơi có người tiêu thụ địa phương. Bên trong xu hướng “tính hiệu quả” này, tri thức và kĩ năng là yếu tố then chốt để xác định thành công. Để làm điều đó, nhiều công ti phần mềm sẽ KHÔNG còn coi lập trình hay kiểm thử là công việc chính để được khoán ngoài mà coi toàn bộ qui trình phát triển phần mềm mới là chính khi họ xây dựng các trung tâm chuyển giao phần mềm ở các nước bản địa để tạo ra sản phẩm và dịch vụ riêng cho thị trường bản địa.

Dẫn lái tới toàn cầu hoá chủ yếu là về việc thu lấy truy nhập vào tài năng mà công ti cần để hỗ trợ cho sản phẩm của họ và chiến lược kinh doanh. Lần đầu tiên, hơn một nửa GDP của thế giới tới từ các nước đang phát triển và đó là chỗ người tiêu thụ đang hiện hữu. Nếu bạn nhìn vào 10 thành phố hàng đầu trên thế giới dựa theo dân số, KHÔNG thành phố nào ở các nước đã phát triển. Ngày nay Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Nga là các điểm đến. Đây là những yếu tố mà hầu hết các công ti toàn cầu đang nghiêm chỉnh chú ý tới và nhanh chóng cập nhật chiến lược của họ để hài hoà với thay đổi thị trường. Gần như tất cả các công ti toàn cầu đều có kế hoạch đầu tư và mở tiện nghi ở các nước này bởi vì họ là kinh doanh tương lai.
Khi các nước đang phát triển tiếp tục tăng trưởng, khả năng của họ về giáo dục sẽ tiếp tục làm tăng việc sản xuất ra nhiều thêm những kĩ sư phần mềm chất lượng cao. Mọi công ti sẽ cần năng lực cạnh tranh để với tới tài năng giỏi nhất và sáng giá nhất để đẩy mạnh nỗ lực kĩ nghệ sản phẩm toàn cầu và đảm bảo ưu đãi thị trường được tổ hợp vào trong sản phẩm và dịch vụ của họ. Thường xuyên biết tới thị trường tài năng toàn cầu sẽ cho các công ti đi lên trước trong việc nắm tắt nguồn tài nguyên giầu có của lợi nhuận mới từ những thị trường phát triển lớn nhất trên thế giới. Họ càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của các thị trường mới đang tăng trưởng nhanh này, họ càng có thể tạo ra nhiều khách hàng mới hơn.

Để lấy ưu thế của xu hướng “tính hiệu quả” mới này, mọi nước đang phát triển phải hội tụ vào cải tiến hệ thống giáo dục của họ. Không còn là chuyện nhanh chóng tạo ra người lập trình hya người kiểm thử qua việc đào tạo kĩ năng hướng nghề mà là đầu tư vào giáo dục đại học chất lượng cao và tiên tiến để phát triển các nhà khoa học máy tính, các kĩ sư phần mềm và người quản lí hệ thông tin có kĩ năng và tài năng cao.

—-English version—-

Global trends

Software outsourcing began as a pure labor cost reduction strategy. Companies hired people oversea to produce software at a lower cost resulting in a financial advantage which give companies competitive advantages in a global market. The outsourcing market was accelerated in the past ten years due to the critical shortage of software people in most developed countries and gave significant economic boost to countries like India, China, and the Philippines etc.

With outsourcing, financial managers are very happy because the cost of an engineer in a developing economy is about a quarter to half the cost of an engineer in the U.S. or Europe. The cost gap between the developed world and developing countries is significant. As the salaries in India, China are rising fast there are other countries would quickly fill in the positions with their labor costs are much lower than India and China. In 2000, there were about 20 countries that focused on software outsourcing but in 2010, the list increases to 125 countries and most have several incentives for foreign investments with well developed software and technology parks. Of course, every government would look at the 100 billion dollars export a year from India software industry and have plans to do something similar. The Indian outsourcing model is probably the most “popular model” in the developing countries today. You can travel from Asia to Africa, from Eastern Europe to South America and found similar plans for technology parks with software outsourcing incentives.

However, the global market has changed. Rather than focusing exclusively on cost, many companies in developed countries are looking at the “Effectiveness factor” as a measure of  success. Effectiveness incorporates the elements of timeliness, cost, productivity and efficiency. Basically it is about knowledge and skills. More and more companies are changing their strategies to incorporate effectiveness so it is NOT about what country has the lowest cost but getting access to the expertise that they need to take their company forward to achieve global dominance. This change will has significant impact to many developing countries because in next few years, no one will be using the term “outsourcing” or “offshore” anymore but people will talk about their globalization strategies with distributed software delivery centers.

With globalization, many companies will undergoes a “Decentralization process” by moving their works toward the consumer markets. Instead of building things in one place and sell them internationally, the trends is to develop and build whatever the market wants to buy and stay close to the local consumers. Instead of outsource works to a country and bring them back, integrate them into products then sell them to consumers whoever they are. The new trend is to open facilities all over the world and build products where there are local consumers. Within this “Effectiveness” trend, knowledge and skills are the key factors to determine success. To do that, many software companies will NO LONGER consider programming or testing as the main works to be outsourced but the entire software development process as they build software delivery centers in local countries to create specific products and services to the local market.

The drive towards globalization is primarily about getting access to the talent the company needs to support their product and business strategies. For the first time, more than half the world’s GDP comes from developing countries and that is where consumers are. If you look at the top 10 cities in the world based on population, NONE are in the developed world. Today India, China, Brazil and Russia are the destinations. These are facts that most global companies are paying serious attention and quickly update their strategies to accommodate the market changes. Almost all global companies have plans to invest and open facilities in these countries because they are their future business.

As these developing economies continue to grow, their ability to educate will continue to increase producing more highly qualified software engineers. Every company will need the competitive capability to tap into the best and brightest talent to boost global product engineering efforts and ensure local market preferences are incorporated into their products and services. Learning to harness the global talent market will give companies a head start in capturing rich sources of new revenue from the largest developing markets in the world. The better they can meet the needs of these rapidly growing new markets and the businesses and middle classes they are generating, the more new customers they can create.

To take advantage in this new “Effectiveness” trend, every developing countries must focus on improve their education systems. It is no longer just quickly produce programmer or testers via vocational skill training but invest in high quality and advanced college education to develop highly skilled and talented Computer scientist, Software engineers and Information System Managers.