12 Jan, 2021
Xu hướng thị trường
Năm nay, khi tôi đi tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu, tôi có thể thấy bằng chứng về cuộc khủng hoảng tài chính ở hầu khắc mọi nước với công nhân bị sa thải và các công ti phần mềm hết khả năng kinh doanh. Tuy nhiên, dường như là công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ và Trung quốc vẫn phát đạt, có thể chậm hơn chút ít so với năm trước.
Đây là một số sự kiện đáng quan tâm:
Cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động tới lương của người làm phần mềm ở Trung Quốc và Ấn Độ nơi việc tăng lương trung bình cho năm 2009 chỉ là quãng 3.5% tới 4.0% khi so sánh với 8% tới 10% trong vài năm trước. Lương trung bình hàng tháng của người lập trình mới tốt nghiệp ở Ấn Độ là quãng $1200 tới $1500 và Trung Quốc là quãng $700 tới $900. Sinh viên tốt nghiệp với bằng về kĩ nghệ phần mềm được lương cao hơn sinh viên về khoa học máy tính, nhiều hơn quãng $80 tới $120. Lương của người có kinh nghiệm thay đổi nhiều và khó thu thập bởi vì nhiều người không muốn tiết lộ họ làm được bao nhiêu khi họ giữ chuyện chuyển việc để được lương cao hơn. Người làm phần mềm trung bình ở Ấn Độ thay đổi việc cứ mỗi mười sáu tháng nhưng ở Trung Quốc thì ít hơn, về căn bản cứ mỗi hai mươi tới ba mươi tháng. Trung bình, công nhân phần mềm nhận thưởng hàng năm quãng 3-5% lương năm của họ, tiền thưởng của kĩ thuật viên cao cấp và người quản lí có thể ở giữa 5% -15%, và người quản lí cấp cao (Giám đốc và phó chủ tịch) có thể lên cao hơn 15%.
Ngay cả với suy sụp kinh tế, nhiều công ti phần mềm vẫn báo cáo mất công nhân cho đối thủ cạnh tranh khi mọi người cứ chuyển việc để được tăng lương. Tuy nhiên số người đổi việc ít hơn vài năm trước. Ở Ấn Độ việc đổi người là quãng 23% khi so với 35% vài năm trước và Trung Quốc vào quãng 10% khi so với 22%. Có những trường hợp được báo cáo về người làm phần mềm có kinh nghiệm kiếm được nhiều đề nghị làm việc một lúc hơn khi cạnh tranh vẫn tăng nhiệt với các công ti lớn thuê người từ các công ti nhỏ hơn. Bởi vì khủng hoảng tài chính, nhiều công ti nhỏ hơn đang có khó khăn trong việc duy trì doanh nghiệp khi khách hàng giảm việc và giới hạn chi tiêu. Kết quả là các công ti nhỏ hơn trở thành mục tiêu mua của công ti lớn hơn. Về mặt tài chính các công ti mạnh ở cả Ấn Độ và Trung Quốc đang mua các công ti nhỏ hơn với tỉ lệ năm công ti một tháng khi các công ti lớn hơn đang tăng số cán bộ của mình lên hàng trăm hay hàng nghìn người trong sáu tháng qua. Mặc cho khủng hoảng, điều tôi thấy là cạnh tranh tốt về những tài năng hàng đầu, điều thực sự là kinh doanh như thông thường — và kinh doanh như nó phải vậy.
Nhân tố đáng quan tâm khác là hầu hết các công ti khoán ngoài không quảng cáo về tỉ lệ lao động thấp hơn nữa khi thị trường đã hoàn toàn thay đổi sang tri thức và kĩ năng. Phần lớn mọi người sẽ tiên đoán trong cuộc khủng hoảng tài chính này, các công ti sẽ giản giá để cạnh tranh lẫn nhau nhưng tôi không thấy điều đó xảy ra. Phần lớn các công ti đều quảng cáo nhiều về tri thức và kĩ năng họ có. Chẳng hạn, Wipro quảng cáo rằng công ti này có hàng nghìn người có năng lực về “Công nghệ kinh doanh Oracle” hơn bất kì ai ở Ấn Độ. Infosys quảng cáo về số phần trăm lực lượng lao động của họ có bằng cấp tiên tiến và có chuyên môn lĩnh vực.
Khi tôi gặp các quan chức đại học, họ bảo tôi rằng “Sinh viên tốt nghiệp loại tốt nhất vẫn có thể kiếm được lương hàng đầu. Sinh viên giỏi có thể tìm được việc nhưng có lẽ sẽ không được nhiều đề nghị việc. Sinh viên trung bình sẽ phải vật lộn chút ít để tìm việc nhưng cuối cùng họ tất cả sẽ có việc làm bởi vì nhiều công ti đang chậm thuê người khi họ vẫn quan sát thị trường. Năm nay, nhiều sinh viên hàng đầu vẫn được các công ti nước ngoài tuyển lựa và trên 200,000 người làm phần mềm đang nộp đơn theo chương trình visa H1B để làm việc ở Mĩ, cho dù phân bổ chỉ tiêu vẫn bị giới hạn vào quãng 80,000 người. Các công ti phần mềm Mĩ hàng đầu vẫn thuê các kĩ sư phần mềm Ấn Độ nhưng việc thuê người chậm hơn so với năm trước.
Bạn tôi, Prasad Agarwal, người quản lí cấp cao tại Wipro bảo tôi rằng các công ti Ấn Độ bây giờ đang nhìn tới việc tăng kinh doanh ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á để bù lại việc giảm tốc trong chi tiêu kinh doanh ở Mĩ và châu Âu. Ông ấy nói: “Trong nhiều năm, chúng tôi tập trung vào thị trường Mĩ và châu Âu và bỏ qua châu Phi và Đông Nam Á vì họ là thị trường nhỏ nhưng ngày nay mọi đồng đô la đều cần được tính tới. Chúng tôi biết rằng khó cạnh tranh với Trung Quốc ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng các nước khác vẫn mở ra các cơ hội. Ông sẽ thấy rằng bắt đầu từ năm nay, các công ti như Satyam, Tata Consultancy Services, Infosys và Wipro sẽ có ở mọi nước châu Phi và Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng và có nhu cầu lớn về công nghệ thông tin. Chúng tôi đã quan sát các nước này và trong vài năm qua, kinh doanh ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á vẫn đang lên cho nên chúng tôi phải mở rộng kinh doanh của mình và nắm bắt các thị trường trước khi người khác tới.”
Theo thông tin của ông ấy, Satyam đã kiếm được một phần sáu tổng thu nhập của mình từ các khu vực này khi họ nhanh chóng đi mua các công ti địa phương hay chào lương cao hơn cho những người hàng đầu từ các công ti địa phương, và cuối cùng thâu tóm thị trường. Prasad nói: “Ông có thể thấy rằng trước khi chúng tôi tới, một nước có thể có hàng trăm công ti phần mềm nhỏ cung cấp dịch vụ cho thị trường địa phương nhưng họ không sánh được với chúng tôi, chúng tôi lớn hơn, mạnh hơn về tài chính và chúng tôi biết cách làm kinh doanh toàn cầu. Trong nhiều năm, chúng tôi đã bỏ ngỏ các nước nhỏ này nhưng với toàn cầu hoá, mọi thứ thay đổi vì chúng tôi phải mở rộng kinh doanh của mình. Chẳng hạn, Australia là thị trường tăng trưởng cho Satyam nơi thu nhập của chúng tôi tăng 80% trong vài tháng qua. Mấy năm trước, Australia có trên 300 công ti phần mềm nhưng ngày nay nó có xấp xỉ 65, vì phần lớn những người hàng đầu của họ bây giờ làm việc cho chúng tôi. Thuê người địa phương đã giúp chúng tôi thắng nhiều hợp đồng với chính phủ và đó là chiến lược thắng. Khi nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng tôi chờ đợi thới tốt hơn cho tới khi kinh tế cải thiện, chúng tôi không chờ đợi mà bành trướng thị trường của chúng tôi một cách năng nổ. Thế giới này là miền của chúng tôi, thế giới này là thị trường của chúng ôi và đó là toàn cầu hoá.”
—-English version—-
Market trends
This year, as I travel to conduct research on global software trends, I can see the evident of the financial crisis in almost every country with laid-off workers and software companies go out of business. However, it seems that software industries in India and China are still thriving, maybe a little slower than previous years. Here are some interesting facts:
The financial crisis has impacted the salary of software people in China and India where the average raise for 2009 is only about 3.5% to 4.0% as compared to 8% to 10% in the last few years. The average monthly salary for newly graduated programmer in India is about $ 1200 to $ 1500 and China is about $ 700 to $ 900. Students graduated with a degree in software engineering made more than computer science, about $80 to $ 120 more. The salary of experienced people varies a lot and difficult to collect because many do not want to disclose how much they made as they keep switching jobs to get better raises. The average software people in India change jobs every sixteen months but China is little less, typically every twenty to thirty months. On the average, software workers receive annual bonuses of 3-5% of their annual salaries, senior technical and manager bonuses can go between 5% -15%, and for senior manager (Director and VP) could go higher than 15%.
Even with the economy downturn, many software companies are still reporting losing workers to competitors as people keep switching jobs to get increase in salaries. However number of people changing job is less than the last few years. In India the turnover is about 23% as compared to 35% few years ago and China is about 10% as compared to 22%. There are reported cases of experienced software people getting more than one job offer at a time as the competition still heat up with larger companies hiring people from smaller ones. Because of the financial crisis, many smaller companies are having difficult in maintaining the business as customers reduce works and limit spending. As a result, smaller companies became targets for acquisition by larger companies. Financially strong companies in both India and China are acquiring smaller companies at the rate of five companies per month as larger companies are increasing their staffs to hundreds or thousands in the past six months. Despite the crisis, what I am seeing is good competition for top talents, which is really a business as usual — and business as it should be.
Another interesting factor is most outsourcing companies do not advertise about lower labor rate anymore as the market has completely changed to knowledge and skills. Most people would predict in the financial crisis, companies would reduce price to compete with each other but I did not see that happen. Most companies are advertising more on the knowledge and skills that they have. For example, Wipro advertised that the company has thousand of people competent in “Oracle business technology” more than anyone in India. Infosys advertises on the percentage of their workforce have advanced degreed and domain specialties.
As I met with university officials, they told me that “The best graduated students can still get top salary. Good students can find jobs but probably aren’t going to get multiple offers. The average students are going to struggle a little bit to find jobs but eventually they will all get jobs because many companies are slow to hire as they are still watching the market. This year, many top students are still being recruited by foreign companies and over 200,000 software people are applying for the H1B visa program to work in the U.S, even the allocation is still limited to about 80,000. Top U.S software companies are still hiring Indian software engineers but the hiring is slower then previous years.
My friend, Prasad Agarwal, a senior manager at Wipro told me that Indian companies are now looking to increase business in Africa and the Asia-Pacific region to offset the slowdown in business spending in the US and Europe. He said: “For so many years, we are focusing on the U.S and European market and ignored Africa and South East Asia since they are small markets but today every dollar count. We know that it is difficult to compete with China in Japan and S. Korea markets but other countries are still open opportunities. You will see that beginning this year, companies like Satyam, Tata Consultancy Services, Infosys and Wipro will be in every country in Africa and S. East Asia, especially country where economies are still growing and have strong needs for information technology. We have been watching these countries and in the past few years, businesses in Africa and South East Asia region are still on the rise so we must expand our business and capture the markets before others come in”.
According to his information, Satyam already earned one sixth of its total revenue from these regions as they are moving quickly to acquire local companies or offering higher salaries to top people from local companies, and eventually capture the market. Prasad said: “You can see that before we came, the country may have hundred of small software companies provide services to the local market but they are no match for us, we are bigger, financially stronger and we know how to do business globally. For many years, we ignored these small countries but with globalization, everything changes as we must expand our business. For example, Australia is a growth market for Satyam where our revenues increase 80% in the past few months. Few years ago, Australia had over 300 software companies but today it has about approximately 65, as most of their top people are now working for us. Hiring local people has helped us to win more government contracts and that is a winning strategy. As many of ours competitors wait for better time until the economy improves, we do not wait but expanding our market aggressively. The world is our domain, the world is our market and that is globalization”